Năm 2021: Lãi suất khó tăng, tín dụng được mở rộng

2021-01-14 14:15:28 0 Bình luận
Kích cầu hay nới lỏng tiền tệ trong năm 2021 khi bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19 sẽ tập trung vào giảm lãi suất và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên (sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu...). Mục tiêu tăng trưởng tín dụng được sử dụng với sứ mệnh chính là ổn định thanh khoản để giảm và giữ lãi suất ở mức thấp.

Nền tảng lãi suất khó tăng

Trong bối cảnh áp lực lạm phát ở mức thấp, mặc dù không còn nhiều dư địa để giảm các mức lãi suất điều hành nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng sẽ không nâng lãi suất lên, do các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19 vẫn được duy trì. Để hỗ trợ người dân, DN đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay. Đơn cử giữa tháng 12/2020, Vietcombank đã đồng loạt giảm thêm 1% lãi suất cho vay trong 3 tháng cho tất cả DN đang có dư nợ và khách hàng vay mới. Đối với những dự án hiệu quả, lãi suất cho vay ngắn hạn có thể chỉ ở mức 6%/năm. Theo tính toán của Vietcombank, đợt giảm lãi suất lần thứ 5 của ngân hàng sẽ góp phần tác động đến khoảng 150.000 DN, giảm lãi khoảng 300 tỉ đồng, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên khoảng 3.700 tỉ đồng.

Còn BIDV ở Đồng Nai, từ tháng 11/2020 ngân hàng mở rộng quy mô gói vay “Kết nối – Vươn xa” từ mức 70.000 tỉ đồng lên 100.000 tỉ đồng. Để hỗ trợ DN vay vốn kinh doanh dịp Tết Nguyên đán, BIDV cũng đã giảm thêm 0,5% lãi suất các kì hạn đối với gói vay ưu đãi lãi suất. Theo đó, hàng trăm DN ở Đồng Nai đã có thể vay vốn ngắn hạn bằng VND với lãi suất 5%/năm đối với các khoản vay có kì hạn dưới 6 tháng và 5,5%/năm đối với các khoản vay từ 6 -12 tháng.

Một số chi nhánh Agribank tại Bình Dương cho biết, đối với các DN lớn và công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện ngân hàng có các gói vay ưu đãi lãi suất đều đang được giải ngân rất khả quan. Chẳng hạn, đối với gói tín dụng qui mô 70.000 tỉ đồng và 150 triệu USD, chi nhánh Agribank Bình Dương và Agribank Sóng Thần đã tiếp cận được hàng trăm DN lớn trên địa bàn.

Theo Agribank Sóng Thần, ngân hàng đã chủ động làm việc với DN để chuyển một phần dư nợ ngắn hạn trong hạn mức của DN FDI để hỗ trợ DN hưởng các mức lãi suất ưu đãi. Vì thế việc hỗ trợ DN diễn ra khá hiệu quả. Các DN trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng đáp ứng đủ các điều kiện như: có tổng doanh thu 200 tỉ đồng/năm hoặc có nguồn vốn trên 100 tỉ đồng, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trên 200 người… đều đã tiếp cận được vốn vay ưu đãi từ 3,7%/năm (đối với khoản vay ngắn hạn) và tối thiểu 7%/năm (đối với khoản vay trung, dài hạn). Các khoản vay ưu đãi này đều được kéo dài đến quý I/2021 hoặc hết năm 2021.

Trên thực tế, tính đến hiện nay thì chưa có áp lực nào đủ lớn khiến lãi suất có thể tăng trở lại. Theo đó, rủi ro từ nợ xấu ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại chưa xuất hiện. Các chỉ số an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại cho đến cuối năm 2020 cơ bản là không chịu áp lực. Việc nhiều ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng thông qua trái phiếu DN trong năm 2020 cũng đã giúp giảm áp lực lên tỉ lệ dư nợ/vốn huy động (LDR) khi tử số chỉ tính tới các khoản cho vay khách hàng.

Ngoài ra, việc NHNN cho phép các tổ chức tín dụng không trả cổ tức tiền mặt (theo Chỉ thị 02/2020) đồng thời lùi thời gian áp dụng các mức trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng sẽ giúp hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng thương mại tăng lên. Từ đó, áp lực huy động vốn sẽ không lớn và ít có động lực để tăng lãi suất trong các tháng đầu năm 2021.

