Khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn xung quanh chai LPG

2023-10-06 08:43:32 0 Bình luận
“Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu...” là một trong “Các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh LPG” đã được Chính phủ quy định rõ trong các Nghị định về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, song đến nay hiện trạng này vẫn tiếp diễn và có phần gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân..?

Bài 1: Những quy định của pháp luật về chai LPG

 Từ năm 2009 đến nay Chính phủ đã ký ban hành 3 nghị định về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Cụ thể, ngày 26/11/2009, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về “kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng” (Nghị định 107) – Đây là Nghị định đầu tiên điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này.  

Theo đó, hành vi Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu...đã được liệt vào nhóm “Các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh LPG”. Cụ thể tại khoản 3, Điều 50, Nghị định 107 quy định: “3. Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu (trừ trường hợp thuê nạp); nhái vỏ chai, nhái nhãn hàng hóa, thương hiệu chai LPG và LPG chai đang lưu thông trên thị trường đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.”.

Tiếp theo, ngày 22/3/2016, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về “Kinh doanh khí” (Nghị định 19) thay thế cho Nghị định 107. Theo đó, tại khoản 2, Điều 8, Nghị định 19 quy định: “2. Không chiếm giữ chai LPG của các thương nhân kinh doanh LPG khác”.

Thay thế Nghị định 19, ngày 15/6/2018, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 87/2018/NĐ-CP về “Kinh doanh khí” (Nghị định 87). Tại nghị định này, hành vi “Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi chai LPG không thuộc sở hữu;” thuộc 1 trong các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện được quy định tại tiết g khoản 1, Điều 46.

Hàng ngàn vỏ bình gas bị đơn vị ký gửi bỏ tại một kho ở TP.Thủ Đức (TPHCM) nhiều năm qua. Ảnh: nguồn Internet

Để pháp luật được thực thi, Chính phủ cũng đồng thời ban hành các chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu, và khí. Cụ thể, ngày 25/5/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2017/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2017 và ngày 26/8/2020, Chính phủ ký ban hành Nghị định 99, có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020.

Theo đó, hành vi “Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi, lưu giữ chai LPG không thuộc sở hữu trừ trường hợp thuê nạp.” sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng” và phạt bổ sung với hình thức: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG từ 01 tháng đến 03 tháng; Tịch thu chai LPG vi phạm (điều chỉnh bởi Nghị định 67). Đối với Nghị định 99, thì hành vi “Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi, lưu trữ, thu gom chai LPG không thuộc sở hữu mà không có hợp đồng mua bán chai LPG, hợp đồng thuê chai LPG hoặc không có thoả thuận về việc trao đổi chai LPG với chủ sở hữu chai LPG, trừ trường hợp thuê nạp” bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng và giữ nguyên hình thức phạt bổ sung như Nghị định 67.

Pháp luật quy định là thế, song trên thực tế vẫn có thương nhân phân phối LPG tại thời điểm kiểm tra kho, bãi vẫn tồn trữ tới hàng ngàn, thậm chí cả vạn vỏ chai PLG không thuộc sở hữu mà không có hợp đồng mua bán chai LPG, hợp đồng thuê chai LPG hoặc không có thoả thuận về việc trao đổi chai LPG với chủ sở hữu chai LPG… song vẫn không bị xử lý..?  

Theo tôi, nguyên nhân chính là các thương nhân phân phối LPG, và không ít các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực kinh doanh khí ở địa phương chưa hiểu (hoặc cố tình không hiểu) về bản chất hàng hóa của vỏ chai LPG.

LPG là loại hàng hóa đặc biệt, dễ xảy ra cháy nổ nên chai LPG lưu hành trên thị trường đã được Chính phủ quy định rất cụ thể về khái niệm chai LPG và chủ sở hữu chai LPG.

Ví dụ như về chủ sở hữu chai LPG, khoản 5 Điều 3 Nghị 107 quy định: “5. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh LPG theo quy định tại Nghị định này, là chủ thể đã mua chai LPG từ nhà sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu hoặc mua lại từ thương nhân kinh doanh LPG khác (chủ sở hữu khác) theo hợp đồng chuyển nhượng hợp pháp, các chai này phải có đủ hồ sơ do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp, có thương hiệu đã được đăng ký theo quy định.”. Hay tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 19 có viết: “15. Chủ sở hữu chai LPG là thương nhân kinh doanh LPG đầu mối. Chai LPG phải có đủ hồ sơ do nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu cung cấp, có nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký theo quy định.”.

Trên thực tế kinh doanh LPG, thông thường chỉ có thương nhân sản xuất LPG (thương nhân có trạm nạp LPG) là ra bình và đi đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa. Còn thương nhân phân phối LPG thuần túy (không có trạm nạp LPG) thì không có nhãn hiệu hàng hóa cho riêng mình mà chủ yếu là ký hợp đồng mua bán chai LPG, hợp đồng thuê chai LPG  với chủ sở hữu chai LPG.

Chính vì thế nên trong kinh doanh LPG mới quy định việc ký cược vỏ chai LPG giữa chủ sở hữu chai LPG với thương nhân phân phối thuần túy. Và có như thế mới ràng buộc trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ và đăng kiểm vỏ chai LPG theo quy định của Nhà nước của chủ sở hữu chai LPG.

Và tại Nghị định 107 và Nghị định 19, Chính phủ cũng đã quy định rõ khái niệm về Ký cược chai LPG và Tiền ký cược chai LPG. Cụ thể tại khoản 21, 22 Điều 3 Nghị định 19 quy định:

“21. Ký cược chai LPG là việc khách hàng (tổng đại lý kinh doanh LPG, đại  kinh doanh LPG và người sử dụng LPG) giao một Khoản tiền cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG nhằm bảo đảm nghĩa vụ trả chai LPG mượn theo thỏa thuận để phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.

22. Tiền ký cược chai LPG là Khoản tiền của khách hàng có nhu cầu sử dụng chai LPG giao cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối là chủ sở hữu chai LPG đó để được chuyển quyền sử dụng chai LPG vào Mục đích phục vụ việc lưu thông, tồn chứa và sử dụng LPG.”. Thông thường tiền ký cược chai LPG bằng 1/3 giá trị chai LPG tại thời điểm chủ sở hữu chai LPG mua của nhà sản xuất.

  Cùng với đó, để điều chỉnh quan hệ “Ký cược”, Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định: “1. Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. 2. Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản.”.

Từ đây có thể khẳng định việc ký cược không kết lập quyền sở hữu cho người ký cược mà chỉ là để đảm bảo cho việc người ký cược thuê/mượn vỏ chai.

Quy định pháp luật là thế, song trên thực tế nhiều thương nhân phân phối LPG, và không ít các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực kinh doanh khí ở địa phương chưa hiểu (hoặc cố tình không hiểu) nên vẫn cho rằng những vỏ chai LPG mà thương nhân kinh doanh LPG thu gom được trong quá trình lưu thông và hiện lưu giữ trong kho của mình là thuộc quyền sở hữu của họ./.

(còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...