Luật Báo chí không chỉ dành riêng cho người làm báo
2016-07-14 15:40:21
0 Bình luận
Nói về những điểm mới của Luật Báo chí 2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh luật không chỉ dành riêng cho những người làm báo mà cho mọi công dân Việt Nam, áp dụng cho mọi hoạt động liên quan đến báo chí.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh vấn đề này tại hội nghị toàn quốc quán triệt thực hiện Luật Báo chí 2016 và triển khai góp ý sửa đổi, bổ sung quy định đạo đức người làm báo Việt Nam đã được tổ chức sáng 14/7 tại Hà Nội.
Bộ trưởng nhấn mạnh điểm mới của Luật Báo chí 2016 là mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Luật quy định về quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí...
Đặc biệt, Luật Báo chí 2016 áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan đến hoạt động báo chí tại Việt Nam.
“Điều này đồng nghĩa với việc kể cả người nước ngoài tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Luật Báo chí 2016 cũng quy định rõ hơn về quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, quyền được cung cấp thông tin, phản hồi, tiếp cận, khiếu nại trên báo chí.
"Có các quy định về việc Nhà nước bảo hộ các quyền này nhưng cũng bảo đảm các quyền này không bị lợi dụng. Đặc biệt, Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng phát", ông Trương Minh Tuấn nói.
Luật cũng quy định rõ hơn các quyền tác nghiệp của báo chí và nhà báo, về trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước, trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của nhà báo, các tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo...
Luật hóa đạo đức nghề nghiệp người làm báo
Đánh giá cao những kết quả mà hệ thống báo chí trong những năm qua đã đạt được nhưng Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân, nhà báo Thuận Hữu cũng cho hay, hiện nay một số tờ báo còn có tình trạng đăng/phát tin bài giật gân câu khách, kích dục, thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.
Trong khi đó, tình trạng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng gia tăng, thiếu tính nhân văn. Có nhà báo lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí, công việc của mình để trục lợi cá nhân, trái với đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
Cùng quan điểm trên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khi nói về các điểm bổ sung của Luật Báo chí 2016 cho hay vấn đề đạo đức nghề nghiệp người làm báo đã được luật hóa.
Đây cũng là điểm mới và Hội Nhà báo có nhiệm vụ triển khai quy định đạo đức nghề nghiệp, nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ và sẽ bị thu hồi thẻ nếu vi phạm quy định đạo đức nghề báo.
"Chuẩn mực quan trọng nhất của nhà báo là sự liêm chính, liêm khiết và chính trực. Sự nhũng nhiễu của báo chí với doanh nghiệp khiến doanh nghiệp vừa ghét, vừa sợ nhà báo. Điều này làm khổ những người làm báo chân chính", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Do vậy, về việc lấy ý kiến về quy định đạo đức nghề nghiệp nhà báo lần này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn mong các ý kiến đóng góp sẽ tập trung vào việc chống lại sự xung đột lợi ích và chống các hành vi lạm dụng nghề nghiệp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh việc nhà báo phải tìm được sự thật, cân nhắc sự kiện đưa lên mặt báo, hoạt động báo chí độc lập, không bị chi phối khi viết bài; nếu báo chí sai thì có trách nhiệm giải trình…
Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương, 61 điều, trong đó có 31 điều mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung; xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, của nhà báo, hội viên, đặc biệt là việc chế tài, luật hóa những điều được phép và những điều cấm của Luật Báo chí; xử phạt sai phạm…
Việc học tập và quán triệt Luật Báo chí 2016 sẽ được tổ chức sâu rộng trên cả nước cho đến khi Luật chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2017.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP/Phan Trang |
Bộ trưởng nhấn mạnh điểm mới của Luật Báo chí 2016 là mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: Luật quy định về quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí...
Đặc biệt, Luật Báo chí 2016 áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan đến hoạt động báo chí tại Việt Nam.
“Điều này đồng nghĩa với việc kể cả người nước ngoài tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí”, Bộ trưởng cho biết.
Theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Luật Báo chí 2016 cũng quy định rõ hơn về quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, quyền được cung cấp thông tin, phản hồi, tiếp cận, khiếu nại trên báo chí.
