"Gói 30.000 tỷ có vấn đề, bao cấp sai đối tượng"
Trao đổi với PV bên lề phiên họp tại tổ sáng 23/3, ông Trần Du Lịch – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP. Hồ Chí Minh nêu quan điểm về những bất cập quanh gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở.
Hướng sai đối tượng
Thưa ông, sau những phản ứng của dư luận, người mua nhà, Ngân hàng Nhà nước “hứa” sẽ kéo dài thêm gói vay 30.000 tỷ đồng sau ngày 1/6. Quan điểm của ông ra sao?
ĐBQH Trần Du Lịch: Ngay từ đầu khi hình thành gói vay 30.000 tỷ đồng tôi đã cho rằng, gói vay này có vấn đề, đi sai đối tượng hỗ trợ.
Thứ nhất, vấn đề chúng ta phải tính trở lại là hỗ trợ ai. Chúng ta không thể hỗ trợ cho thành phần thu nhập thấp được, vì thu nhập thấp không thể mua nhà.
Ông Trần Du Lịch - ĐBQH TP.Hồ Chí Minh cho rằng, ngay từ đầu gói 30.000 tỷ đồng đã hướng tới sai đối tượng cho vay |
Quan điểm tôi là Nhà nước lo làm sao cho mọi người có chỗ ở, bằng cách cho thuê giá rẻ, chứ không phải là ai cũng có được sở hữu nhà. Giờ thu nhập không ổn định thì làm sao ngân hàng cho vay mà hỗ trợ, đó là không thể.
Thứ hai, thị trường nhà ở loại cho thu nhập thấp là không nhiều.
Thứ ba, bất cập về tình trạng nhà cho vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Nếu DN kinh doanh bất động sản, dự án đã thế chấp ngân hàng để vay rồi thì làm sao người dân thế chấp tiếp để vay được. Vướng phần lớn là ở điểm này. thì tình trạng nhiều DN kinh doanh bất động sản, dự án đã thế chấp ngân hàng rồi, thì làm sao mà người dân thế chấp tiếp để vay được, vướng phần lớn là cái đó.
Những điểm vướng này ngay từ đầu tôi cho rằng đã không ổn rồi, và cần điều chỉnh ngay, nhưng tiếc rằng gói này vẫn được triển khai trong thời gian dài và tới nay thì đã sắp tới thời hạn kết thúc.
Nếu gói vay 30.000 tỷ đồng tới 1/6 dừng giải ngân tiếp thì có thể nghiên cứu một gói vay khác cho người có nhu cầu nhà ở vay, nhưng phải “xét” lại đối tượng cho “trúng”?
Người thu nhập thấp, thu nhập không ổn định, lương một ngày được mấy trăm ngàn thì ai dám cho vay để mua nhà?
Ngân hàng Nhà nước đang xem xét trình Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giải ngân gói vay 30.000 tỷ đồng sau ngày 1/6/2016 |
Giải pháp tốt nhất là Nhà nước có nhà ở xã hội để cho họ thuê. Còn khi anh có thu nhập cao rồi thì cho người khác thuê lại. Đó là cái mà Nhà nước cần hướng tới chứ không phải ban hành hết gói vay này tới gói vay khác.
Không có nước nào, kể cả như nước Mỹ, khuyến khích người dân sở hữu nhà.
Chúng ta đã đặt ra đối tượng không trúng. Vì thế, nên tính toán lại đối tượng. Chính sách nhà ở xã hội là cần thiết, nhưng cần xem xét lại đối tượng và sức cung của thị trường chứ không nên bao cấp cho đối tượng không cần bao cấp.
Giữ nguyên lãi suất vay rẻ
Gửi ý kiến tới Quốc hội, nhiều cử tri bức xúc và lo lắng, dù đã được vay trong gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ mua nhà, nhưng với những khoản giải ngân sau ngày 1/6 họ sẽ phải chịu lãi suất vay thương mại theo thị trường. Ông nghĩ sao về lo lắng này của người dân?
Tôi nghĩ nếu đúng đối tượng cho vay và chưa giải ngân thì nên tiếp tục, không nên hồi tố. Còn đối tượng đã được vay rồi, trong hạn mức được vay rồi mà chưa giải ngân hết thì nên giải ngân tiếp cho họ và giữ nguyên mức lãi suất vay như ban đầu. Nghĩa là giữ nguyên mức lãi suất vay ưu đãi chứ không nên thay đổi lãi suất theo thị trường.
Vì trước đây mức lãi suất thấp người dân họ mới dám vay mua nhà, giờ thay đổi giữa chừng thì có khác nào bắt chẹt, làm khó họ.
Lãi suất hỗ trợ gói này là bao nhiêu, thời hạn cam kết cho vay lần đầu bao nhiêu năm thì phải giữ cố định, dù giải ngân chưa hết cũng vậy. Cái gì đã cam kết với dân rồi thì phải giữ ổn định, không nên thay đổi. Còn những người vay mới sau ngày 1/6 thì có thể áp dụng theo quy định mới, không thể cứ thay đổi chính sách và bắt người ta chạy theo mình được.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.