Ký ức Điểm cao 1015 (Charlie) - 1049 (Delta) - 48 năm nhớ lại - PHẦN II: TRỞ VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI (Tiếp theo)

2020-04-18 09:19:33 0 Bình luận
“Các cậu đã làm được những việc tưởng chừng như rất khó khăn, mà 45 năm qua chưa ai dám đề cập tới. Sự thành công này là kết tinh của tình thương yêu đồng đội, nó được phôi thai và sinh ra trong gian khổ ác liệt”.

Đó là lời tâm huyết của Trung tướng Khuất Duy Tiến - trưởng Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 khi nghe chúng tôi báo cáo hai nhà bia 1015 -1049 bước vào giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị các công việc làm lễ khánh thành…  

2. Những người lính tóc bạc lưng còng trở về chiến trường xưa tri ân đồng đội

 Ngày 20 - 22/12/2017, Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh chăm lo công tác hậu cần cho toàn bộ anh em chuẩn bị lên đường như: quần áo tư trang, lương thực thực phẩm, thuốc men....

Ngày 23/12/2017, trong buổi lễ xuất quân vào xây dựng nhà bia, dưới sự chủ trì của Dại tá Nguyễn Thế Tân - Phó trưởng Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư đoàn 320, trưởng ban chiến tích chiến trường cùng Đại tá Phạm Sỹ Độ, Đại tá Đào Xuân Sy, nhiều chiến binh bày tỏ tâm nguyện xung phong đi nhưng vì nhiệm vụ đợt 1 chưa có nhu cầu lớn nên ban tổ chức đã chốt lại quân số 28 đồng chí đã được ghi danh. Đồng chí Đặng Văn Quyền - Phó Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh làm trưởng đoàn, tổ chức và làm công tác chuẩn bị đưa anh em vào xây dựng nhà bia.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm trước lúc xuất quân về chiến trường xưa làm nhiệm vụ  

Như vậy, sau 45 năm diễn ra trận đánh tại hai điểm cao này, lực lượng xây dựng nhà bia chính lại là 28 chiến binh Nghệ An - Hà Tĩnh (trong đó có 1 người là vợ chiến binh xung phong đi vào nấu cơm phục vụ). Họ là những người đã từng chiến đấu trên hai điểm cao, nay trở về đời thường dù tuổi cao sức yếu, trong đó có những người trên mình vẫn mang thương tích của cuộc chiến tranh, người ít tuổi nhất 64 tuổi, cao nhất 72 tuổi. Đại tá Nguyễn Thế Tân - Trưởng Ban Chiến tích chiến trường đã ân cần dặn dò anh em từng chi tiết nhỏ nhất, cụ thể nhất, có tầm quan trọng nhất cho cuộc hành quân về chiến trường xưa lần này. Trong lễ xuất quân, Đại tá Nguyễn Thế Tân đã cân nhắc 2 trường hợp là: chiến binh Hồ Sỹ Tường và chiến binh Nguyễn Văn Chất (bị bệnh hiểm nghèo), anh đã không đồng ý để hai đồng chí này đi do đang mang bệnh, nhưng với nghị lực và quyết tâm của một người lính, chiến binh Hồ Sỹ Tường và Nguyễn Văn Chất đã đứng dậy với lời nói dõng dạc, dứt khoát và khẩn cầu: “đề nghị các đồng chí cho chúng tôi được đi”. Họ đã thể hiện đúng bản chất người lính Cụ Hồ, họ như những vì sao tỏa sáng trong muôn vàn vì sao của những chiến binh khi trở về đời thường. Trước lời nói và hành động của hai đồng chí, Đại tá Nguyễn Thế Tân thường ngày nói rất to nhưng lúc này giọng anh trầm lại, nhỏ nhẹ: “Các anh là những người đã từng sống và chiến đấu ở điểm cao 1015- 1049, giờ này các anh lại hăng hái xung phong trở lại nơi này để xây dựng nhà bia tri ân đồng đội. Tôi cũng như tất cả mọi người ngồi đây không có quyền, không nỡ lòng cản trở tấm lòng vàng của các anh. Tôi và mọi người đồng ý để các anh được đi, cầu mong sao cho các anh vào nơi đó và trong những ngày công hiến sức lực của mình để tri ân đồng đội được vạn sự bình an. Xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, cảm ơn tất cả chiến binh là thành viên của Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh có mặt tại buổi lễ xuất quân hôm nay và chúc các anh thượng lộ bình an”.

