Họa sĩ Lê Duy Ứng và chuyện tình yêu nơi đại ngàn Tây Nguyên

2020-08-08 11:32:48 0 Bình luận
Nói tới người lính không chỉ là những chiến công, những trận đánh mà còn cả những mối tình lãng mạn. Họa sĩ Lê Duy Ứng cũng từng có một mối tình như thế. Và bài hát "Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuật" của nhạc sĩ Nguyễn Cường được viết dựa trên mối tình của người họa sĩ đa tài Lê Duy Ứng.

 

Đại tá, AHLLVTND, nhà điêu khắc, họa sĩ Lê Duy Ứng.

Đại tá, Họa sĩ Lê Duy Ứng sinh năm 1947 tại quê hương giàu truyền thống cách mạng Quảng Bình, ông từng theo học trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Tháng 9/1971, khi ấy đang là sinh viên năm thứ 3, nghe theo tiếng gọi của non sông chàng trai trẻ Lê Duy Ứng đã tạm gác bút nghiên cùng hoài bão nghệ thuật, tạm xa gia đình, xa mái trường tình nguyện khoác ba lô vào chiến trường vì lý tưởng cao đẹp “Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai!”. Đồng chí là chiến sĩ trinh sát thuộc Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 làm nhiệm vụ chụp ảnh, vẽ kí họa chiến tranh.

Ông kể rằng, trong một chuyến hành quân nơi núi rừng Tây Nguyên, ông đã bị lạc đơn vị. Trong lúc đang chưa biết làm thế nào thì gặp cô gái giao liên. Với giọng nói trong trẻo, cô gái gọi:"Anh gì ơi, hái giúp em bông hoa sim".

Và trước "bông hoa" bỗng nhiên xuất hiện giữa núi rừng thanh vắng, anh lính Lê Duy Ứng không ngần ngại hái hoa tặng nàng. Rồi cô giao liên hướng dẫn cho Lê Duy Ứng hướng đi về điểm đóng quân. Trước khi chia tay, cô gái bất ngờ hôn lên má Lê Duy Ứng và chào tạm biệt. Nụ hôn đó đã theo người lính đi khắp các chiến trường. Để rồi, sau khi hết chiến tranh, đã nhiều lần Lê Duy Ứng trở lại Tây Nguyên thầm mong tìm được người con gái đó. Vết thương tái phát nhiều lần khiến đôi mắt ông không thể nhìn được nữa. Nhưng hình bóng cô giao liên năm đó không bao giờ phai nhạt. Và một lần nói chuyện tại buổi tọa đàm, được tổ chức tại Buôn Mê Thuột, ông có nói về câu chuyện này.
Khi ông rời sân khấu, một phụ nữ nhẹ nhàng tiến lại gần ông và nắm tay ông, nấc nhè nhẹ: "Anh Ứng ơi, em là cô gái giao liên của anh đây". Cũng thời điểm đó, nhạc sĩ Nguyễn Cường đã ở đó và chứng kiến câu chuyện này. Đây là nguồn cảm hứng để sáng tác bài hát, với những ca từ: "gặp lại em mùa mưa con đường xưa đây rồi, gặp lại em nhịp chiêng ché rượu nghiêng đêm mời..."

"Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuật" được Nhạc sĩ Nguyễn Cường viết nên khi sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên cùng với ca từ đẹp và mang hơi hướng sử thi. Ca khúc này ngay từ khi mới ra đời đã làm xôn xao dư luận và đến được với đông đảo công chúng. Nhưng ít ai biết bài hát này xuất phát từ câu chuyện tình lãng mạn của người lính, Họa sĩ, Thương binh, Đại tá Lê Duy Ứng.

Chính từ những tình cảm trong một lần gặp gỡ nhà điêu khắc Lê Duy Ứng đã tạo nên bức tượng "Cô gái gội đầu". Bức tượng gửi gắm nỗi nhớ hình ảnh cô gái giao liên ngày đó, đã được mang đi dự thi ở nhiều liên hoan nghệ trong nước và quốc tế.

Nhà điêu khắc Lê Duy Ứng bên tác phẩm "Cô gái gội đầu"

Đến thăm ông tại tư gia, khi thấy bức tượng, tôi đã hỏi ông nguồn cảm hứng nào để sáng tác tác phẩm này và được nghe ông kể về câu chuyện đầy xúc động.

Người lính - họ luôn sẵn sàng hiến dâng và hy sinh, mong Tổ quốc bình yên. Họ chỉ giữ lại cho mình những kỷ niệm và kỷ vật nhỏ nhoi.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Nhà giáo Trần Xuân Trà: Làm thơ là duyên nợ, là niềm vui của nghề dạy học

Là giáo viên dạy Văn, thầy giáo Trần Xuân Trà- Hiệu trưởng Trường THPT Xuân Trường B, tỉnh Nam Định rất say mê làm thơ. Thơ của thầy Xuân Trà luôn được đồng nghiệp, học trò, người thân yêu thích, chia sẻ nhưng chưa một lần in ấn, xuất bản. Trò chuyện với phóng viên Hòa Nhập, thầy hiệu trưởng cho rằng mình làm thơ là do duyên nợ, niềm vui, phản ánh đúng lòng mình, nhất là khi trải qua những “ngã rẽ” của nghề dạy học.
2025-04-21 08:58:15

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, tặng quà các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước tại Trường Quân sự Quân khu 7 và công viên bến Bạch Đằng.
2025-04-20 22:43:40

Cụm di tích nhà Mạc tại Hải Phòng đón Bằng xếp hạng ‘Di tích quốc gia đặc biệt’

Cụm di tích Vương triều nhà Mạc (huyện Kiến Thụy) vừa được đón nhận Bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đây là kinh đô ven biển đầu tiên của nước ta, đã để lại dấu ấn lịch sử tốt đẹp giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVI.
2025-04-20 09:57:15

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương sẽ hợp nhất hai địa phương

Chiều ngày 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức họp, nhằm phối hợp xây dựng và triển khai nội dung Đề án “hợp nhất hai địa phương thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”.
2025-04-18 21:26:39

Hải Phòng khởi công Dự án khu công nghiệp Tiên Thanh

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng). Dự án do Tập đoàn Việt Phát làm chủ đầu tư.
2025-04-18 20:45:24
Đang tải...