Việc giảm lãi suất là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế trong bối cảnh hai cân đối vĩ mô quan trọng là lạm phát và tỉ giá của Việt Nam được dự báo sẽ rất ổn định.

Lạm phát là mối lo thường trực nhưng thời gian qua lạm phát đã được kiểm soát tốt. Nhìn về tương lai, ngoài lý do dịch bệnh khiến nhu cầu giảm sút, các yếu tố chi phí đẩy giá như lương thực, thực phẩm, năng lượng sẽ không có biến động bất lợi ảnh hưởng đến lạm phát.

Tỷ giá VND chắc chắn được giữ ổn định nhờ nguồn cung USD dồi dào. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tư nhân đã giúp gia tăng giá trị xuất siêu trong 5 năm qua, từ đó kéo nguồn cung USD. Năm 2020 dự báo NHNN sẽ mua thêm 15 tỉ USD cho dự trữ ngoại hối, nâng giá trị dự trữ lên 95 tỉ USD. Với xu hướng như hiện nay, dự trữ ngoại hối sẽ vượt 100 tỉ USD trong năm 2021. 

Thanh khoản hệ thống ngân hàng - công cụ thường thấy của NHNN khi điều tiết thanh khoản hệ thống ngân hàng là thị trường mở. Tuy nhiên, NHNN còn có công cụ hữu hiệu khác là hạn mức tín dụng. Theo đó, từ bài học đắt giá được rút ra trong cuộc khủng hoảng 2008-2010, NHNN đã bắt đầu áp hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng kể từ năm 2012. Tăng trưởng huy động và tín dụng nhờ vậy đã trở nên cân bằng hơn, tác động trực tiếp đến thanh khoản hệ thống.

Trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần, nhưng tăng trưởng kinh tế lại ngày một cải thiện. Đây là minh chứng cho thấy mô hình tăng trưởng chỉ dựa vào kích cầu thông qua “bơm” tín dụng như 2008-2010 hoàn toàn sai lầm.

Kích cầu hay nới lỏng tiền tệ trong thời gian tới sẽ tập trung vào giảm lãi suất và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên (sản xuất, nông nghiệp, xuất khẩu…). Mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì vậy được sử dụng với sứ mệnh chính là ổn định thanh khoản để giảm và giữ lãi suất ở mức thấp. Mô hình tăng trưởng dựa vào kích cung, thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường (đặc biệt thị trường xuất khẩu), sẽ là chìa khóa tăng trưởng cho Việt Nam trong tương lai. 

Người dân, doanh nghiệp mong được vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư vào hoạt động sản xuấtkinh doanh,..trong bối cảnh kinh tế khóa khăn do dịch Covid-19. (Ảnh: Minh họa)

 

Với lãi suất thấp, hàng hóa Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), lãi suất cho vay trung bình tại Việt Nam trong năm 2019 là 7,71%, tại Trung Quốc chỉ 4,35%, trong khi lạm phát tại 2 nước tương đương 2,8 và 2,9%. 

Trong nhiều năm qua, chính sách tiền tệ đã luôn đi đúng hướng trong “nhiệm vụ kép” vừa ổn định vĩ mô vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Giảm dần chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 17% trong năm 2017 xuống 14% trong năm 2019 là minh chứng.

Với lãi suất, mặc dù thông điệp của NHNN là “điều hành linh hoạt”, nhưng qua những động thái thực tế có thể tự tin chính sách tiền tệ sẽ đi theo hướng giảm và giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian dài, thậm chí sẽ có một “bình thường mới” của mặt bằng lãi suất.

Về phía DN lãi suất giảm là tin vui. Với tổng dư nợ của cả nền kinh tế hơn 10 triệu tỉ đồng, chỉ cần giảm lãi suất 1%, các DN đã tiết kiệm được tới 100.000 tỉ đồng, bằng 50% số trái phiếu DN phát hành trong năm 2020.

Về phía người dân, việc giảm lãi suất sẽ có tác động 2 chiều. Chiều có lợi là giảm chi phí vay mua nhà hay tiêu dùng, tạo điều kiện cho người dân có được cuộc sống dễ chịu hơn. Ở chiều ngược lại là giảm thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm. 

