Đỗ Nhật Nam: “Nên khuyến khích khả năng tự học của học sinh"

2015-12-13 21:35:09 0 Bình luận
"Cần định hướng nghề nghiệp nên thực hiện sớm và chuyên nghiệp hơn trong chương trình sách giáo khoa. Ở Mỹ, luôn có người định hướng nghề nghiệp trong trường, giúp học sinh hiểu biết và tránh lãng phí thời gian ...", em Đỗ Nhật Nam tâm sự.

Bộ sách giáo khoa còn những khiếm khuyết

Tọa đàm Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt chung tay xây dựng đất nước được tổ chức ở Bộ GD&ĐT vào chiều 12/12. Buổi tọa đàm có hơn 300 đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ năm 2015, trong đó có 50 người là học sinh, sinh viên tham dự. Tại tọa đàm này, nhiều học sinh, sinh viên thể hiện quan điểm, đề xuất cá nhân của mình về các vấn đề liên quan đến giáo dục.

Em Đỗ Nhật Nam (14 tuổi, du học sinh tại Mỹ) nêu ý kiến: “Nên khuyến khích khả năng tự học của học sinh như bài tập tự chọn và bắt buộc. Khi lên lớp thầy luôn đưa danh sách câu hỏi ở bậc cao, học sinh vừa có thể mày mò, tìm tòi và kiểm tra luôn. Từ đó, giúp cho học sinh sáng tạo khoa học và hứng thú với việc học”.

Em Đỗ Nhật Nam bày tỏ quan điểm của mình tại buổi tọa đàm.

Tuy nhiên, em Đỗ Nhật Nam cũng thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình: “Bộ sách giáo khoa hiện nay còn những khiếm khuyết. Sách giáo khoa của Mỹ không hoàn hảo, nhưng có nhiều điều đáng ghi nhận, để học hỏi. Bộ sách giáo khoa phải có ngữ liệu thân thiện và cập nhật".

Lý giải cho vấn đề này, Nhật Nam phân tích: "Bài đọc nên đưa về chính đối tượng được học sinh yêu thích. Sách giáo khoa nên chú trọng tính thực hành. Ở Mỹ, em thấy học sinh học môn Sinh học, họ được tự tay làm thí nghiệm và viết báo cáo riêng.

Nên ở mình cần khuyến khích khả năng tự học của học sinh. Thầy cô có thể đưa ra danh sách câu hỏi nâng cao, được tính theo số điểm cao hơn. Dưới mỗi bài đọc nên có phần gợi mở về những cuốn sách cần đọc. Ngoài ra, các trường nên tăng cường hệ thống thư viện, dù có thể phải đầu tư tốn kém.

Thầy cô nên hạn chế bài tập chỉ yêu cầu phần học thuộc lòng, thay vào đó là các mô hình dự án để học sinh làm việc theo nhóm. Ở Mỹ, điểm dự án quan trọng nhất, thậm chí hơn cả điểm thi. Việc học kết hợp với thực hành đã được áp dụng ở nhiều nước phương Tây. Trong khi đó, môn ngoại ngữ cần chú trọng nhiều hơn và phải có sự thay đổi mạnh mẽ về nội dung  phương pháp. Sách giáo khoa ngoại ngữ hiện nay quá chú trọng quá nhiều đến ngữ pháp nên học sinh kém kỹ năng nghe nói".

"Bên cạnh đó, cần định hướng nghề nghiệp nên thực hiện sớm và chuyên nghiệp hơn trong chương trình sách giáo khoa. Ở Mỹ, luôn có người định hướng nghề nghiệp trong trường, giúp học sinh hiểu biết và tránh lãng phí thời gian vì không xác định được mình nên theo học ngành nào”, Nhật Nam tâm sự.

Còn nói về việc đánh giá học sinh bằng điểm số, Nhật Nam cho rằng: "Bảng điểm không nên dán trước cổng trường. Ở Mỹ, học sinh phải có đăng nhập tài khoản mới có thể xem được điểm và lời phê của giáo viên. Điều này giúp học sinh biết được điểm mạnh, yếu, người đạt điểm cao không kiêu căng và học sinh kém không tự ti".

