Kịp thời trợ giúp người yếu thế

2017-09-10 13:37:16 0 Bình luận
Tập trung người lang thang xin tiền, người tâm thần cơ nhỡ, người cao tuổi và trẻ em bị lạc gia đình… để chăm sóc, hỗ trợ không chỉ thể hiện quan điểm nhân văn của TP Hà Nội đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh thành phố thân thiện, văn minh. Tuy nhiên, để chính sách này phát huy tác dụng hơn nữa cần sự phối hợp từ nhiều phía.

Khu nhà dành đón người vô gia cư vào ở trong dịp Tết Nguyên đán 2017 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Ảnh: Bùi Tuấn


Mở rộng đối tượng giúp đỡ

So với những năm trước, số lượng người lang thang trên địa bàn TP Hà Nội hiện đã giảm nhiều. Những địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người như công viên, vườn hoa, di tích, khu vực tổ chức lễ hội... cũng ít xuất hiện người lang thang, nhất là những người lang thang xin tiền, gây phản cảm.

Theo đánh giá của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, số người lang thang giảm dần là nhờ những chính sách phù hợp và sự quan tâm của chính quyền TP Hà Nội đối với các đối tượng yếu thế thông qua những phần việc đang được triển khai sâu rộng. Từ ngày 16-7-2009, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 90/2009/QĐ-UBND về tập trung người lang thang xin ăn, xin tiền cũng như những người tâm thần cơ nhỡ trên địa bàn để tiện cho việc chăm sóc, hỗ trợ đối với họ. Trên tinh thần đó, đội trật tự xã hội lưu động thuộc các trung tâm bảo trợ xã hội đã được thành lập, hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong năm nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng cần giúp đỡ.

Ngoài ra, TP Hà Nội còn có chính sách hỗ trợ đột xuất đối với người vô gia cư vào những dịp đặc biệt. Các chính sách thể hiện sự quan tâm của TP Hà Nội giúp cho hàng vạn lượt người vượt qua hoàn cảnh khốn khó; gần 6 nghìn lượt người lang thang, chủ yếu là người có hộ khẩu ở các tỉnh, thành phố khác đã được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc TP Hà Nội hoặc được tạo điều kiện trở về với người thân.

Nhằm mở rộng đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6053/QĐ-UBND, ngày 29-8-2017, thay thế cho các quyết định trước đó về thực hiện công tác tập trung giúp đỡ người lang thang. Theo quyết định mới, người dẫn theo trẻ em, người khuyết tật bán hàng rong đeo bám, chèo kéo người đi đường, người cao tuổi, trẻ em bị lạc gia đình, người lang thang sinh sống ở nơi công cộng trong dịp Tết Nguyên đán hoặc trong điều kiện thời tiết rét đậm dưới 10 độ C cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ. Sau khi tiếp nhận, những người lang thang sẽ được đưa đến các cơ sở bảo trợ xã hội của thành phố để chăm sóc, nuôi dưỡng, chờ đưa về nơi cư trú hoặc nuôi dưỡng lâu dài đối với những người chưa xác định được địa chỉ cư trú. Người mắc bệnh tâm thần lang thang được đưa đến các bệnh viện để được chăm sóc. Người lang thang ốm yếu, suy kiệt sẽ được đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị ổn định.

“Việc mở rộng đối tượng người lang thang thể hiện tinh thần nhân văn, nhân ái của chính quyền và nhân dân Thủ đô, góp phần bảo vệ trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế khác”, ông Khuất Văn Thành, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định.

Cần giải pháp bền vững

Anh Nguyễn Văn Hải, thành viên Đội trật tự xã hội lưu động thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết, những năm trước, việc tập trung người lang thang khá dễ dàng bởi đa số là những người yếu thế cần được quan tâm chăm sóc, hỗ trợ. Hiện nay, không ít người cố tình lợi dụng người thuộc nhóm người yếu thế để trục lợi.

Thậm chí, một số người lang thang xin tiền hoặc núp bóng bán hàng rong có lực lượng “bảo kê”, sẵn sàng chống đối, kiện cáo khi đội trật tự xã hội lưu động thi hành nhiệm vụ. Một số đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV hoặc có “thâm niên” lang thang thường có hành vi đe dọa, chống trả những người thi hành nhiệm vụ. Từ thực tế đó, anh Nguyễn Văn Hải mong muốn chính quyền các địa phương, các ngành chức năng đồng hành, phối hợp chặt chẽ cùng đội trật tự xã hội lưu động trong quá trình phát hiện, tập trung người lang thang.

Đại diện quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội cũng xác nhận, một số đối tượng lang thang vào các trung tâm bảo trợ xã hội đến hai lần nhưng khi trở lại cộng đồng vẫn chọn con đường “hành nghề... lang thang” với những chiêu thức vô cùng tinh vi. Một số người đã từ chối tiếp nhận sự quan tâm, thậm chí có người còn nhận được sự “bảo lãnh” để có thể trở lại cộng đồng, dù vẫn đang ở trong hoàn cảnh không có nơi nương tựa.

“Thực tế cho thấy, trên địa bàn thành phố xuất hiện một số đối tượng lợi dụng trẻ em và người khuyết tật để tổ chức bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo khách đi đường. Hành vi này là vi phạm pháp luật, cần được chấn chỉnh”, ông Nguyễn Văn Lưu, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội số 1 nhận định.

Theo ông Lê Công Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội số 2, để giải quyết vấn đề nói trên thì ngoài giải pháp của chính quyền địa phương như tập trung người lang thang để tiện chăm sóc, gia đình, dòng họ của những đối tượng yếu thế cần quan tâm nhiều hơn đến người thân, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt nhất. Chính quyền các địa phương cần tăng cường quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, có giải pháp trợ giúp những đối tượng yếu thế ngay tại gia đình, cộng đồng. Với những người lang thang có khả năng lao động, các ngành, địa phương cần tìm cách giúp họ học nghề, tìm kiếm việc làm bền vững; đồng thời xử lý nghiêm những đối tượng lợi dụng người khuyết tật, trẻ em để trục lợi.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...