Đôi vợ chồng khuyết tật làm nên điều kỳ diệu

2016-03-01 10:24:58 0 Bình luận
Anh bị liệt một chân, chị phải ngồi xe lăn, nhưng anh chị vẫn mở rộng lòng nhân ái, cưu mang một đứa trẻ bị bỏ rơi. Đặc biệt, anh chị còn là vận động viên (VĐV) xuất sắc mang về hàng trăm huy chương danh giá. Đó là vợ chồng anh Mai Xuân Long và chị Hoàng Thị Hồng Châu (ở tổ dân phố Tân Tiến, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng).

Số phận bất hạnh

Ngày nhỏ, anh, chị cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng rồi những căn bệnh quác ái đã cướp đi cuộc sống tưởng như tốt đẹp của họ. Trong căn nhà khá khang trang nhưng đã nhuộm màu thời gian, vợ chồng anh Long chị Châu vui vẻ tiếp chúng tôi. Công việc đang bộn bề, nhưng khi được hỏi về cuộc sống của một người bại liệt, anh chị vẫn nén lại thời gian và thật thà cho biết. “Khi mới 13 tháng tuổi, tôi bị cơn sốt, sau khi chạy chữa thì một chân bị liệt. Còn vợ sinh ra cũng bình thường, nhưng năm lên 5 tuổi bị sốt và hai chân bị liệt hoàn toàn”, anh Long chia sẻ. 

Họ tình cờ gặp nhau trong một chuyến công tác tại huyện Đơn Dương. “Lúc đó tôi đang là nhân viên phục hồi chức năng cộng đồng cho Làng Hòa Bình Đà Lạt còn vợ mở một hiệu may nhỏ và là khách hàng của tôi. Ngay khi gặp nhau, hai người đã cảm thấy rất gần gũi”, anh Long nhớ lại. Để rồi năm 1999, một đám cưới đã diễn ra trước sự mặc cảm, định kiến của mọi người rằng, “thằng một chân lấy con bại liệt” lấy gì để sống. Sự kết tinh của tình yêu đẹp của anh chị là hai cháu Khánh Vy (SN 2000, hiện đang học lớp 11) và cô út Thoại Vy (SN 2004, học lớp 7).

Ông Bùi Xuân Tành (Tổ trưởng Tổ dân phố Tân Tiến), nơi gia đình anh Long, chị Châu sinh sống vui vẻ khi chúng tôi hỏi thăm về gia đình anh Long. “Không chỉ khu phố chúng tôi, mà cả tỉnh Lâm Đồng này đều tự hào về anh Long và chị Châu đấy. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhưng anh chị vẫn nỗ lực cố gắng vượt qua số phận tật nguyền, vươn lên trong cuộc sống”, ông Tành hồ hởi kể.

Những tấm huy chương “cuộc đời”

Hiện bộ sưu tập huy chương của hai anh chị có hàng trăm huy chương đủ các loại từ cấp huyện, thành phố, tỉnh, khu vực quốc gia đến đấu trường quốc tế.

Kể về con đường vinh quang mà thể thao mang lại, anh Long cho biết : “Năm 1993 trong một lần xuống dự lớp tập huấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại TP.Hồ Chí Minh, tôi thấy nhiều người khuyết tật chơi thể thao, mà lại chơi rất giỏi. Khi đó tôi liền gặp huấn luyện viên xin thử tập nội dung xe lăn”. Như một điều thần kỳ, chỉ tập chưa đến một năm nhưng anh Long đã giành huy chương vàng cuộc đua tại TP.Hồ Chí Minh ngay lần đầu tiên tham dự. Năm 1994, anh được vinh dự đại diện cho người khuyết tật tại Lâm Đồng tham dự giải đua xe lăn toàn quốc và giành tấm huy chương vàng cho đoàn Lâm Đồng năm đó. Cũng từ đó, tên tuổi của anh được nhiều người nhắc đến, để rồi anh gắn bó với thể thao và hầu hết năm nào cũng mang về huy chương đủ các loại.

Theo anh Long, hiện anh vẫn thi đấu, nhưng chuyển sang môn ném lao, đẩy tạ và ném đĩa để thử sức mình. Còn chị Châu, chị bước vào con đường thể thao cũng nhờ cơ duyên. Năm 2003, trong một lần cùng các con xuống TP.Hồ Chí Minh xem chồng tập luyện để dự giải quốc gia. “Đứng xem anh em trong đoàn thi đấu, tôi rất vui và rồi thích thú với môn ném lao, khi các anh chị bảo ném thử, tôi liền thử sức. Khi ném lao thì huấn lyện viên đoàn TP.Hồ Chí Minh thấy, khen ném tốt, có tiềm năng và mời tôi gia nhập đoàn”, chị Châu nhớ lại. Nhờ chăm tập luyện và có năng khiếu, chị Châu cũng thành danh ngay năm đầu tiên dự giải và từ đó đều đặn, vợ chồng đi dự hết giải này đến giải kia. Đến nay, bộ sưu tập huy chương của hai vợ chồng đã vượt qua con số 100.

“Kể về huy chương thì nhiều lắm!, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của hai vợ chồng vẫn là năm 2003, năm diễn ra Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (Para Games) tại Hà Nội. Đó là lần đầu tiên được thay mặt đất nước đi dự thi, hồi hộp lắm nhưng cũng ý thức được trách nhiệm của cả hai vợ chồng. Tôi giành được 1 vàng, 1 bạc, còn vợ giành được 2 huy chương vàng”, anh Long cho biết.

