Khơi tăng nguồn lực thu hút kiều hối

2022-05-04 08:51:17 0 Bình luận
Việc thu hút nguồn kiều hối thời gian qua gửi về Việt Nam là một trong những nguồn lực tài chính đã và đang đóng góp quan trọng trong việc phát triển đất nước. Nguồn kiều hối gửi về nước phụ thuộc khá lớn vào chính sách tiền tệ và chính sách tài chính, trong đó có vai trò không nhỏ của ngành Ngân hàng.

Ấn tượng dòng kiều hối

Kiều hối được gửi về Việt Nam từ những năm 1980, chủ yếu là tiền gửi của người Việt định cư ở các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp… Nhưng từ năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của chuyên gia, lao động xuất khẩu và người đi học tập ở nước ngoài gửi về.

Dòng kiều hối ở nước ngoài vào Việt Nam trong suốt hai thập kỷ qua đã không ngừng tăng. Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng kiều hối khá cao nhưng số tiền không nhiều (cao nhất 6,3 tỉ USD/bình quân năm giai đoạn 2006 - 2010).

Giai đoạn 2011 – 2020, kiều hối tăng trưởng bình quân gần 7% (nếu trừ năm 2016 giảm thì bình quân các năm tăng trên 10%) nhưng quy mô lại tăng nhanh lên gần 15 tỉ USD (bình quân năm giai đoạn 2016 – 2020).

                                    Lượng kiều hối đã tăng gần như liên tục qua các năm; chỉ bị ngắt quảng (giảm xuống) trong 3 năm là năm 1997 (do khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á), năm 2009 (do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới) và năm 2016 (ảnh hưởng bởi chính sách ủng hộ nền kinh tế trong nước và chính sách nâng giá trị đồng USD của nước Mỹ đã khiến kiều hối về Việt Nam chậm lại).

Đáng chú ý lượng kiều hối vào Việt Nam đạt con số rất ấn tượng. Năm 2012 Việt Nam xếp thứ 7; năm 2013 lọt vào top 10 quốc gia có dòng kiều hối lớn nhất, với con số 11 tỉ USD; năm 2020 và 2021 mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng dòng kiều hối vẫn tăng.

Những đóng góp của nguồn kiều hối cho phát triển kinh tế đất nước là rất quan trọng. Nguồn kiều hối chiếm tỉ trọng lớn trong các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Có những thời kỳ, kiều hối còn tăng vượt so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Còn so với nguồn vốn ODA thì kiều hối vào Việt Nam luôn có giá trị lớn hơn và ổn định hơn. Trong 20 năm qua, kiều hối có giá trị bằng gần 80% nguồn vốn FDI và gấp 1,7 lần nguồn vốn ODA được giải ngân.

Đặc biệt, kiều hối còn đóng góp tạo nguồn ngoại tệ rất quan trọng cho các ngân hàng, giúp giảm áp lực, cân đối được nguồn vốn cho vay ngoại tệ, nhất là dịp cuối năm. Ngoài ra, lượng kiều hối giúp ổn định tỉ giá hối đoái. Nếu ngoại tệ khan hiếm, đồng Việt Nam mất giá, tỉ giá của VND đối với ngoại tệ sẽ lên cao và làm tăng lạm phát.

Dữ liệu thống kê cho thấy, lượng kiều hối bình quân thời kỳ 2001 – 2020 bằng 29% dự trữ ngoại tệ quốc gia. Có những thời kỳ, tỉ lệ này lên đến 43% (2011 – 2015), 69% (năm 2011).

Đáng chú ý lượng kiều hối đóng góp cho tăng trưởng GDP, nâng cao đời sống người lao động. Số liệu thống kê cho thấy, trong suốt thời kỳ 2001 – 2021, tổng lượng kiều hối bình quân chiếm khoảng 5,57% GDP (có những năm như 2008, 2010 tỉ lệ này hơn 7% GDP).

Trong những năm gần đây, với mức bình quân 15 tỉ USD kiều hối chuyển về mỗi năm và chiếm tỉ trọng không nhỏ trong GDP của Việt Nam đã góp phần cải thiện thu nhập bình quân đầu người.

Kiều hối hỗ trợ cán cân thanh toán quốc gia, cân bằng cán cân thương mại. Việc cán cân thương mại đã được cải thiện mạnh trong 5 năm trở lại đây nên tổng giai đoạn 2006 – 2020 chỉ thâm hụt 32,4 tỉ USD. Điều này một phần nhờ vào thặng dư về cán cân thương mại và phần lớn hơn nhờ thặng dư về tài khoản chuyển nhượng vãng lai, trong đó có kiều hối chuyển về Việt Nam. Chưa kể lượng tiền chuyển về  không qua kênh chính thức, kiều hối đã bù đắp cho thiếu hụt ngoại tệ và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán quốc tế.

