Kết quả kinh doanh quý III/2021: VPBank vững vàng vượt qua đại dịch, sẵn sàng hồi phục

2021-10-29 15:40:07 0 Bình luận
Sự chủ động trong các kế hoạch ứng phó, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và hỗ trợ khách hàng giúp VPBank vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế trong hơn 10 năm qua, đồng thời có những bước chuẩn bị sẵn sàng cho chiến lược sống chung cùng Covid.

Chủ động hỗ trợ cộng đồng và khách hàng

Kể từ khi dịch Covid bùng phát, một trong những mục tiêu trọng tâm của VPBank là hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch. Mục tiêu này được đặc biệt chú trọng trong quý III/2021, thời điểm mọi hoạt động kinh tế chịu thiệt hại nặng nề nhất trong nhiều năm qua. Kết thúc quý III, VPBank đã hỗ trợ giảm lãi suất cho hơn 238 nghìn khách hàng. Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm xã hội, chung tay phòng chống dịch bệnh cũng được VPBank tích cực thực hiện. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát đầu năm 2020, VPBank đã đóng góp cho cộng đồng với tổng ngân sách gần 500 tỷ đồng.

Các chính sách tín dụng cũng đã được VPBank điều chỉnh tập trung ở hai phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là hai phân khúc chiến lược của ngân hàng và cũng là hai phân phúc chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ đại dịch Covid-19. Tính đến cuối tháng 9, tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt hơn 349 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 8,1% so với cuối năm 2020, trong đó tại ngân hàng riêng lẻ tăng 11,6%. Nhờ những sự điều chỉnh và hỗ trợ kịp thời, VPBank đã chung sức giúp cho hàng trăm nghìn khách hàng vượt qua đại dịch, dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn để chuẩn bị cho sự phục hồi sau đại dịch.

Vượt qua đại dịch

Song song với các hoạt động, chính sách hỗ trợ khách hàng và cộng đồng, các biện pháp tăng cường chất lượng tài sản và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững đã được ngân hàng thực hiện hiệu quả. Với việc kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ cho vay tín chấp cuối tháng 9/2021 của ngân hàng hợp nhất giảm từ 29% ở thời điểm cuối năm 2020 xuống 25%. Tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 02 của ngân hàng riêng lẻ được kiểm soát ở mức 1,78% tại 30/9/2021. VPBank chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch. Chi phí dự phòng hợp nhất đến cuối tháng 9 là 13.631 tỷ đồng. Riêng trong quý III, ngân hàng đã dành 4.979 tỷ đồng cho chi phí dự phòng, tăng 18,6% so với quý II.

Mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và an toàn của ngân hàng còn được củng cố bởi các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và thận trọng hơn mức yêu cầu của cơ quan quản lý. Tại thời điểm cuối tháng 9/2021, tỷ lệ CAR theo Thông Tư 41 của ngân hàng đạt 12,42%, tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược tăng trưởng bền vững của ngân hàng.

Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của ngân hàng đạt 33.231 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cũng kỳ năm trước. Các nguồn thu của ngân hàng tiếp tục được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu các tác động từ thị trường và đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Thu nhập phí thuần từ hoạt động dịch vụ hợp nhất đạt 2.863 tỷ đồng, tăng 23,2% so với một năm trước đó. Bằng cách đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thông qua công cụ số hóa, thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro hợp nhất trong 3 quý vừa qua đạt 2.700 tỷ đồng, tăng 73,8% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, kiểm soát rủi ro và thu hồi nợ, thắt chặt chi tiêu và tối ưu hóa chi phí hoạt động cũng góp phần đáng kể giúp VPBank vượt qua giai đoạn khó khăn. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 9, chi phí hoạt động hợp nhất của VPBank đã giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CIR hợp nhất ở mức 23,7%, tiếp tục giữ VPBank trong nhóm ngân hàng có chỉ số CIR thấp nhất thị trường. Các chỉ số hiệu quả ROA, ROE hợp nhất tiếp tục nằm trong nhóm đầu thị trường, lần lượt đạt 2,8% và 21,6%.

Trong quý III, trong khi hoạt động kinh doanh của FE Credit bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giãn cách xã hội, hoạt động kinh doanh của ngân hàng mẹ đã trở thành điểm sáng. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng mẹ đạt 20.404 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi doanh thu của ngân hàng riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng mạnh, chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và giảm 5,6% so với cùng kỳ. Kết quả trên cho thấy năng suất và hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang ngày càng được cải thiện. Điều này cũng được phản ánh rõ hơn ở chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức thấp nhất thị trường, 22%. Có nghĩa là để thu về 100 đồng lợi nhuận, VPBank chỉ phải bỏ ra 22 đồng chi phí. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROA và ROE của riêng ngân hàng mẹ cũng được cải thiện đáng kể. Tính đến cuối quý III, ROA và ROE của VPBank là 3,05% và 27,9%. Một năm trước, hai chỉ số này là 2,02% và 22,7%.

Các hoạt động đẩy mạnh nền tảng ngân hàng số cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME cũng đã mang lại những kết quả đáng kể. Trong 9 tháng đầu năm, VPBank thu hút hơn 2,6 triệu khách hàng mới. Tổng số giao dịch qua nền tảng ngân hàng số VPBank Neo trong 9 tháng đạt hơn 95 triệu, tăng 2,24 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chính những thay đổi trong chiến lược tiếp cận khách hàng, tỷ lệ CASA của VPBank tiếp tục cải thiện ở mức 22,1%, tăng từ 18,8% ở thời điểm cuối quý II/2021, góp phần giảm chi phí vốn cho ngân hàng.

Tổng kết lại 9 tháng năm 2021, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt hơn 11.736 tỷ đồng, tăng 24,9% so với cùng kỳ. Riêng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ đạt 10.872 tỷ đồng, tăng 75,2% so với cùng kỳ.

Sẵn sàng phục hồi hậu Covid

Một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng của VPBank trong quý 3 là thực hiện các kế hoạch tăng vốn theo đúng lộ trình, nhằm nâng cao năng lực tài chính và tạo điều kiện phục hồi cho các hoạt động kinh doanh sau đại dịch. Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu, đưa VPBank gia nhập nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất. Nguồn vốn chủ sở hữu của VPBank tiếp tục được cải thiện mạnh trong tháng 10 này, khi ngân hàng cùng với đối tác SMBC Group của Nhật Bản chính thức hoàn tất thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Số vốn thu được từ thương vụ này dự kiến sẽ tăng tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của VPBank lên mức trên 17%. Lượng vốn lớn có được sẽ giúp VPBank tăng cường mạnh mẽ năng lực tài chính, đảm bảo tốt các chỉ tiêu an toàn hoạt động, có cơ sở để đầu tư mạnh hơn vào số hóa, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh doanh khác, chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi tăng trưởng hậu Covid-19.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06
Đang tải...