Hơn 11.000 trẻ em Indonesia mồ côi cha mẹ do đại họa COVID-19

2021-08-09 22:09:34 0 Bình luận
Tính đến ngày 3/8, Indonesia ghi nhận tổng số ca tử vong bởi dịch COVID-19 lên đến 105.598 người. Theo đó, có it nhất 15.229 trẻ em Indonesia đã mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, và con số còn có thể cao hơn.

Số trẻ em mồ côi ở Indonesia như Alviano đang tăng nhanh, số người chết hàng ngày vì COVID-19 được ghi nhận ở quốc gia này tiếp tục cao nhất thế giới

Ông Tata Sudrajat, Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Chính sách và Tác động của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Indonesia ước tính khoảng ít nhất 15.229 trẻ em nước này đã mồ côi cha mẹ do COVID-19.

Cụ thể, hôm qua, Indonesia ghi nhận 1.588 người chết vì COVID-19, nâng tổng số tử vong vì đại dịch ở nước này lên 105.598 người. Bộ trưởng Bộ Xã hội Indonesia Tri Rismaharini cho biết, ít nhất 11.045 trẻ em đã mất cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vì COVID-19, tính đến 20/7.

Ông Tata Sudrajat, Phó Giám đốc phụ trách Chương trình Chính sách và Tác động của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Indonesia, ước tính dựa trên dữ liệu chính thức về số ca tử vong tính đến 3/8, rằng ít nhất 15.229 trẻ em Indonesia đã mồ côi cha mẹ do COVID-19, và con số thật có thể còn cao hơn.

Một số trẻ mồ côi còn có người thân khác hoặc đại gia đình chăm sóc, nhưng nhiều em khác không còn ai hỗ trợ về ăn mặc hoặc học hành. 

Mặc dù có những giải pháp do Nhà nước đưa ra như cho trẻ đi làm con nuôi, chăm sóc tạm thời hoặc đưa đến trại trẻ mồ côi nhưng các chuyên gia cho rằng việc chăm sóc trẻ tại gia đình bởi ông bà của chúng vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Ông Tata lưu ý rằng những đứa trẻ này phải chịu ảnh hưởng về cảm xúc và tâm lý nặng nề từ cái chết của cha mẹ, bao gồm cả cảm giác mất mát, đau buồn và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chúng phải xa các thành viên khác trong gia đình hoặc bị bỏ rơi.

Ông Nahar, quan chức cấp cao phụ trách bảo vệ trẻ em tại Bộ Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em Indonesia, có cùng quan điểm với ông Tata.

"Ở Indonesia, mối quan hệ gia đình khá bền chặt. Chúng tôi tin rằng trẻ em có thể được nuôi dưỡng trong gia đình lớn của chúng", ông nói.

Ở Đông Java, nơi có hơn 5.400 trẻ em mồ côi vì đại dịch, cơ quan chức năng tìm cách hỗ trợ tâm lý cho các em thông qua tư vấn. Họ cũng có kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo cơ bản về kinh doanh cho các em, chẳng hạn như cách sản xuất đồ ăn nhẹ hoặc làm xà phòng.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ vì chúng tôi lo lắng về tác động tiêu cực nếu các em chỉ còn một mình", giám đốc cơ quan Trao quyền cho Phụ nữ và Bảo vệ Trẻ em - Tiến sĩ Andriyanto nói với Straits Times. Ông nêu quan ngại rằng những đứa trẻ này, nếu bị bỏ rơi, có thể trở thành "con mồi" của tội phạm ma túy, tảo hôn, các tệ nạn khác hoặc chủ nghĩa cực đoan.

Aisyah, 10 tuổi là một trong những đứa trẻ được nhận làm con nuôi ở Tangerang, ngoại ô thủ đô Indonesia. 6 tháng trước, mẹ của em đã qua đời vì Covid-19. Ký ức cuối cùng của em về mẹ mình là khi bà nằm mê man và thở rất khó khăn. Không lâu sau đó, bà ra đi.

"Cháu tưởng mẹ mình đang ngủ. Khi cháu cố gắng đánh thức bà thì bà không tỉnh dậy. Lúc đó, cháu không biết rằng mẹ cháu đã chết”, Aisyah nhớ lại.

Cha của Aisyah đã qua đời trước khi em sinh ra. Sau khi mẹ mất, em chuyển đến sống với gia đình của một nhân viên xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có người thân nào của Aisyah đến thăm em hoặc liên lạc với gia đình nhận nuôi. “Tôi rất vui khi có Aisyah ở đây. Tôi rất yêu cháu và không phân biệt cháu với bất kỳ đứa con nào của tôi. Tôi muốn Aisyah ở lại đây và thực hiện ước mơ của mình”.

Với sự giúp đỡ của gia đình nhận nuôi, Aisyah đã bắt đầu một cuộc sống mới. "Khi cháu bị cách ly vì Covid-19, việc học bị xáo trộn. Nhưng khi đến đây, cháu bắt đầu đi học lại”, Aisyah nói.

“Cháu có ước mơ của riêng mình. Cháu sẽ thực hiện điều đó để mẹ cháu tự hào về cháu. Cháu muốn trở thành bác sỹ”, Aisyah chia sẻ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 12:05:00

Nghệ An: Công diễn vở kịch hát 'Lời Người - Lời của nước non'

Hướng đến Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tối 4/5, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An giới thiệu vở kịch hát “Lời Người - Lời của nước non” của tác giả Vũ Hải, đạo diễn NSND Hồng Lựu.
2024-05-04 22:35:00

HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 13 nghị quyết quan trọng

Sáng 4/5, HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) đã họp bàn, xem xét và thông qua 13 nghị quyết quan trọng nhằm kịp thời xử lý các yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2024-05-04 17:05:00
Đang tải...