Bên cạnh đó, kiều hối còn đóng góp cho sự gia tăng tiết kiệm của quốc gia và sự phát triển của thị trường tài chính.

Ngân hàng trong thu hút kiều hối       

Trong kết quả ấn tượng về thu hút lượng kiều hối phải kể đến 4 nguyên nhân khiến kiều hối tăng đó là:

Thứ nhất, kết quả của chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam tốt hơn như lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế khá cao, dự trữ ngoại hối nhà nước gia tăng. Pháp lệnh Ngoại hối sửa đổi theo hướng quản lý ngoại hối chặt chẽ, giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, tiến tới xóa bỏ việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán… đã tạo điều kiện giữ ổn định tỉ giá, tạo lập niềm tin để cho bà con Việt kiều gửi tiền về nước.

Thứ hai, chính sách thu hút kiều hối của ngành Ngân hàng không chỉ hấp dẫn mà còn khiến bà con tin tưởng hơn khi chuyển tiền về.

Thứ ba, các giải pháp mở rộng mạng lưới chuyển tiền và chi trả kiều hối được thực hiện qua các kênh hệ thống ngân hàng thương mại, tổ chức kinh tế, bưu điện… tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Số lượng các đơn vị chi trả kiều hối tăng cao với hơn 20 công ty và hàng chục ngân hàng thương mại.

Thứ tư, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn đã xuất hiện trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là trong những thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản và chứng khoán.

Như vậy, kiều hối chảy mạnh vào nước ta trong những năm qua phụ thuộc khá lớn vào chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Trong ngành Ngân hàng giữ vai trò chủ lực với nhiều chính sách, giải pháp để thu hút dòng tiền này.

                                      Khơi tăng thu hút kiều hối

Để tiếp tục khơi tăng nguồn kiều hối gửi về nước các ngành chức năng cần tăng cường giải pháp sau:

Một là, cần tiếp tục thực thi các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hai là, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, như giao thông, điện, nước, viễn thông, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh chính quyền số, hoàn thiện các quy định trong hoạt động đầu tư.

Ba là, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành các chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ, tỉ giá, dự trữ ngoại hối, lãi suất, tín dụng, thanh toán…) để đảm bảo hoạt động tài chính ngân hàng an toàn, hiệu quả.      

 

 

 

Tình hình thu hút kiều hối ở Việt Nam

 

 

 

 

 

 

Năm

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

2021

Cộng

Kiều hối (tỉ USD)

2,73

31,5

55,7

74,7

18,1

177,81

Kiều hối bình quân (BQ) năm

0,546

6,3

11,14

14,94

 

 

Tốc độ tăng BQ %

 

1153%

176%

134%

 

 

 

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; WB

 

 

Tình hình kiều hối, dự trữ ngoại tệ, GDP ở Việt Nam

 

 

 

 

Năm

2001-2005

2006-2010

2011-2015

2016-2020

Cộng

 

 

Kiều hối (tỉ USD)

2,73

31,5

55,7

74,7

165,31

 

 

Dự trữ ngoại tệ (DTNT)

27,5

82,7

129,6

329,8

569,6

 

 

GDP

339,98

484

900,3

1259,88

2984,16

 

 

Tỉ lệ kiều hối/DTNT

9,90%

38%

42,97%

22,65%

29%

 

 

Tỉ lệ kiều hối/GDP

0,80%

6,50%

6,18%

5,90%

5,70%

 

 

Nguồn: IMF; WB; Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; NHNN

 

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%

Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46

Hải Phòng và Hải Dương xây dựng Đề án hợp nhất hai tỉnh, thành

Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa có Kết luận số 555-KL/TUHP-TUHD về việc “xây dựng Đề án hợp nhất 2 tỉnh, thành; công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Hải Phòng sau hợp nhất, nhiệm kỳ 2025 -2030”.
2025-04-23 07:18:01

Triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định thông tin

Phương pháp lấy mẫu ADN thân nhân liệt sỹ đang được các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tích cực triển khai để sớm xác định danh tính, phần mộ của các liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc.
2025-04-22 23:50:31

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 sẽ diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 22/4, tại Hà Nội, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến 8/5 với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.
2025-04-22 21:54:23

Một lá cờ trong ly cà phê và thông điệp lặng lẽ về lòng yêu nước

Giữa những dòng trạng thái nhạt nhòa lòng biết ơn, tinh thần dân tộc lại bừng lên từ một ly cà phê – được pha bằng cả trái tim...
2025-04-22 14:35:39
Đang tải...