Giảm thu nhập do giảm lãi suất sẽ khó bù đắp ngay bằng đầu tư nhưng về lâu dài, việc dịch chuyển dòng vốn từ tiết kiệm sang đầu tư là tất yếu. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải có thị trường vốn đủ lớn để hấp thụ luồng tiền tiết kiệm, nếu không luồng tiền này sẽ bị hút vào các kênh đầu tư mạo hiểm, tạo ra các hệ lụy khó lường. 

Thị trường vốn cũng có điều kiện thuận lợi với mặt bằng lãi suất thấp. Tuy nhiên, với hạ tầng thị trường trái phiếu còn quá sơ khai, sản phẩm cũng như mức độ hiểu biết của người dân/nhà đầu tư về trái phiếu cũng như các sản phẩm chứng chỉ quỹ còn thấp, thị trường vốn đang tỏ ra chậm chân để chớp được thời cơ này.

Dù vậy, sự hụt đi của nguồn thu tiết kiệm sẽ được bù đắp bằng lợi ích lớn hơn từ tăng trưởng kinh tế, kéo theo gia tăng thu nhập và việc làm. Với đặc thù dân số trẻ, tỉ trọng người trong độ tuổi lao động lớn, đời sống người dân sẽ ở chiều hướng tốt lên.

Dự báo có nhiều khả năng lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm khoảng 0,20-0,5% trong năm 2021 và NHNN có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường tiền tệ thông qua thị trường mở (OMO), nâng trần tăng trưởng tín dụng cho một số ngân hàng thương mại có tiềm lực tài chính và hiệu quả kinh doanh tốt hoặc lùi thời hạn áp dụng các tiêu chuẩn an toàn tài chính cao hơn đối với hệ thống ngân hàng.

Mở rộng tín dụng đi đôi an toàn, hiệu quả

Với vai trò là “huyết mạch” của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện Đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, từ đó nâng cao hiệu quả chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng (bình quân tín dụng tăng 15%/năm). Riêng năm 2020 ước tăng khoảng 11% so với cuối năm 2019, đây là mức tăng phù hợp trong bối cảnh cầu tín dụng của nền kinh tế còn yếu do tác động của đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch phù hợp với cơ cấu các ngành trong GDP; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể, so với cuối năm 2019, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 10,4%; tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 9,8%, đáng chú ý tín dụng đối với DN nhỏ và vừa cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19 tăng 11% - tăng cao hơn mức chung của toàn ngành. Trong khi đó, tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của NHNN.

Thực tế, nhìn vào tăng trưởng kinh tế của nước ta, hiện nay khoảng 2,8 đến 3% trong năm 2020. Nếu như chỉ số lạm phát là 3,5%. Như vậy, tăng trưởng GDP danh nghĩa vào khoảng 6,5%. Trong khi tăng trưởng tín dụng theo công bố mới nhất của NHNN lên tới 11%, tổng phương tiện thanh toán trên 12%. Như vậy, đó là mức tăng trưởng tín dụng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh chứ không phải là tăng trưởng thấp.

Trong năm 2020, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ DN và người dân tháo gỡ khó khăn do covid-19, lũ lụt để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động.

Theo số liệu của NHNN đến giữa tháng 11/2020 các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng trên 341.800 tỷ đồng dư nợ, không tăng nhiều so với con số 321.000 tỉ đồng đã thống kê vào giữa tháng 9. Trong khi đó, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại nhận định, dư nợ tái cơ cấu phần nhiều đã được khách hàng tất toán và trở lại trạng thái bình thường.

Ghi nhận từ thực tế tại một số tỉnh, thành khu vực phía Nam đến thời điểm hiện nay tốc độ tăng trưởng cho vay sản xuất kinh doanh đã có sự phục hồi mạnh. Hiệp hội DN TP.HCM khảo sát cho kết quả, đến cuối tháng 11 vừa qua đã có 35% DN trên địa bàn bắt đầu ổn định sản xuất và có tăng trưởng dương về doanh thu. Nhiều DN đã tất toán các khoản nợ cũ và vay mới để tập trung tích trữ hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu - 2021.

Năm 2021, NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 12% nhưng có thể điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường và nền kinh tế nhằm góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% theo mục tiêu Quốc hội giao, trên tinh thần bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chỉnh phủ.

