Hơn 47.500 ca mắc bệnh tay chân miệng, 6 trẻ tử vong

2018-10-01 15:16:18 0 Bình luận
Từ đầu năm đến hết tháng 9, cả nước có hơn 47.500 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 23.344 trường hợp nhập viện.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 9, cả nước đã ghi nhận hơn 12.200 trường hợp mắc bệnh TCM. Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước đã ghi nhận hơn 47.500 trường hợp mắc bệnh, trong đó có hơn 23.344 trường hợp phải nhập viện.
PGS. TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho hay, TCM là một bệnh phổ biến lưu hành ở các tỉnh phía Nam với trung bình từ 200.000-100.000 ca bệnh mỗi năm. Mùa dịch thường rơi vào khoảng từ tháng 5-11.

Năm 2018, số ca mắc bệnh chung của cả miền Nam vẫn thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2017, nhưng trong tháng 8 và tháng 9 có sự gia tăng đột biến, tăng đến 50% so với các tháng trước đó.

Đặc biệt đã có 6 trẻ tử vong (Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai mỗi tỉnh 1 trường hợp, riêng Tây Ninh có 2 ca). Trẻ đều nhiễm chủng Enterovirus 71, cũng là chủng nguy hiểm nhất của TCM tính đến thời điểm hiện tại. Enterovirus 71 từng là nguyên nhân gây ra hơn 100 ca tử vong của mùa dịch năm 2011.

Tại TPHCM, thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố, trong tháng 8 và 9, trung bình mỗi tuần có 200 ca nhập viện do TCM, cá biệt có tuần gần 300 ca, tăng 47% so với các tháng trước đó. Tổng số ca bệnh nhập viện do mắc bệnh TCM của TPHCM hiện là 3.200 ca và 15.500 ca điều trị ngoại trú.

Ngoài TPHCM, một số tỉnh có lượng bệnh nhân TCM tăng đột biến như Đồng Nai, Bình Dương, Khánh Hòa.

Cụ thể, tại Đồng Nai, từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca mắc bệnh TCM, trong đó 90% là trẻ dưới 3 tuổi. Thời gian gần đây có những tuần tại tỉnh ghi nhận đến 500 ca bệnh TCM, nhiều trường hợp bệnh trở nặng nguy hiểm.

Tại Bình Dương, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh, trong tháng 8 phát hiện 478 ca mắc bệnh TCM, tăng gần 50% so với tháng trước.

Còn tại tỉnh Khánh Hòa, số ca mắc TCM đã tăng gấp hơn 2 lần (145 ca mắc, tăng gấp đôi so với tháng 8), số lượng bệnh nhân ở mức độ nặng tăng cao đột biến. Và cũng chưa có thời điểm nào bệnh nhân khi nhập viện đã ở tình trạng nặng nhiều như trong tháng 9 này, trong đó có những ca bệnh diễn tiến quá nhanh, buộc phải chuyển vào các BV nhi đồng tại TPHCM để tiếp tục điều trị.


Phòng bệnh như thế nào?

TCM là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Hầu hết các ca bệnh TCM đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong, vì vậy các gia đình không nên chủ quan khi có trẻ mắc bệnh này.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Để chủ động phòng chống bệnh TCM, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện 6 biện pháp sau:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh: Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...