Năm 2022: Ngành Ngân hàng sẽ phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất

2022-01-08 17:20:13 0 Bình luận
Năm 2021 đã khép lại với nhiều khó khăn thử thách cho nền kinh tế. Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Lãi suất thấp kỷ lục

Lãi suất thấp kỷ lục

Nhìn lại năm 2021, trước tác động của đại dịch Covid-19, đã có một khoảng thời gian đầu dịch hầu hết các ngân hàng trong trạng thái “ngủ đông” không dám cho vay mới, chủ yếu cơ cấu, đánh giá lại các khoản nợ.  Sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các Thông tư cho phép ngân hàng tái cơ cấu các khoản nợ do tác động bởi dịch bệnh Covid-19; cùng với đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Nhờ vậy, lãi suất ngân hàng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng khoảng 15 năm trở lại đây.

Theo tính toán của NHNN, lãi suất cho vay trên toàn thị trường đã giảm 1,6% trong năm 2021, tính cả năm 2020 thì khoảng 2%.

Khách hàng đến giao dịch tại BIDV An Giang. Ảnh Trọng Triết.

Sau ba lần điều chỉnh giảm trong năm 2020 với tổng mức giảm 1,5% - 2%/năm, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành ở mức thấp. Lãi suất tái cấp vốn là 4%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng là 5,0%/năm trong năm 2021, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với  chi phí thấp. Đồng thời, NHNN đã chỉ đạo tổ chức tín dụng chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay. Hiện nay, lãi suất cho vay bằng VND bình quân của tổ chức tín dụng TCTD giảm 0,77%/năm so với tháng 12/2020 (Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng thương mại trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,6% - 9,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,4%/năm, thấp hơn mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa theo quy định của NHNN (4,5%/năm)

Lãi suất thấp dẫn tới nhiều lo ngại trên thị trường về việc lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh hưởng do hệ số NIM giảm.

Để cân đối lợi nhuận và có nguồn dự phòng rủi ro, hầu hết các ngân hàng vừa giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế nhưng cũng duy trì lãi suất huy động ở mức thấp do tình trạng thanh khoản dồi dào, ngân hàng dôi dư nhiều vốn để cho vay. Lãi suất huy động ở hầu hết các ngân hàng giảm về mức thấp nhất nhiều năm, với kỳ hạn ngắn chỉ khoảng 4% - cao hơn lạm phát khoảng 1,85%, lãi suất trung, dài hạn khoảng 5% - 7%.

Dư địa của chính sách tiền tệ còn rất hẹp. Hệ thống ngân hàng huy động vốn của nền kinh tế rồi cho vay lại nền kinh tế, cho nên việc điều chỉnh giảm lãi suất cũng chỉ giảm đến mức còn đủ thu hút được người gửi tiền. Trong điều hành lãi suất, NHNN sẽ cân đối trong mối tương quan với lạm phát, tương quan với lợi ích của người gửi tiền.

Như vậy, có thể thấy rằng, về cơ bản, lãi suất huy động đã chạm đáy. Và kỳ vọng giảm lãi suất huy động, qua đó giảm lãi suất cho vay rất khó để tiếp tục xảy ra.

Hiện tại, để chủ động đề phòng rủi ro thanh khoản, nhiều ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai hàng loạt chương trình hút tiền gửi thông qua việc nâng biểu lãi suất tiết kiệm. Đồng thời, có những phần quà tri ân cho khách hàng gửi tiền.

Ảnh hưởng lan tỏa đến lãi suất

Cùng với diễn biến tiền đồng mất giá trở lại, lãi suất tiền đồng cũng có dấu hiệu nhấp nhổm đi lên trở lại, khi một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất tiền gửi về cuối năm. Về cơ bản, đồng nội tệ mất giá cũng có thể gây áp lực lên lãi suất, khi nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất phải cao hơn để bù đắp rủi ro mất giá của tiền đồng, nhất là trong bối cảnh những lo ngại về lạm phát quay trở lại đang phủ sóng trong gần đây.

