Kỳ thi tuyển sinh ĐH: Trường ngoài công lập muốn tự chủ, Bộ muốn "bao sân"!

2015-10-29 23:46:25 0 Bình luận
TS Bùi Thiện Dụ, Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông: "Hãy tổ chức một kỳ thi thuần túy là tốt nghiệp THPT ở các địa phương do các trường THPT tại liên xã hoặc huyện tổ chức, dưới sự phụ trách điều hành của các Sở GD&ĐT!

Đề thi THPT Quốc gia không có gì thay đổi

Trong sáng ngày 28/10, tại trường ĐH Kinh doanh công nghệ, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Chủ trì hội thảo là GS. Trần Hồng Quân –Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam. Trong hội thảo còn có các lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Vụ Đại học, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng thành viên...

Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức hội thảo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ

Hội thảo nêu ra loạt vấn đề được dư luận quan tâm như: Có cần thiết tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không? Lựa chọn môn thi thế nào để học sinh quan tâm, học toàn diện? Cách ra đề thi để đánh giá trình độ học đại trà? Thời điểm thi tốt nghiệp THPT lúc nào thuận lợi nhất? Cách tổ chức thi có nên chia làm 2 loại cụm hay không?

Phát biểu trong Hội thảo, PGS Văn Như Cương nói: "Nên tách biệt kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH với điểm nhìn và cách thực hiện khác kỳ thi cũ. Cụ thể, việc xét tốt nghiệp nên giao cho các Sở GD&ĐT thực hiện theo cách đơn giản và nhanh chóng. Bài thi có thể áp dụng hình thức thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội (một bài tổng hợp duy nhất bao gồm tất cả các môn). Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là 99 hay 100% không phải là vấn đề quan trọng. Còn kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao quyền tự chủ cho các trường tự quyết theo mô hình riêng".

 
 

 

PGS Văn Như Cương chỉ ra những điểm chưa đạt của kỳ thi THPT quốc gia với mục đích hai trong một khi không đạt được mục đích: Giảm căng thẳng, tài chính và đánh giá đúng năng lực của người học.

<a rel="gallery" title="PGS Văn Như Cương chỉ ra những điểm chưa đạt của kỳ thi THPT quốc gia với mục đích hai trong một khi không đạt được mục đích: Giảm căng thẳng, tài chính và đánh giá đúng năng lực của người học. " class="fancybox" src="http://filemanager.vnedutech.vn/hoanhap/article/mainimages/saveimages/2182_infonet__hoi_thao_2_2.JPG" style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: #990000; background: transparent;">
PGS Văn Như Cương chỉ ra những điểm chưa đạt của kỳ thi THPT quốc gia với mục đích hai trong một khi không đạt được mục đích: Giảm căng thẳng, tài chính và đánh giá đúng năng lực của người học.

“Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là Bộ GD&ĐT đã ôm đồm toàn bộ kỳ thi vào mình. Vì sao Bộ GD&ĐT giao việc cho các trường phổ thông từ A-Z rồi quản lý khâu cuối là Z (tương ứng với thi tốt nghiệp). Ở các trường đại học, Bộ lại nắm phần A (tuyển sinh đầu vào). Kỳ thi THPT quốc gia không đánh giá được năng lực người học khi kết hợp hai kỳ thi khác nhau hoàn toàn về mục đích là tốt nghiệp đại trà và chọn năng lực thực sự.

Chúng ta thử so sánh hai thí sinh cùng đạt 6 điểm nhưng một người đạt 6 điểm đại trà và một người đạt 4 điểm nâng cao + 2 điểm đại trà liệu có khác nhau? Tại sao thí sinh thi vào các trường như Bách khoa, Ngân hàng, Sư phạm lại chỉ thi một môn Toán giống nhau, trong khi đó bản chất ngành học (ứng dụng Toán, giảng dạy Toán) hoàn toàn khác nhau. Thêm nữa, đề Toán của chúng ta 10 năm nay không thay đổi, vẫn là các dạng khảo sát hàm số, giải phương trình, bất phương trình, hình học không gian…)” - PGS Văn Như Cương phân tích.

Cùng chung quan điểm với PGS Văn Như Cương, TS Bùi Thiện Dụ - Hiệu trưởng ĐH Dân lập Phương Đông nói: "Hãy tổ chức một kỳ thi thuần túy là tốt nghiệp THPT ở các địa phương do các trường THPT (hoặc các cụm trường THPT) tại liên xã hoặc huyện, dưới sự phụ trách điều hành của các Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT".