Sau lời phát biểu của Đại tá Nguyễn Thế Tân, cả hội trường rơi vào khoảng lặng, cái khoảng lặng thiêng liêng tựa hồ như khoảng lặng trước giờ nổ súng mà sau đó là cuộc chiến bắt đầu.

Dặn dò và giao nhiệm vụ cho các chiến binh xong, ngay tối 23/12/2017 Đại tá Nguyễn Thế Tân và đồng chí Lê Mạnh Hải - Trưởng Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh lên xe đi trước vào Kon Tum để “tiền trạm” chăm lo công tác hậu cần: nơi ăn ở, lán trại và phương án cung cấp vật tư, vận chuyển nước lên điểm cao, để khi các chiến binh Nghệ An - Hà Tĩnh vào là có nơi ở và đủ điều kiện triển khai công việc.

Sáng ngày 24/12/2017, bộ phận tiền trạm đã có mặt ở Sa Thầy, thời gian chuẩn bị chỉ được phép trong 48 tiếng đồng hồ (24 -25/12/2017).

Khi mọi người chưa nhìn rõ mặt nhau, đường phố còn vắng lặng, đúng 5 giờ sáng ngày 25/12/2017, các chiến binh tại số nhà 79/81 đường Lê Lợi, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An, dưới sự chỉ huy của đồng chí Đặng Văn Quyền - Phó Ban liên lạc truyền thống Đại Đoàn Đồng Bằng Sư Đoàn 320 Nghệ An - Hà Tĩnh, đoàn chiến binh lên xe xuất phát về chiến trường xưa. 5 giờ sáng ngày 26/12/2017, đoàn đã có mặt tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Sau khi đến nơi, đoàn đến dâng hương tại nghĩa trang Sa Thầy. Đứng trước anh linh các anh hùng liệt sỹ nằm tại nơi đây, mọi người bồi hồi và xúc động thầm nói với các anh rằng: “đồng đội ơi chúng tôi đã về, về cái nơi mà cách đây nửa thế kỷ các anh nằm lại nơi này để xây dựng nhà bia tưởng nhớ các anh. Nhà bia sẽ là nơi hội tụ anh linh các anh nằm rải rác trên các điểm cao, để anh linh các anh có chỗ tránh những cơn mưa, cái nắng, sương gió lạnh nơi núi rừng hoang vắng”. Trong lời cầu nguyện, họ thầm gọi tên đồng đội, những lời cầu nguyện hòa quyện khói hương trên những nấm mồ liệt sỹ về cõi thiên thu.

Vừa ổn định nơi ăn ở, Đoàn đã bắt tay ngay vào việc triển khai xây dựng nhà bia theo hồ sơ thiết kế và kế hoạch đã được lập trước lúc lên đường

Làm lễ ở nghĩa trang Sa Thầy xong, họ di chuyển về xã Rờ Kơi, nơi đã có những cái máy cày, xe độ chờ sẵn để đưa các chiến binh lên dãy điểm cao. Sau nhiều giờ vật lộn lăn lóc trên những thùng xe máy cày, xe độ, …vượt qua đèo dốc, suối sâu hiểm trở, 13 gờ 30 phút họ có mặt ở điểm cao 1049; 15 giờ 30 họ có mặt ở điểm cao 1015 (mỗi điểm cao gồm 14 chiến binh). Họ bồi hồi xúc động gặp lại đồng đội cũ, trước mắt họ hiện về hình ảnh những đồng đội thân thương. Họ muốn ôm cả điểm cao, cả không gian trống vắng mà trong đó có linh hồn của những người lính năm xưa thật chặt vào lòng mình. Sau khi lên đến hai điểm cao, họ kiếm củi, kê bếp để lo bữa cơm trưa khi mặt trời đã chếch về chiều.

