Hơn 11.000 trẻ em Indonesia mồ côi cha mẹ do đại họa COVID-19

2021-08-09 22:09:34 0 Bình luận
Tính đến ngày 3/8, Indonesia ghi nhận tổng số ca tử vong bởi dịch COVID-19 lên đến 105.598 người. Theo đó, có it nhất 15.229 trẻ em Indonesia đã mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, và con số còn có thể cao hơn.

Số trẻ em mồ côi ở Indonesia như Alviano đang tăng nhanh, số người chết hàng ngày vì COVID-19 được ghi nhận ở quốc gia này tiếp tục cao nhất thế giới

Ông Tata Sudrajat, Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Chính sách và Tác động của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Indonesia ước tính khoảng ít nhất 15.229 trẻ em nước này đã mồ côi cha mẹ do COVID-19.

Cụ thể, hôm qua, Indonesia ghi nhận 1.588 người chết vì COVID-19, nâng tổng số tử vong vì đại dịch ở nước này lên 105.598 người. Bộ trưởng Bộ Xã hội Indonesia Tri Rismaharini cho biết, ít nhất 11.045 trẻ em đã mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vì COVID-19, tính đến 20/7.

Ông Tata Sudrajat, Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Chính sách và Tác động của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Indonesia, ước tính dựa trên dữ liệu chính thức về số ca tử vong tính đến 3/8, rằng ít nhất 15.229 trẻ em Indonesia đã mồ côi cha mẹ do COVID-19, và con số thật có thể còn cao hơn.

Một số trẻ mồ côi còn có người thân khác hoặc đại gia đình chăm sóc, nhưng nhiều em khác không còn ai hỗ trợ về ăn mặc hoặc học hành. 

Mặc dù có những giải pháp do Nhà nước đưa ra như cho trẻ đi làm con nuôi, chăm sóc tạm thời hoặc đưa đến trại trẻ mồ côi nhưng các chuyên gia cho rằng việc chăm sóc trẻ tại gia đình bởi ông bà của chúng vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Ông Tata lưu ý rằng những đứa trẻ này phải chịu ảnh hưởng về cảm xúc và tâm lý nặng nề từ cái chết của cha mẹ, bao gồm cả cảm giác mất mát, đau buồn và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng phải xa các thành viên khác trong gia đình hoặc bị bỏ rơi.

Ông Nahar, quan chức cấp cao phụ trách bảo vệ trẻ em tại Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em Indonesia, có cùng quan điểm với ông Tata.

"Ở Indonesia, mối quan hệ gia đình khá bền chặt. Chúng tôi tin rằng trẻ em có thể được nuôi dưỡng trong gia đình lớn của chúng", ông nói.

Ở Đông Java, nơi có hơn 5.400 trẻ em mồ côi vì đại dịch, cơ quan chức năng tìm cách hỗ trợ tâm lý cho các em thông qua tư vấn. Họ cũng có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo cơ bản về kinh doanh cho các em, chẳng hạn như cách sản xuất đồ ăn nhẹ hoặc làm xà phòng.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ vì chúng tôi lo lắng về tác động tiêu cực nếu các em chỉ còn một mình", giám đốc cơ quan Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em - Tiến sĩ Andriyanto nói với Straits Times. Ông nêu quan ngại rằng những đứa trẻ này, nếu bị bỏ rơi, có thể trở thành "con mồi" của tội phạm ma túy, tảo hôn, các tệ nạn khác hoặc chủ nghĩa cực đoan.

Aisyah, 10 tuổi là một trong những đứa trẻ được nhận làm con nuôi ở Tangerang, ngoại ô thủ đô Indonesia. 6 tháng trước, mẹ của em đã qua đời vì Covid-19. Ký ức cuối cùng của em về mẹ mình là khi bà nằm mê man và thở rất khó khăn. Không lâu sau đó, bà ra đi.

"Cháu tưởng mẹ mình đang ngủ. Khi cháu cố gắng đánh thức bà thì bà không tỉnh dậy. Lúc đó, cháu không biết rằng mẹ cháu đã chết”, Aisyah nhớ lại.

Cha của Aisyah đã qua đời trước khi em sinh ra. Sau khi mẹ mất, em chuyển đến sống với gia đình của một nhân viên xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có người thân nào của Aisyah đến thăm em hoặc liên lạc với gia đình nhận nuôi. “Tôi rất vui khi có Aisyah ở đây. Tôi rất yêu cháu và không phân biệt cháu với bất kỳ đứa con nào của tôi. Tôi muốn Aisyah ở lại đây và thực hiện ước mơ của mình”.

Với sự giúp đỡ của gia đình nhận nuôi, Aisyah đã bắt đầu một cuộc sống mới. "Khi cháu bị cách ly vì Covid-19, việc học bị xáo trộn. Nhưng khi đến đây, cháu bắt đầu đi học lại”, Aisyah nói.

“Cháu có ước mơ của riêng mình. Cháu sẽ thực hiện điều đó để mẹ cháu tự hào về cháu. Cháu muốn trở thành bác sỹ”, Aisyah chia sẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chuyến tàu biển Nhật Bản với 1.700 du khách đầu tiên đến Quảng Ninh

Ngày 30/4/2025, tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình đón Đoàn khách du lịch trên tàu biển Pacific World do Công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành, đưa khoảng 1.700 du khách (chủ yếu là khách Nhật Bản) đến Quảng Ninh.
2025-04-30 19:45:53

Quảng Ninh: Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025

Tại Quảng trường 30/10 TP Hạ Long, sáng 30/4 - UBND thành phố Hạ Long đã tổ chức chương trình Liên hoan Lân Sư Rồng Hạ Long mở rộng lần thứ 2 năm 2025. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng đông đảo nhân dân địa phương và du khách đến dự và cổ vũ.
2025-04-30 19:33:05

Du khách chôn chân tại cửa khẩu Lạng Sơn

Cửa khẩu Lạng Sơn, bao gồm các cửa khẩu quan trọng như Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, Cốc Nam, và Na Hình, là điểm nối quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, không chỉ cho giao thương hàng hóa mà còn cho du lịch.
2025-04-30 15:10:03

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00
Đang tải...