Hồn Việt trong từng nếp nhà cổ Đường Lâm

2024-12-10 09:56:31 0 Bình luận
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 44km, làng cổ Đường Lâm (thuộc thị xã Sơn Tây) là ngôi làng cổ vừa đẹp về cảnh quan, vừa giàu truyền thống lịch sử văn hoá. Từ những bức tường đá ong, cột gỗ lim đến các vật dụng thường ngày trong gian bếp, nhà cổ Đường Lâm vẫn gìn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ.

Theo bản đồ địa chính, Đường Lâm hiện có 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụng Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Đây là ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc Bộ. Đợt thám sát khảo cổ học tại Đường Lâm do Viện Việt Nam học và trường Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) tổ chức đã bước đầu kết luận Đường Lâm có thể là nơi cư trú của người Việt Nam kỳ văn hóa Phùng Nguyên (cách nay chừng 4.000 năm). 

Theo thống kê của Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, hiện tại có tổng số 956 ngôi nhà cổ, tập trung chủ yếu ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... tính đến nay đã có tuổi đời xấp xỉ 300 - 400 năm.

Một ngôi làng cổ ở Đường Lâm.

Bức tranh làng quê bình dị và thân thuộc

Dừng chân ở đầu làng Mông Phụ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cổng làng được tạo tác bằng đá ong, lớp mái ngói vảy, trụ cột vững chãi, rêu phong cổ kính nhuốm màu thời gian. Cổng được làm theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là mái nhà, dưới là cổng), đầu hồi bít đốc, hai mái chảy lợp ngói ri, bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc là hai đấu đinh. Trước cổng là cây đa, cây duối, bên phải là ao sen, bên trái là Trạm y tế xã.

Cổng làng Mông Phụ.

Sau chiếc cổng làng cổ kính ấy là bức tranh đồng quê giản dị và mộc mạc đến lạ thường. Dọc theo đường làng có bức tường đá ong bao quanh bởi những chùm hoa dây mềm mại, tạo nên dáng vẻ vừa cổ kính vừa tươi mới, hài hòa. Đây là đặc trưng nổi bật của làng cổ Đường Lâm và cũng là kiến trúc cổ xưa của làng quê Bắc bộ.

Đá ong - nét độc đáo trong kiến trúc xây dựng tại làng cổ Đường Lâm.

Khung cảnh bình dị ở làng cổ.

Nhà cổ ở Đường Lâm chủ yếu được xây dựng trên nền đất đá ong theo lối xưa, gỗ lim thuộc loại có giá trị cao kèm những nét chạm trổ tinh xảo và đẹp mắt. Phần mái được lợp bằng ngói mũi. Bề mặt thô nhám của đá ong ở phần tường không được trát kín. Sống trong những ngôi nhà này rất dễ chịu, thoải mái, tường nhà không bị ẩm mốc, mùa hè mát mẻ bởi đá ong là thứ vật liệu có kết cấu rỗng, có khả năng trao đổi không khí, còn vào đông lại rất ấm áp.

Nhà thường có 5 gian, 2 chái. Gian giữa để thờ có bàn thờ, trang trí cửa võng, có bàn ghế, sập gụ với các tích phong cảnh thể hiện nền nếp gia phong của các cụ ngày xưa. Ngoài sân vườn vẫn có cái giếng đá ong cổ. Cổng ra vào thường được làm đôi mái che, khung cánh bằng gỗ dùng bản lề cối. Hai cánh cổng có tay nắm.

Phần ngói của nhà được xếp thành nhiều lượt dày tới 20cm. Thông thường phải sau 15 năm chủ mới phải đảo ngói một lần để kiểm tra và thay thế những viên ngói nứt. Ngói thay thế mua lại của những hộ gia đình trong làng có ngói bỏ đi.

Ngói của các ngôi nhà cổ Đường Lâm.

Mọi căn nhà trong làng đều tuân thủ một quy tắc chung. Với nhà cổ, luôn bao gồm tường bao, nhà bếp, giếng nước, bình phong. Nhà nào rộng hơn thì làm thêm ao thả cá. Giữa sân bày chục chiếc chum sành làm tương. Kiến trúc độc đáo từ cột chèo chống tới từng cái phản, chiếc ghế.

