Hoàn thành đánh giá an toàn nhà ở, chung cư cũ vào cuối năm nay
2016-02-22 23:21:17
0 Bình luận
Ngày 22/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng chủ trì cuộc họp triển khai Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/2/2016 về việc kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực nhà ở và công trình công cộng cũ, nguy hiểm tại đô thị với sự tham gia của đại diện Cục, Vụ, Viện liên quan và các Sở xây dựng địa phương.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Lê Quang Hùng nhận định, việc kiểm tra, đánh giá chung cư nguy hiểm được Bộ Xây dựng thực hiện thường xuyên qua các năm.
Tuy nhiên, với sự cố sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo vừa qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2016 nhằm tổng kiểm tra, rà soát đánh giá các chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, các nhà công cộng có niên hạn trên 60 năm và các nhà nguy hiểm khác trên tất cả các đô thị trên cả nước.
Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ; trong đó giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng gấp rút lấy ý kiến của các địa phương hoàn thành dự thảo trình Bộ Xây dựng ban hành quy trình đánh giá kiểm định các nhà nguy hiểm vào tháng 4/2016. Việc đánh giá được thực hiện theo 2 bước là: đánh giá sơ bộ trên đối tượng tổng thể bằng phương pháp trực quan và kiểm định chi tiết.
Theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng, dự kiến, kết thúc tháng 12/2016 sẽ đánh giá bước 1 sơ bộ trên tổng số khoảng 12.000-15.000 đối tượng nhà.
Đến năm 2017 sẽ tiến hành kiểm kê các đối tượng nhà cần phải di dời khẩn cấp; đồng thời có những biện pháp di dời khẩn cấp, phá dỡ. Đối với những nhà sau khi kiểm định đánh giá vẫn có thể tiếp tục sử dụng, nếu có ở lại cần gia cố và có sự kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các công trình này.
Theo Chỉ thị 05/CT-TTg, thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung, nhà ở nói riêng được các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý chất lượng, bảo trì, quản lý, sử dụng nhà ở và công trình xây dựng trên thực tế đã được quan tâm và thực hiện tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện các đô thị trên cả nước vẫn còn tồn tại nhiều nhà chung cư và công trình công cộng được xây dựng từ lâu, đã hết niên hạn sử dụng, chất lượng bị xuống cấp. Do đó, nhiều công trình đã bị hư hỏng, có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng… gây mất an toàn nghiêm trọng cho người sử dụng.
Trên thực tế đã xảy ra những sự cố đáng tiếc như sập, đổ công trình, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân.
Nguyên nhân do các công trình này trải qua quá trình sử dụng đã lâu, đan xen nhiều hình thức sở hữu; nhiều người sử dụng, thiếu sự quản lý chung; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình được ban hành trước đây chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Mặt khác, do thiếu nguồn vốn và sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho công tác bảo trì, sửa chữa các công trình này.
Vì vậy, việc quản lý, sử dụng cũng như công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực để thực hiện bảo trì, sửa chữa, khắc phục và xử lý đối với các công trình này chưa kịp thời nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, đồng thời nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn chịu lực, chủ động phòng tránh các sự cố và có giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời đối với các nhà chung cư, các công trình xây dựng cũ, nguy hiểm tại khu vực đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, ban hành quy trình đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với nhà ở và các công trình công cộng.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, kiểm định an toàn chịu lực và chính sách xử lý đối với nhà ở, công trình công cộng, các công trình chuyên ngành khác bị hư hỏng nặng, nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với các nhà chung cư, nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng và các công trình xây dựng khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn tại các đô thị trên cả nước. Bên cạnh đó, đề xuất bổ sung chính sách xử lý đối với các công trình thuộc diện phải phá dỡ.
Theo báo cáo, tại Hà Nội có khoảng 1.500 bloc nhà chung cư cũ (xây dựng trước 1994) và khoảng 1.500 biệt thự cũ xây dựng trước 1954. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có khoảng 1.000 bloc chung cư cũ; trên 2.000 biệt thự xây dựng trước năm 1975 và khoảng hơn 10.000 nhà thuộc sở hữu Nhà nước khác. Tổng số đối tượng nhà thuộc diện cần kiểm tra rà soát khoảng 15.000 hộ.
Trong năm 2014, Hà Nội đã đánh giá sơ bộ được khoảng hơn 1.250 block chung cư cũ trên tổng số gần 1.500 block chung cư cũ.
Trong số 39 công trình được khảo sát thí điểm tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận thấy chủ yếu các chung cư và công trình công cộng cũ đều đã quá tuổi thọ cho phép, công tác quản lý duy tu bảo dưỡng trước đây không được quan tâm, thay vào đó là hỏng hóc ở đâu thì sửa chữa chắp vá ở đó.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho kết cấu các tòa nhà bị biến dạng nặng, tăng nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng cho người sử dụng.
Vừa qua Hà Nội đã chỉ đạo di dời khẩn cấp 2 chung cư cũ bị xếp hạng D đặc biệt nguy hiểm./.