Nơi hoạt động của tổ hậu cần

Mặc dầu vừa trải qua chặng đường dài dằng dặc cả ngàn cây số, đầy gian nan vất vả, khi lên đến điểm cao, tưởng chừng như cái mệt mỏi của tuổi cao sức yếu sẽ đè bẹp ý chí các chiến binh triển khai các công việc, nhưng ngược lại, gương mặt của các chiến binh lại hồ hởi, phấn khởi, hình như một thế giới tâm linh huyền bí nào đó đã truyền cho họ có thêm nghị lực và sức khỏe phi thường để có thể bước ngay vào công việc. Họ vừa ổn định nơi ăn ở vừa bắt đầu triển khai xây dựng nhà bia theo hồ sơ thiết kế và kế hoạch đã được lập trước đó. Điều kiện địa hình phức tạp, nơi ăn ở khó khăn, nằm lán ngủ rừng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đủ bề, chỗ ở và công trình xây dựng xa nơi có nước hàng cây số, họ chỉ tắm mỗi tuần một lần (mỗi lần tắm chỉ được 15 lít nước), ưu tiên nước để xây dựng, tiết kiệm nước đánh răng rửa mặt để nấu ăn (0,5 lít nước để đánh răng rửa mặt). Lại một mùa khô Tây Nguyên sau 46 năm, 28 chiến binh phơi mình trong cái nắng, cái gió và những cơn mưa trái chiều trên các điểm cao giữa muôn vàn khó khăn. Ông mặt trời mang cái nắng gay gắt giữa mùa khô suốt ngày theo họ trên đôi vai gầy như muốn nung họ thành những viên sỏi đá. Trở lại nơi đây mới thấy hết cái khắc nghiệt của khí hậu trên đỉnh cao Tây Nguyên. Trong một ngày có đủ 4 mùa, gió lồng lộng suốt ngày đêm, muốn nấu ăn phải đào bếp hoàng cầm, ngày trời nắng như đổ lửa, đêm trời lạnh, gió rét và mưa. Mặc dù khó khăn vất vả là vậy, những người lính già thấy mình như được anh linh các anh hùng liệt sỹ tiếp sức để đôi chân cứng cáp hơn và thấy mình trẻ lại như ngày xưa ấy. Chính những thứ tình cảm thiêng liêng đó đã thôi thúc, tạo nên liều thuốc nuôi dưỡng lòng quyết tâm của người chiến binh, khắc phục mọi khó khăn trở ngại và một lần nữa họ đã chiến thắng trên dãy điểm cao này, họ chiến thắng trong gian khổ, chiến thắng sự hèn mọn tầm thường của cuộc sống đời thường để về lại nơi rừng núi đại ngàn xây nhà bia tưởng nhớ các anh.

Tiếp nước lên điểm cao

Quá giờ trưa họ không cảm thấy cơn đói dày vò, họ phân công người nấu cơm, người đào hố móng... Trước lúc giơ cuốc, xẻng bổ vào mảnh đất thiêng, một giọng nói “địa phương” cất lên không quên nhắc nhở anh em: “bây ơi, vừa làm vừa để ý xem có di vật hoặc xương cốt anh em mình sót lại nơi này không nhé”. Câu nói tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chứa đựng cả bầu trời đầy kỷ niệm về cuộc chiến vô cùng ác liệt và tình yêu thương đồng đội vô bờ bến khi xương máu các anh đã quyện vào lòng đất.