Nhà nào ở Đường Lâm cũng có vài chiếc chum làm tương.

Ngôi nhà cổ 300 tuổi trải qua 13 đời “cha truyền con nối”

Nhà cổ của gia đình ông Hà Hữu Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) là một trong những căn nhà cổ kính nhất tại Đường Lâm có niên đại hơn 300 năm, gắn bó với 13 đời con cháu sinh sống. Được xây dựng từ thời vua Lê, đây là minh chứng sống động cho kiến trúc thế kỷ XVI.

Ngôi nhà rộng khoảng 400 m², bao gồm nhà chính và sân vườn. Kiến trúc của căn nhà là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và sự sáng tạo, với kết cấu theo kiểu chữ Nhất, chữ Nhị, chữ Đinh hoặc chữ Môn. Nhà chính, phần quan trọng nhất, gồm 7 gian 2 dĩ, lợp ngói ri, lát gạch nung, với tường đá ong và hệ thống rui mè gỗ được ghép nối bằng mộng, hoàn toàn không sử dụng đinh sắt.

Nhà cổ của gia đình ông Hà Hữu Thể.

Cửa bức bàn 6 cánh đặc trưng, hiên nhà với 8 cột gỗ chạy dài, cùng các chi tiết mộc mạc như chái bếp, cối đá, chum vại... đều gợi nhớ khung cảnh làng quê Việt xưa.

Những vật dụng rất đỗi bình dị trong căn nhà.

Theo chủ nhân hiện tại của căn nhà, đây là mái nhà nơi 13 thế hệ trong gia đình đã sinh ra và lớn lên. Tập quán sinh hoạt, nền nếp gia phong được lưu giữ từ đời này qua đời khác. Vì vậy, dù đã từng được định giá trên 10 tỷ đồng, song gia đình ông Hà Hữu Thể cùng như nhiều chủ nhà cổ ở Đường Lâm không bao giờ nghĩ tới việc sẽ giao nó cho người chủ nhân khác.

Với những người con xa xứ, Đường Lâm như một cỗ máy thời gian đưa ta trở về với thời thơ ấu được đắm mình trong khung cảnh cổ kính, thanh bình của làng quê.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024: Hành trình quảng bá văn hóa Việt tại Trung Đông

Riyadh - thủ đô Ả-rập Xê-út, sẽ trở thành điểm dừng chân tiếp theo của chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" diễn ra từ ngày 13-15/12. Đây là cơ hội đặc biệt để văn hóa Việt Nam lan tỏa sâu rộng tại khu vực Trung Đông, với chủ đề ý nghĩa: “Hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hóa - Vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng”.
2024-12-11 19:34:22

Khách hàng SHB cần bổ sung thông tin sinh trắc học trước ngày 31/12/2024

Chỉ còn khoảng 3 tuần, Thông tư 17 & 18 của Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức có hiệu lực, để các hoạt động giao dịch tài chính không bị gián đoạn, SHB một lần nữa khuyến nghị khách hàng nhanh chóng bổ sung thông tin sinh trắc học sớm nhất có thể và trước ngày 31/12/2024.
2024-12-11 18:08:17

Chính phủ luôn quan tâm, đưa du lịch nông thôn vào các chương trình phát triển lớn

Ngày 10/12, tại Quảng Nam, phát biểu tại Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, ban hành và triển khai thực hiện nhiều cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, đưa du lịch nông thôn vào các chương trình phát triển lớn.
2024-12-11 11:12:12

Bế mạc kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII

Sáng 11/12, kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026; thảo luận, thông qua nghị quyết và bế mạc.
2024-12-11 10:55:00

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán 'một chạm' bằng tài khoản tại Việt Nam

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…
2024-12-11 10:35:28

Quảng Ninh: Ông Phạm Đức Ấn được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ngày 10/12 tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ. Thừa ủy quyền của Ban Bí thư, ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban Tổ chức Trung ương, đã trao Quyết định số 1750-QĐNS/TW ngày 9/12/2024 của Ban Bí thư về việc điều động, chỉ định ông Phạm Đức Ấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.
2024-12-11 09:02:17
Đang tải...