Độc đáo chợ phiên của người H'Mông đất Tây Nguyên Đắk Nông
2016-02-07 21:18:46
0 Bình luận
Làng của đồng bào H'Mông ở xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông nằm cách trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 40km, nhiều năm nay, đây là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch với hình ảnh những rẫy càphê bạt ngàn nở hoa trắng như tuyết vào những ngày giáp Tết.
Ném pao là trò chơi dân gian không thể thiếu của đồng bào H'Mông trong dịp Tết. (Ảnh: Nguyễn Hữu Quyết/TTXVN)
Từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào miền đất Tây Nguyên Đắk Nông từ năm 2000, đến nay hầu hết các gia đình đồng bào H'Mông ở Đắk Som đều đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Việc gìn giữ các nét đẹp, đặc trưng của văn hóa truyền thống góp phần giúp làng H'Mông ở Đắk Som tạo nên điểm nhấn độc đáo trong nền văn hóa đa dạng của hơn 40 dân tộc anh em tỉnh Đắk Nông.
Hàng tuần, người H'Mông ở Đắk Som đều tổ chức chợ phiên vào Chủ nhật. Giáp Tết, chợ của đồng bào H'Mông lại càng nhộn nhịp, sôi động.
Bên cạnh việc mua bán các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, các công cụ để làm nương rẫy, những người đàn ông dân tộc H'Mông đến chợ còn để thưởng thức món thắng cố, nhâm nhi vài ly rượu trong tiết trời se lạnh của Tây Nguyên những ngày giáp Tết.
Hình ảnh ấn tượng nhất tại phiên chợ chính là các cô gái H'Mông trong bộ trang phục truyền thống sặc sỡ được thêu, may với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, bắt mắt.
Chị Nhung, một phụ nữ H'Mông ngụ tại thôn 1, xã Đắk Som cho biết, gia đình chị vào Đắk Nông từ năm 2000. Quê chị ở Cao Bằng, sau nhiều năm gắn bó với miền đất mới và được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định với hơn 1ha càphê.
Chị Nhung cho biết hầu như tuần nào chị cũng ra tham dự chợ phiên. Một phần vì chị muốn mua bán, trao đổi các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, phần vì chị thích không khí ở chợ, nhất là những ngày giáp Tết, đi chợ phiên chị Nhung mua được váy áo đẹp, lại được gặp gỡ bạn bè thân quen.
Phụ nữ người H'Mông thường tự dệt vải, may, thêu trang phục mặc hàng ngày lẫn trang phục cho các lễ hội truyền thống, từ váy, áo, yếm lưng, thắt lưng, khăn quấn, mũ đội đầu, xà cạp quấn chân...
Người H'Mông quan niệm trang phục và nghề dệt, may, thêu trang phục đều là của cải cần được bảo tồn và gìn giữ. Khi đến vùng đất mới giữa đại ngàn Tây Nguyên, nhiều phụ nữ H'Mông tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.
Gần đây, nhiều hộ đã phát triển nghề truyền thống và đã "ăn nên làm ra" từ nghề. Hiện, làng người H'Mông ở Đắk Som có khoảng 10 hộ đang làm nghề may thêu trang phục.
Gia đình chị Vàng Thị Dính (48 tuổi) là một hộ chuyên dệt, may, thêu các trang phục truyền thống của đồng bào H'Mông. Chị cho biết, gia đình chị vừa bán ra thị trường các sản phẩm để sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày và cả các trang phục lễ hội.
Trang phục sinh hoạt hàng ngày chủ yếu được may bằng vải công nghiệp, bán với giá khoảng 300.000 - 400.000 đồng/sản phẩm; còn trang phục lễ hội được làm hoàn toàn thủ công, từ khâu dệt, may, thêu… nên giá thành cao gấp từ 7-8 lần trang phục sinh hoạt hàng ngày.
Chị Dính cho biết, dịp Noel và cận Tết Nguyên đán chị bán được nhiều hàng nhất. Trang phục truyền thống dù đắt tiền nhưng vẫn có nhiều người mua.
Xã Đắk Som hiện có gần 1.500 hộ dân; trong đó, có khoảng 500 hộ dân tộc H'Mông. Từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, từ việc cấp đất ở, đất sản xuất, đến cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình, cuộc sống của đồng bào ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Hầu hết các gia đình người H'Mông đã mua sắm được các trang thiết bị thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày như xe máy, tivi, máy cày, máy xới… Đồng bào cũng tích cực bảo tồn những phong tục, tập quán đẹp của dân tộc mình và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vietnamplus
Quảng Ninh: Ưu tiên cao nhất cho công tác cứu hộ tàu bị đắm trên vịnh Hạ Long
Chiều 20/7, tại TP Hạ Long, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Công đã chủ trì hội nghị thông tin báo chí về việc đắm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long vào chiều ngày 19/7/2025.
2025-07-20 18:41:41
Phường Vĩnh Phúc chủ động ứng phó với bão WIPHA
Sáng ngày 20/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hoài Nam, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường, phường Vĩnh Phúc đã tham gia hội nghị trực tuyến, ứng phó với bão số 3.
2025-07-20 14:19:25
TP.Hải Phòng chủ động phòng, chống bão số 3
Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả với các tình huống thiên tai có thể xảy ra, TP.Hải Phòng đã ban hành Văn bản 4147/SNNMT-VP đề nghị các xã, phường, thị trấn, đặc khu và các cơ quan, đơn vị tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống bão và mưa lũ
2025-07-20 09:20:31
Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng tri ân các gia đình chính sách
Nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng Lã Thanh Tân đến thăm, tặng quà thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, người có công tại một số xã, phường.
2025-07-20 08:34:19
Sun World Sam Son tung ưu đãi 30% giá vé cho du khách toàn quốc
Khám phá ưu đãi hè hấp dẫn tại công viên nước Sun World Sam Son: giá vé chỉ từ 199.000 đồng. Trải nghiệm tổ hợp giải trí hàng đầu miền Bắc với hàng loạt trò chơi nước đỉnh cao, cảnh quan xanh mát và không gian lý tưởng cho kỳ nghỉ trọn vẹn bên gia đình.
2025-07-19 18:00:00
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII
Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII.
2025-07-19 17:16:27