Cụ thể dù NHNN đã bơm ròng ra thị trường lượng tiền lớn hơn 60.000 tỉ đồng qua kênh ngoại tệ, hỗ trợ lớn cho thanh khoản của hệ thống, nhưng từ cuối tháng 11 đến nay chứng kiến một loạt ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn. Có thể kể đến VPBank, Eximbank, OCB, KienlongBank, Ngân hàng Bảo Việt, GPBank,… Có thể thấy nhóm điều chỉnh tăng lãi suất có cả các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ lẫn các ngân hàng tốp đầu, thuộc nhóm được nới room tín dụng cao nhất. Dĩ nhiên mặt bằng lãi suất tiền gửi chịu áp lực gia tăng trở lại về cuối năm cũng chịu sự tác động bởi hoạt động cho vay đang tăng tốc trong những ngày này.

Năm 2022 tiếp tục điều hành lãi suất chủ động linh hoạt

Lạm phát đang trở thành mối lo ngại trên toàn cầu, ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thu hẹp các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Theo thống kê của NHNN, năm 2021, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới có khoảng 118 lượt tăng lãi suất nhưng chỉ có 16 lượt giảm lãi suất. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ tăng lãi suất, trong khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã thu hẹp gói định lượng, đồng thời dự định giảm lãi suất 3 lần năm 2022 thay vì dự định 2 lần trước đó. Đồng thời, Fed cũng nhận định lạm phát là nguy cơ hiện hữu thay vì coi lạm phát chỉ có tính tạm thời như trước.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Việt Nam có độ mở nền kinh tế lớn nên nguy cơ nhập khẩu lạm phát rất cao. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất trên thế giới tăng cộng áp lực lạm phát lớn, chính sách tiền tệ đứng trước nhiều áp lực.

Mặc dù vậy, trước tác động của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp và người dân vẫn mong lãi suất cho vay giảm thêm nữa. Chính vì vậy, năm 2022, trên cơ sở cân đối vĩ mô, NHNN vẫn sẽ giữ mặt bằng lãi suất ổn định, phấn đấu giảm thêm lãi suất cho vay nếu điều kiện cho phép. NHNN cũng khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần tiết giảm chi phí để có điều kiện giảm thêm lãi suất cho vay.

Năm 2022, NHNN sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022 sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

NHNN điều hành linh hoạt các giải pháp lãi suất, tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nền tảng cho thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng cần tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách tiền tệ, tín dụng, phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong đó, phấn đấu tiếp tục giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao chất lượng tín dụng và hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển các dự án kết cấu hạ tầng.

Đồng thời, ngành Ngân hàng cần triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn. Đẩy mạnh phát triển tín dụng tiêu dùng, góp phần giảm nạn tín dụng “đen” và tội phạm về cho vay qua các ứng dụng công nghệ, kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán...trong đó kiểm soát chặt việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

 Khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Ảnh Trọng Triết.

Theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ đã thiết kế gói hỗ trợ lãi suất ngân hàng với quy mô khoảng 30.000 tỷ đồng. Đây có thể là một hy vọng mới cho lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2022.

Năm 2022, lãi suất tiền gửi có thể tăng 0,3 - 0,5 điểm %. Khi đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng sẽ ở mức 5,9 - 6,1%/năm. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trước dịch bệnh.

Cùng với đó, ngành ngân hàng cần có kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 sau khi được phê duyệt. Trong đó, chú trọng thực hiện đồng thời cả 2 nhiệm vụ,  một là, tạo điều kiện cho các ngân hàng có tiềm năng phát triển trở thành các ngân hàng ngang tầm khu vực; hai là, có giải pháp củng cố, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các ngân hàng yếu kém, đặc biệt là các ngân hàng đang bị giám sát tăng cường và kiểm soát đặc biệt.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...