<a rel="gallery" title="Ông Dụ nhấn mạnh: “Xã hội nên tin và yên tâm là các địa phương, các trường THPT có khả năng và sẽ làm tốt. Vì họ đã đào tạo suốt 12 năm học, không có lý do gì lại không hoàn thành kỳ thi cuối”. " class="fancybox" src="http://filemanager.vnedutech.vn/hoanhap/article/mainimages/saveimages/2182_infonet__hoi_thao_1_1_1.JPG" style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: #990000; background: transparent;">
Ông Dụ nhấn mạnh: “Xã hội nên tin và yên tâm là các địa phương, các trường THPT có khả năng và sẽ làm tốt. Vì họ đã đào tạo suốt 12 năm học, không có lý do gì lại không hoàn thành kỳ thi cuối”.

Ông Dụ nhấn mạnh: “Xã hội nên tin và yên tâm là các địa phương, các trường THPT có khả năng và sẽ làm tốt. Vì họ đã đào tạo suốt 12 năm học không có lý do gì lại không hoàn thành kỳ thi cuối”.

Nhiều trường chưa sẵn sàng và chưa đủ năng lực để tự chủ

Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng khẳng định, Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường trong tuyển sinh từ kỳ thi vừa qua 2014-2015. Chính vì vậy đã có hơn 200 trường đưa ra đề án tuyển sinh riêng được Bộ GD&ĐT ủng hộ và đồng hành. Thực chất có nhiều trường chưa sẵn sàng và chưa đủ năng lực để tự chủ.

Còn nói về kỳ thi, ông Mai Văn Trinh phân tích: "Nguyên tắc của giáo dục là thi phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong chương trình phổ thông. Các môn học đều có đề thi mở, đánh giá năng lực người học. Có thể đối với môn Toán chưa thực sự rõ ràng nhưng các đề thi THPT quốc gia 2014-2015 khác đã gắn liền thực tiễn khi nói về dịch Mers. Hơn nữa, đề thi không chỉ áp dụng cho học sinh ở các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP HCM mà còn dành cho học sinh trên các nước với nhiều tỉnh thành còn gặp khó khăn".

<a rel="gallery" title="Mai Văn Trinh phân tích: 'Nguyên tắc của giao dục là thi phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong chương trình phổ thông. " class="fancybox" src="http://filemanager.vnedutech.vn/hoanhap/article/mainimages/saveimages/2182_infonet__hoi_thao_1_3.JPG" style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; color: #990000; background: transparent;">
Mai Văn Trinh phân tích: "Nguyên tắc của giao dục là thi phải phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong chương trình phổ thông.

GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổng hợp những góp ý chung của các đại biểu, đại diện cho các trường chia sẻ: Nên tách kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ riêng biệt. Kỳ thi tốt nghiệp THPT nên có tác dụng “thi để đạt” chứ không phải “thi để tuyển”. Vì thế có thể tổ chức thi nhiều đợt trong năm để giảm áp lực. Kỳ thi tuyển sinh đại học nên giao cho các trường chủ trì, phía Bộ GD&ĐT xây dựng nguyên tắc, quy chế.

 

Theo GS Trần Hồng Quân, về học đại học điều quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải đầu vào. Việc xét tuyển theo ngành cũng quan trọng hơn việc xét tuyển theo trường. Bởi thí sinh có quyền lựa chọn trường tốt hay không, nhưng ngành học là việc thí sinh theo đuổi cả cuộc đời.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng chia sẻ: Kỳ thi THPT quốc gia đã đạt được những kết quả tốt, thể hiện sự góp sức của toàn xã hội khi từ hệ thống chính trị đến những người dân bình thường nhất, Bộ GD&ĐT không ôm đồm. Liên quan đến công tác ra đề thi, và tổ chức các cụm thi đều do các thầy, cô giáo ở trường phổ thông là những thành viên làm đề thi. Việc tổ chức các cụm cũng chính là các trường phổ thông, các sở GD&ĐT và các trường đại học trực tiếp thực hiện.

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng khẳng định: Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự chủ cho các trường thông qua đề án tuyển sinh riêng và Bộ hoàn toàn ủng hộ các trường thực hiện theo chủ trương này. Tuy nhiên thực tế, với tư cách từng là hiệu trưởng đại học, để tự chủ tuyển sinh vừa mừng vừa lo, vì tự chủ là phải có năng lực nhất định. Ví dụ vấn đề ra đề thi, bảo mật đề thi là một khâu khó cần suy nghĩ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48

Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024: Lần đầu tiên tổ chức bắn pháo hoa

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng 2024 với chủ đề “Bừng sáng miền di sản” sẽ có hơn 70 sự kiện và nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong tháng 5. Nhiều doanh nghiệp đã chung tay hỗ trợ Lễ hội số tiền gần 25 tỷ đồng.
2024-04-26 07:52:37

Phụ nữ Cảnh Dương hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hội viên

Chiều 25/4, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam xã Cảnh Dương tổ chức Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam xã lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029.
2024-04-25 17:35:00
Đang tải...