Để có được những tấm huy chương danh giá, hai anh chị đã đánh đổi công sức và thời gian. Hàng ngày, anh chị phải dày công tập luyện không mệt mỏi. Cũng nhiều lần tưởng chừng như buông xuôi tất cả. Nhưng bằng nghị lực, niềm đam mê thể thao, anh chị lại gượng dậy. Cũng nhờ thể thao, anh Long và chị Châu cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn. Anh Long chia sẻ: “Thể thao đã mang đến cho tôi thành công với chính mình, để rồi tôi được khẳng định bản thân, nó mang đến cho tôi niềm tin yêu cuộc sống, giúp tôi vượt qua mọi mặc cảm, tự ti và vươn lên... . Ngoài ra thể thao đã đem lại cho tôi lợi ích về sức khỏe,giúp tôi rèn luyện tính kiên trì, chịu khó... ”.

Giàu lòng nhân ái

Anh bị liệt một chân, chị phải ngồi xe lăn, vợ chồng phải nuôi 2 đứa con ăn học. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, miếng cơm manh áo là nổi lo thường nhật nhưng anh chị vẫn giang tay đón một sinh linh bị bỏ rơi về nuôi. Chị Châu bộc bạch: “Khi nghe người ta nhắc đến con bị bỏ rơi, tôi đã không kìm được lòng mình, thấy thương cho con lắm. Vẫn biết khi nhận nuôi con sẽ phải gặp những khó khăn trong việc nuôi con nuôi, chăm cho cháu ăn như thế nào, rồi những lúc đau ốm bệnh tật thì phải làm sao. Nhưng đã là con người thì ai cũng có quyền được sống. Nghĩ đến đó cũng đủ để tôi đứng ngồi không yên, dù nghèo khó đến đâu, vợ chồng tôi cũng phải nuôi nấng con thành người”.

Hiện trên mảnh đất 100m2 được UBND huyện Lâm Hà cấp, gia đình anh Long dùng số tiền thưởng của những tấm huy chương xây được căn nhà và 4 phòng trọ. “ Hồi trước gia đình có thêm thu nhập từ nghề may và 4 phòng trọ cho thuê, nhưng giờ phòng trọ bỏ không, chẳng ai thuê, chỉ sống dựa vào nghề may nên gia đình rất khó khăn. Tôi và anh Long đành dùng sức mình để đi thi đấu dành huy chương lấy tiền thưởng về trang trải trong cuộc sống, lo cho các con ăn học”, chị Châu tâm sự. 

Chia tay gia đình anh Long, chúng tôi vội vàng trở về Đà Lạt mà trong lòng vẫn tấm tác khen ngợi, khâm phục nghị lực và tấm lòng cao cả.


Vợ chồng anh Mai Xuân Long và chị Hoàng Thị Hồng Châu hạnh phúc bên các con cùng những tấm huy chương thể thao.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nghệ An thiệt hại nặng sau bão số 3 và mưa lũ

Mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt trên diện rộng tại Nghệ An, khiến 3 người tử vong, 1 người mất tích, gần 4.000 ngôi nhà bị ngập, thiệt hại nặng về giao thông, nông nghiệp và thủy sản.
2025-07-27 16:04:00

Thủ tướng tưởng nhớ, tri ân Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

Sáng 27/7, kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại vùng đất "Tọa độ lửa" Quảng Trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ; Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn bến phà Long Đại và Di tích lịch sử nơi hy sinh của 16 thanh niên xung phong tại bến phà này.
2025-07-27 13:14:43

Quảng Trị: Còn nghĩa trang không tên tại thành cổ, bìa rừng, dòng sông, cửa biển

Chia sẻ với báo chí, Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đau đáu nỗi niềm: Mảnh đất Quảng Trị không chỉ có 72 nghĩa trang, mà còn có nghĩa trang không tên. Đó là Thành cổ Quảng Trị, bìa rừng, trên các dòng sông và cửa biển. 
2025-07-27 11:25:00

Ngân hàng Gen liệt sĩ - Niềm hy vọng cho các gia đình liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Sau một năm triển khai, Ngân hàng Gen liệt sĩ đã mở ra hy vọng tìm lại người thân cho 300.000 gia đình người có công. Tính đến tháng 7.2025, Ngân hàng Gen đã tiếp nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân liệt sĩ tại 34 tỉnh, thành - đạt khoảng 5% mục tiêu quốc gia là 1 triệu mẫu vào năm 2030.
2025-07-27 07:47:55

Mô hình nuôi ong của người Đảng viên hưu trí: Khơi dậy phát triển kinh tế theo tinh thần nghị quyết 68

Đồng chí Lê Văn Luyến, nguyên Phó Giám đốc Xí nghiệp Than Thanh An trực thuộc Công ty Than Điện Biên – Lai Châu đã khởi nghiệp với mô hình nuôi ong tại thôn Đông Biên 3, xã Thanh An, tỉnh Điện Biên. Đây là tấm gương sáng phát triển kinh tế kinh cá thể theo đúng theo tinh thần Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
2025-07-27 07:36:51

Nhà thơ Vũ Quỳnh và những tác phẩm thơ về người lính

Nhà thơ Vũ Quỳnh có nhiều bài thơ được sáng tác và đăng tải trên các trang văn học. Một số tác phẩm nổi bật của ông có thể kể đến như "Có những nụ cười đẹp như hoa hậu hôm nay", "Chất vấn cánh đồng", "Đêm nay giông gió ngoài quê", "Tiếng thơ trên đèo Phu-đa-ních", "Qua miền ký ức", "Trường Sơn gửi lại hôm nay", "Nơi tiếng trống sân trường ngày xưa", "Cánh đồng mẹ tôi", "Đồng đội ơi". Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, tòa soạn Hòa nhập gửi tới bạn đọc một số tác phẩm của ông về người người lính Trường Sơn, về biên cương, dất nước...
2025-07-26 21:28:25
Đang tải...