Trăn trở của học sinh đi du học 

Sinh viên Đào Thị Trúc Ngân – Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM kể lại câu chuyện về TS Nguyễn Cúc - giảng viên tại Đại học Melbourne, Australia: “TS Cúc từng nỗ lực quay trở về quê hương. Nhưng ngay cả khi đó, bà cũng nhận ra những người con của mình không thể thích nghi với môi trường học tập tại quê nhà. Điều này khiến bà quyết định định cư lâu dài tại Úc".

Sinh viên Đào Thị Trúc Ngân – Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP HCM kể lại câu chuyện về TS Nguyễn Cúc - giảng viên tại Đại học Melbourne, Australia.

"Những trường hợp như TS Cúc đã không còn là câu chuyện hiếm ở Việt Nam, khi các số liệu gần đây cho thấy, đến 70% du học sinh đã lựa chọn ở lại nơi mình đang học tập, thay vì quay về nước phục vụ. Mới đây, con số 12/13 quán quân của Đường lên đỉnh Olympia đang ở nước ngoài làm nóng dư luận", Trúc Ngân cho biết.

Nữ sinh viên cho rằng, thực tế, người Việt luôn có khát vọng cống hiến và đóng góp. Để giữ được nguồn nhân lực đầy tiềm năng này, vấn đề đặt ra là “đặt đúng người vào đúng chỗ và trăn trở chuyện du học sinh đi hay ở? Vì môi trường công tác tại Australia tuyệt vời cho học sinh mới tốt nghiệp khi áp dụng được những gì học vào công việc. Nhiều người khi về nước, họ thấy chán nản bởi không thể áp dụng được những gì đã học. Nguyên nhân là những kiến thức đó quá mới mẻ tại Việt Nam.

Trong khi đó, cực sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội -  Bùi Thu Trang nói: “Sinh viên thường thường truyền tai nhau câu: “Cổng trường ĐH Cao vời vợi/ Đồng ruộng mênh mông đón em về”. Phía sau câu thơ tưởng như vui đùa ấy có rất nhiều nỗi đau xót.

Để tránh được điều nêu trên, Bùi Thu Trang phân tích: “Chất lượng giáo dục phải cân bằng ba yếu tố: Đảm bảo quyền học tập cho nhân dân, đảm bảo mức sống và chất lượng việc làm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên: Tưng bừng không khí khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Hòa chung không khí chào mừng năm học mới 2024 - 2025 và ngày "Toàn dân đưa trẻ đến trường” trong cả nước, sáng 5/9, trường Tiểu học số 1 thị trấn Tân Uyên (Lai Châu) tưng bừng tổ chức lễ khai giảng, đón các em học sinh vào lớp 1.
2024-09-07 20:37:29

Cấp căn cước cho người khuyết tật, cơ nhỡ ở TP.HCM

Công an TP.HCM phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an tổ chức Chương trình cấp thẻ Căn cước cho nhân khẩu đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Cơ sở bảo trợ xã hội người tàn tật Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP. HCM.
2024-09-07 15:22:12

Bão số 3 giật cấp 16, áp sát vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng

CẬP NHẬT TIN BÃO KHẨN CẤP (bão số 3 - YAGI) và các chỉ đạo ứng phó bão, thời tiết nguy hiểm trước bão và mưa lũ sau bão. Hồi 09 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão bão số 3 ở vào khoảng 20.5 độ Vĩ Bắc; 107.8 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng.
2024-09-07 10:25:00

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do bão số 3

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
2024-09-06 19:30:00

Bão Yagi mạnh nhất 30 năm qua trên Biển Đông

Với cường độ cực mạnh, đạt cấp 16 và giật trên cấp 17, siêu bão Yagi (bão số 3) đã trở thành cơn bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương
2024-09-06 16:51:33

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó khẩn cấp siêu bão số 3

Lúc 12h ngày 6/9, siêu bão Yagi mạnh cấp 16, cách Quảng Ninh khoảng 510km, dự báo trong 12 giờ tới, bão giảm xuống cấp 15.
2024-09-06 14:30:00
Đang tải...