"Có các quy định về việc Nhà nước bảo hộ các quyền này nhưng cũng bảo đảm các quyền này không bị lợi dụng. Đặc biệt, Nhà nước không kiểm duyệt báo chí trước khi đăng phát", ông Trương Minh Tuấn nói.
Luật cũng quy định rõ hơn các quyền tác nghiệp của báo chí và nhà báo, về trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan Nhà nước, trách nhiệm bảo vệ nguồn tin của nhà báo, các tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo...
Luật hóa đạo đức nghề nghiệp người làm báo
Đánh giá cao những kết quả mà hệ thống báo chí trong những năm qua đã đạt được nhưng Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân, nhà báo Thuận Hữu cũng cho hay, hiện nay một số tờ báo còn có tình trạng đăng/phát tin bài giật gân câu khách, kích dục, thiếu văn hóa, thiếu tính giáo dục.
Trong khi đó, tình trạng nhà báo lạm quyền và cửa quyền ngày càng gia tăng, thiếu tính nhân văn. Có nhà báo lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan báo chí, lợi dụng vị trí, công việc của mình để trục lợi cá nhân, trái với đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
Cùng quan điểm trên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khi nói về các điểm bổ sung của Luật Báo chí 2016 cho hay vấn đề đạo đức nghề nghiệp người làm báo đã được luật hóa.
Đây cũng là điểm mới và Hội Nhà báo có nhiệm vụ triển khai quy định đạo đức nghề nghiệp, nhà báo có nghĩa vụ tuân thủ và sẽ bị thu hồi thẻ nếu vi phạm quy định đạo đức nghề báo.
"Chuẩn mực quan trọng nhất của nhà báo là sự liêm chính, liêm khiết và chính trực. Sự nhũng nhiễu của báo chí với doanh nghiệp khiến doanh nghiệp vừa ghét, vừa sợ nhà báo. Điều này làm khổ những người làm báo chân chính", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Do vậy, về việc lấy ý kiến về quy định đạo đức nghề nghiệp nhà báo lần này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn mong các ý kiến đóng góp sẽ tập trung vào việc chống lại sự xung đột lợi ích và chống các hành vi lạm dụng nghề nghiệp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh việc nhà báo phải tìm được sự thật, cân nhắc sự kiện đưa lên mặt báo, hoạt động báo chí độc lập, không bị chi phối khi viết bài; nếu báo chí sai thì có trách nhiệm giải trình…
Luật Báo chí 2016 gồm 6 chương, 61 điều, trong đó có 31 điều mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung; xác định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, của nhà báo, hội viên, đặc biệt là việc chế tài, luật hóa những điều được phép và những điều cấm của Luật Báo chí; xử phạt sai phạm…
Việc học tập và quán triệt Luật Báo chí 2016 sẽ được tổ chức sâu rộng trên cả nước cho đến khi Luật chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2017.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Chính Phủ
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai giải pháp tài chính toàn diện dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lúa gạo. Giải pháp tập trung vào tài trợ vốn, giúp đảm bảo dòng tiền lưu thông trong toàn bộ chuỗi sản xuất – kinh doanh, từ thu mua nguyên liệu, tạm trữ đến xuất khẩu.
2025-05-14 09:18:17
Diễu binh và duyệt binh: Những điểm khác biệt cơ bản
Theo Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cả diễu binh và duyệt binh đều là những hoạt động nhằm thể hiện sức mạnh quân sự của đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thức này có những điểm khác biệt rõ rệt về quy mô, thành phần tham gia và mục đích tổ chức.
2025-05-14 08:48:35
Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Bến cảng container quốc tế - Cảng Hải Phòng
Chiều 13/5, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng container quốc tế số 3 & 4 do CTCP Cảng Hải Phòng phối hợp với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam tổ chức
2025-05-13 18:45:00
Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
2025-05-13 17:49:49
TP.Hải Phòng tổ chức gắn biển tuyến đường mang tên Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười
Sáng 13/5, Hải Phòng tổ chức lễ gắn biển tên đường Đỗ Mười. Đây là một trong những công trình chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thành phố (13/5/1955-13/5/2025) và để ghi nhớ công lao to lớn của cố Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2025-05-13 12:49:59
Khởi công dự án đường cao tốc qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và Khu công nghiệp Hưng Phú
Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình là dự án đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông hiện nay với tổng mức đầu tư 19.785 tỷ đồng.
2025-05-12 16:34:29