Theo đó, năm 2021, NHNN sẽ tiếp tục điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng, tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án trọng điểm, có hiệu quả, có sức lan tỏa. Trong chỉ đạo điều hành, NHNN chú trọng định hướng cơ cấu tín dụng phù hợp với chuyển dịch nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành, địa phương triển khai chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay DN nhỏ và vừa, cho vay nhà ở xã hội, công nghiệp hỗ trợ, các chương trình mục tiêu quốc gia. NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh kết nối ngân hàng – DN dưới nhiều hình thức khác nhau để kịp thời nắm bắt và xử lý khó khăn cho khách hàng vay vốn; phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của DN, người dân, góp phần hạn chế “tín dụng đen”… Chỉ đạo NHCSXH tổng kết, đánh giá Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 và đề xuất chiến lược giai đoạn tiếp theo, xây dựng và hoàn thiện một số chương trình tín dụng chính sách nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của người nghèo, đối tượng chính sách, đáp ứng chuẩn nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có thể kéo dài và tiếp tục tác động tiêu cực đến kinh tế, thương mại trong nước, NHNN quyết liệt triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai. Đồng thời, ban hành văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xử lý đề nghị khoanh nợ theo quy định tại Nghị định 55 và Nghị định 116.../.

Lãi suất trên toàn thế giới dự báo được giữ ở mức thấp trong một thời gian dài để kích thích kinh tế. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gần như chắc chắn không tăng lãi suất, cho đến ít nhất giữa năm 2022. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ “bơm tiền” mạnh qua các gói kích thích tài khóa. Đồng USD vì vậy sẽ rất khó tăng giá, thậm chí như điều đang xảy ra trong những tháng qua là giảm giá. Chỉ số Dollar Index tính từ đầu năm 2020 đã giảm 5,8%, còn tính từ mức đỉnh xác lập vào tháng 3 đã giảm 11,8% xuống sát 90 điểm, mức thấp nhất 2,5 năm.

Đồng USD yếu sẽ làm VND yếu đi so với các đồng tiền khác, đặc biệt là đồng nhân dân tệ (CNY), giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh hàng Việt Nam xuất khẩu mà không phải chủ động điều chỉnh cặp tỉ giá VND/USD. Tính từ đầu năm 2020, đồng CNY đã lên giá 6,9% so với VND.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thành lập Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật TP Thái Nguyên

Ngày 28/3, tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên; Hội Người khuyết tật TP Thái Nguyên tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao người khuyết tật.
2024-03-28 17:48:00

Về thăm chùa cổ Kiên Lao - Sùng Phúc tự

Chùa Kiên Lao (Sùng Phúc tự) ở làng Kiên Lao, xã Xuân Kiên (Xuân Trường, Nam Định) là một trong những danh lam cổ tự của vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây Hòa thượng Thích Thiện Tri trụ trì là bậc hoằng pháp chân tu cùng Hội phật tử dốc lòng tâm huyết, luôn mang lại phúc lành cho mọi người dân và tín đồ phật tử muôn phương.
2024-03-28 16:04:55

Khám phá những đường chạy cực chất tại VPBank Can Tho Music Night Run 2024

Chính thức khởi tranh vào chiều tối 13/4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ đưa runner băng qua cung đường ấn tượng gắn kết với những địa danh đã đi vào huyền thoại của thủ phủ miền Tây Nam Bộ.
2024-03-28 13:59:17

T&T Group hợp tác quản lý vận hành "chuẩn Nhật Bản" tại dự án T&T City Millennia Long An

Công ty Cổ phần Thái Sơn Long An (đơn vị trong hệ sinh thái Tập đoàn T&T Group) và đối tác Nhật Bản – Tập đoàn Anabuki vừa ký kết hợp tác quản lý vận hành dự án T&T City Millennia tại Long An.
2024-03-28 13:53:20

Cao Bằng tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động

Theo kế hoạch, trong 3 ngày đầu tháng 4/2024 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức khám sàng lọc cho đối tượng khuyết tật cơ quan vận động trên địa bàn.
2024-03-27 13:39:07

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

Ngày 20/3/2024, Công ty cổ phần quảng cáo Hà Thái, công ty TNHH quảng cáo Ngọc Hà là hai thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam do ông Hà Đình Thái, Ủy viên ban chấp hành dẫn đoàn có chuyến viếng thăm, thắp hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
2024-03-26 21:16:00
Đang tải...