Tuy nhiên, với sự cố sập biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo vừa qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu với Chính phủ ban hành Chỉ thị 05/CT-TTg năm 2016 nhằm tổng kiểm tra, rà soát đánh giá các chung cư cũ xây dựng trước năm 1994, các nhà công cộng có niên hạn trên 60 năm và các nhà nguy hiểm khác trên tất cả các đô thị trên cả nước.
Bộ Xây dựng khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ; trong đó giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng gấp rút lấy ý kiến của các địa phương hoàn thành dự thảo trình Bộ Xây dựng ban hành quy trình đánh giá kiểm định các nhà nguy hiểm vào tháng 4/2016. Việc đánh giá được thực hiện theo 2 bước là: đánh giá sơ bộ trên đối tượng tổng thể bằng phương pháp trực quan và kiểm định chi tiết.
Theo Thứ trưởng Lê Quang Hùng, dự kiến, kết thúc tháng 12/2016 sẽ đánh giá bước 1 sơ bộ trên tổng số khoảng 12.000-15.000 đối tượng nhà.
Đến năm 2017 sẽ tiến hành kiểm kê các đối tượng nhà cần phải di dời khẩn cấp; đồng thời có những biện pháp di dời khẩn cấp, phá dỡ. Đối với những nhà sau khi kiểm định đánh giá vẫn có thể tiếp tục sử dụng, nếu có ở lại cần gia cố và có sự kiểm tra định kỳ hàng năm đối với các công trình này.
Theo Chỉ thị 05/CT-TTg, thời gian qua, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng nói chung, nhà ở nói riêng được các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng nhà ở nói riêng và công trình xây dựng nói chung đã từng bước được hoàn thiện, công tác quản lý chất lượng, bảo trì, quản lý, sử dụng nhà ở và công trình xây dựng trên thực tế đã được quan tâm và thực hiện tương đối có hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện các đô thị trên cả nước vẫn còn tồn tại nhiều nhà chung cư và công trình công cộng được xây dựng từ lâu, đã hết niên hạn sử dụng, chất lượng bị xuống cấp. Do đó, nhiều công trình đã bị hư hỏng, có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng… gây mất an toàn nghiêm trọng cho người sử dụng.
Trên thực tế đã xảy ra những sự cố đáng tiếc như sập, đổ công trình, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân.
Nguyên nhân do các công trình này trải qua quá trình sử dụng đã lâu, đan xen nhiều hình thức sở hữu; nhiều người sử dụng, thiếu sự quản lý chung; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình được ban hành trước đây chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Mặt khác, do thiếu nguồn vốn và sự quan tâm của các cấp, các ngành dành cho công tác bảo trì, sửa chữa các công trình này.
Vì vậy, việc quản lý, sử dụng cũng như công tác kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn chịu lực để thực hiện bảo trì, sửa chữa, khắc phục và xử lý đối với các công trình này chưa kịp thời nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Để giải quyết tình trạng nêu trên, đồng thời nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn chịu lực, chủ động phòng tránh các sự cố và có giải pháp khắc phục, xử lý kịp thời đối với các nhà chung cư, các công trình xây dựng cũ, nguy hiểm tại khu vực đô thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, ban hành quy trình đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với nhà ở và các công trình công cộng.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, kiểm định an toàn chịu lực và chính sách xử lý đối với nhà ở, công trình công cộng, các công trình chuyên ngành khác bị hư hỏng nặng, nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức rà soát, thống kê, đánh giá, kiểm định an toàn chịu lực đối với các nhà chung cư, nhà biệt thự, trụ sở làm việc, công trình công cộng và các công trình xây dựng khác có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn tại các đô thị trên cả nước. Bên cạnh đó, đề xuất bổ sung chính sách xử lý đối với các công trình thuộc diện phải phá dỡ.
Theo báo cáo, tại Hà Nội có khoảng 1.500 bloc nhà chung cư cũ (xây dựng trước 1994) và khoảng 1.500 biệt thự cũ xây dựng trước 1954. Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có khoảng 1.000 bloc chung cư cũ; trên 2.000 biệt thự xây dựng trước năm 1975 và khoảng hơn 10.000 nhà thuộc sở hữu Nhà nước khác. Tổng số đối tượng nhà thuộc diện cần kiểm tra rà soát khoảng 15.000 hộ.
Trong năm 2014, Hà Nội đã đánh giá sơ bộ được khoảng hơn 1.250 block chung cư cũ trên tổng số gần 1.500 block chung cư cũ.
Trong số 39 công trình được khảo sát thí điểm tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia nhận thấy chủ yếu các chung cư và công trình công cộng cũ đều đã quá tuổi thọ cho phép, công tác quản lý duy tu bảo dưỡng trước đây không được quan tâm, thay vào đó là hỏng hóc ở đâu thì sửa chữa chắp vá ở đó.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho kết cấu các tòa nhà bị biến dạng nặng, tăng nguy cơ gây mất an toàn nghiêm trọng cho người sử dụng.
Vừa qua Hà Nội đã chỉ đạo di dời khẩn cấp 2 chung cư cũ bị xếp hạng D đặc biệt nguy hiểm./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo vietnamplus.vn