Sau 16.795 ngày đêm, có lẽ đây là đêm đầu tiên trên hai điểm cao có những người lính già ngủ lại nơi đây. Và chính họ là đồng đội của các linh hồn nằm lại nơi này sau 46 năm. Khi màn đêm buông xuống, nhiệt độ xuống thấp, giá lạnh tê tái ùa về xâm chiếm không gian, càng về khuya gió càng mạnh, những cơn gió thổi làm nhà bạt mong manh, yếu ớt nằm đơn côi trên đỉnh đồi tưởng chừng như muốn bay theo chiều gió. Các chiến binh phải ra ngoài, tìm vật nặng như đất, đá hoặc dụng cụ lao động để đè chặt xung quanh chân nhà bạt. 46 năm đi qua, những người lính già đêm nay lại ngả lưng trên chiếc sạp được làm bằng tre nứa, cảm giác lạnh thấu xương của những cơn gió đêm cao nguyên. Bao kỷ niệm ngày xưa hiện về làm thổn thức trái tim người chiến binh. Tưởng chừng, sau những ngày hành quân vất vả, vượt hàng ngàn cây số từ Nghệ An lên thẳng điểm cao, sự mệt nhọc sẽ đè bẹp họ, đưa họ vào giấc ngủ vùi, nhưng cảm giác được về lại nơi đây là về trong tình thương yêu vô bờ bến, về với kỷ niệm đồng đội. Trong màn đêm lạnh giá, trời tối đen tưởng chừng như xắt ra được, lẫn trong tiếng gió rít gào ngoài kia họ nghe như có tiếng bước chân di chuyển của đồng đội. Văng vẳng quanh đây tiếng đồng đội gọi nhau và tiếng hô “xung phong”, tiếng bước chân ào ào như vũ bão của những người lính Sư đoàn 320 năm xưa đang đạp hàng rào tiến công điểm cao.

Bữa cơm đạm bạc của các chiến binh gia trên điểm cao

Nơi nghỉ của các chiến binh già trên điểm cao

Ơ kìa, bóng dáng những người đồng đội năm xưa bỗng hiện về lồng lộng giữa trời mây. Hình ảnh người lính anh dũng, kiên cường xông pha trong trận đánh đã ngã xuống nơi đây. Giây phút lâm chung, họ gọi tên người thân trước lúc đi xa.... Sạc ly ơi - Delta ơi! 1015 - 1049 ơi! Mảnh đất này sao mà linh thiêng đến thế...!

(còn nữa)

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
2024-04-18 11:46:40

Lời chia buồn

Nhận được tin Cụ La Đức Đan là thân phụ ông La Đức Hùng- Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng đã tạ thế vào hồi 23h20’ ngày 17/04/2024 (tức ngày 9/3 năm Giáp Thìn), tại Lào Cai. Ban Biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hoà nhập gửi tới ông La Đức Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2024-04-18 11:29:00

Chủ tịch HĐND Hải Phòng thăm cựu thanh niên xung phong Điện Biên Phủ

Chiều 17/4, Chủ tịch HĐND TP Phạm Văn Lập đi thăm, tặng quà thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến - những người đã có nhiều cống hiến to lớn, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
2024-04-18 09:36:19

Bí thư Thành ủy Hải Phòng thăm chiến sĩ Điện Biên ở Hải An

Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến hiện đang sinh sống tại địa bàn quận Hải An.
2024-04-18 09:28:29

Nam Định: Thành lập Hội Thương binh nặng tỉnh

Đồng chí Nguyễn Trung Sơn - Trưởng Ban vận động thành lập Hội được bầu làm Chủ tịch Hội Thương binh nặng tỉnh Nam Định nhiệm kỳ 2024-2029.
2024-04-17 18:18:05

Khách hàng HDBank rộn ràng nhận thưởng “tiền tỷ”

HDBank hoàn tất trao thưởng 10 sổ tiết kiệm giá trị cao cho 10 khách hàng may mắn nhất trong chương trình “Khai Xuân Đắc Lộc - Năm Mới Phát Tài cùng HDBank”. Tỷ phú đầu năm 2024 của HDBank đến từ xứ rừng ngập mặn - huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2024-04-17 16:35:01
Đang tải...