Nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 3: Phải sửa Pháp lệnh Ưu đãi người có công

2017-10-19 15:20:31 0 Bình luận
Có thể nói, việc thực hiện chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa thực sự hoàn thiện khiến những nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh và chính sách bảo hộ các đối tượng chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học (CĐHH) chưa thực sự giải quyết được tận gốc của vấn đề.


Việc sớm ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để lấp khoảng trống chính sách đối với các nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 không chỉ để thực hiện đạo lý “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công mà còn là bằng chứng xác thực trong hành trình đòi công lý cho các nạn nhân chiến tranh.

Vực dậy sau cuộc chiến tranh phi nghĩa do đế quốc Mỹ gây ra, cuộc sống của người dân đang dần được nâng cao, nhưng vẫn còn biết bao số phận kém may mắn đang ngày đêm gánh chịu những di họa từ CĐDC. Để chia sẻ nỗi đau mất mát, thiệt thòi của những con người bất hạnh, với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, nhiều chương trình ủng hộ những nạn nhân CĐDC đã được tổ chức, biết bao chữ ký đã được thu thập để ủng hộ cuộc đấu tranh đòi bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh…

Cùng với truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, ngay từ thời điểm đất nước vừa thống nhất, Đảng và Nhà nước đã bắt đầu thực hiện xây dựng hành lang pháp lý độc lập nhằm khắc phục, bù đắp những khó khăn về vật chất và tinh thần cho những đối tượng là nạn nhân nhiễm chất độc da cam.

Tuy nhiên, sau nhiều năm nỗ lực xây dựng hệ thống pháp lý, đến nay cơ chế hỗ trợ nạn nhân nhiễm CĐHH vẫn chưa được kiện toàn để áp dụng bền vững. Điều đáng nói là các quy phạm hiện hữu đã và đang nảy sinh nhiều bất cập vì chưa đủ bao quát để điều chỉnh triệt để vấn đề khắc phục một phần hậu quả chiến tranh. Một trong những khoảng trống mà hệ thống pháp luật hiện thời chưa điều chỉnh phù hợp đó là chế độ chính sách hỗ trợ các nạn nhân thế hệ thứ 3 bị ảnh hưởng CĐHH. Vấn đề này vô hình trung đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các thế hệ kế tiếp của những người đã xả thân vì lợi ích chung của dân tộc.

Câu chuyện này không chỉ dừng lại ở chính sách đối với người có công với cách mạng mà nói chung hơn là việc chúng ta đấu tranh với các công ty của Mỹ để tìm lại công lý cho toàn bộ những người bị ảnh hưởng bởi CĐHH, buộc họ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả này. - (ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội)


Để chứng minh cho lập luận này, xin đơn cử nội dung tại Điều 27 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng: “Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH bao gồm: Con đẻ bị dị dạng, dị tật do hậu quả của CĐHH không tự lực được trong sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được hưởng trợ cấp hàng tháng…; cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế”.

Cụ thể hơn, theo Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH của liên Bộ Y tế - Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH thì người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ mới được hưởng chế độ. Các thế hệ kế tiếp (cháu của người hoạt động kháng chiến) chưa thuộc đối tượng trong danh sách được hưởng chế độ trợ cấp cho nạn nhân CĐHH.

Những dẫn chứng pháp lý trên cho thấy, đối tượng được ưu đãi chính sách theo quy định của pháp luật chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 2 của nạn nhân nhiễm CĐHH, thế hệ kế tiếp chịu ảnh hưởng từ cha, ông thì pháp luật còn bỏ ngỏ và khuyết thiếu cơ chế điều chỉnh phù hợp.

Theo kết quả nghiên cứu trong 18 năm của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: CĐDC đã gây ra hậu quả y học và sinh học lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh, mà còn cả thế hệ thứ 2, thứ 3 là con em của những người đã bị phơi nhiễm; thậm chí, cả những trẻ em sống trong vùng bị nhiễm CĐHH cũng có biểu hiện bệnh lý.

Như vậy, việc thực hiện chính sách đối với nạn nhân CĐDC còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa thực sự hoàn thiện khiến những nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, chính sách bảo hộ các đối tượng chịu ảnh hưởng chưa thực sự giải quyết được tận gốc của vấn đề. Việc thực hiện Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công đang nảy sinh một số vướng mắc, chưa có sự phối hợp hiệu quả từ các bộ, ngành và đặc biệt là cơ quan ban hành chính sách. Điều này cho thấy việc giải quyết chính sách cho thế hệ thứ 3 bị nhiễm CĐDC chỉ mới dừng lại ở dạng chủ trương mà chưa có hành lang pháp lý cụ thể để điều chỉnh vấn đề hết sức đáng quan tâm này.

Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần xây dựng một hành lang pháp lý thực sự rõ ràng, hiệu quả; sửa đổi, bổ sung các chính sách pháp lý hiện hành để các nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 - và có thể là cả các thế hệ tiếp theo của những người từng tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH sớm được thụ hưởng chính sách xứng đáng với hy sinh của cha ông trong cuộc kháng chiến bảo vệ non sông.

Bất kỳ một chính sách pháp luật nào cũng đều xuất phát từ thực tiễn và thực tế nhiều năm qua đã đặt ra yêu cầu cần phải có một chính sách ưu đãi phù hợp cho nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3. Muốn làm được điều này chúng ta phải sửa đổi Pháp lệnh Ưu đãi người có công theo hướng: thân nhân của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH được hưởng chính sách ưu đãi không chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 2 mà còn cả các thế hệ kế tiếp nữa.

Đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nạn nhân chiến tranh, cụ thể ở đây là các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi CĐHH, chính sách càng phải sớm được ban hành dựa trên những cơ sở và bằng chứng khoa học xác đáng; điều đó cũng góp phần tố cáo những tội ác của đế quốc Mỹ đã gây ra trong cuộc chiến tranh với Việt Nam ra toàn thế giới, là những bằng chứng không thể chối cãi, giúp các nạn nhân CĐDC trong hành trình tìm công lý. Họ phải bồi thường và có trách nhiệm đến cùng với những di chứng đớn đau mà nhân dân Việt Nam đang phải gánh chịu - (Luật sư Lê Thiên, Giám đốc Công ty Luật Lê và Liên danh).

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00

Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 12:05:00

Nghệ An: Công diễn vở kịch hát 'Lời Người - Lời của nước non'

Hướng đến Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tối 4/5, Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An giới thiệu vở kịch hát “Lời Người - Lời của nước non” của tác giả Vũ Hải, đạo diễn NSND Hồng Lựu.
2024-05-04 22:35:00

HĐND tỉnh Hà Tĩnh thông qua 13 nghị quyết quan trọng

Sáng 4/5, HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) đã họp bàn, xem xét và thông qua 13 nghị quyết quan trọng nhằm kịp thời xử lý các yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2024-05-04 17:05:00
Đang tải...