Nâng cao hiệu quả cơ chế bảo đảm Quyền con người ở Việt Nam

2022-04-17 08:23:07 0 Bình luận

Thành tựu lớn trong xu thế hội nhập

Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở khu vực châu Á tham gia Công ước quyền trẻ em; Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Đến nay, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế. Những cam kết của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế đã được phản ánh trong các văn bản pháp luật trong nước. Việt Nam đã bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến bảo đảm quyền con người, quyền công dân; trong đó có một số đạo luật quan trọng như Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015, Luật trưng cầu ý dân 2015, Luật trẻ em 2016, Luật trợ giúp pháp lý 2017, Luật an ninh mạng 2018, Bộ luật Lao động sửa đổi 2019…

Đến nay, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, sửa đổi hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến bảo đảm quyền con người. Ảnh minh hoạ.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã dành riêng một chương gồm 36 điều chế định trực tiếp và quy định rõ ràng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và kiện toàn các thiết chế bảo đảm quyền con người. Hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật, bảo vệ, bảo đảm quyền con người đã không ngừng được củng cố và phát triển.

Quốc hội, Chính phủ và các cấp chính quyền đã thông qua và triển khai thực hiện nhiều chương trình nhằm hỗ trợ phát triển các vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn ở miền núi, hải đảo, như Chương trình 134, Chương trình 135, Chương trình quốc gia phòng, chống HIV/AID, phòng, chống mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em,..

Cùng với Chính phủ, nhiều tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội đã đóng góp to lớn vào việc thực hiện và thúc đẩy các chương trình, dự án hướng tới các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, như trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già,... Hàng chục tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có mặt ở Việt Nam được tạo điều kiện hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, hỗ trợ phát triển ở các vùng khó khăn.

Các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đều đặt quyền con người là vấn đề trọng tâm, ưu tiên, vì thế chỉ số phát triển con người nước ta thuộc nhóm có tốc độ cao nhất thế giới. Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước ước nhân quyền quốc tế chủ chốt như: Công ước về quyền dân sự, chính trị; Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ…

Tăng cường xây dựng thiết chế bền vững

Khái niệm “bảo vệ, bảo đảm quyền con người” lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, Điều 3, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. “Cơ chế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam” được hiểu là hệ thống các nguyên tắc, các quy trình, quy định và phương thức vận hành trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau của các thiết chế (nhà nước và phi nhà nước - chủ thể có nghĩa vụ thực hiện quyền con người), nhằm mục tiêu hướng tới là các nguyên tắc, quy phạm quyền con người trong hiến pháp, pháp luật được tôn trọng, thực hiện; ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền con người.

Khoản 1, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Với vị trí, vai trò là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi hoạt động bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.

Bên cạnh việc xây dựng pháp luật thì các thiết chế xã hội đã thể hiện rõ vai trò trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Điều 3 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó nhiều quyền hạn và trách nhiệm của Mặt trận có liên quan trực tiếp tới bảo vệ, bảo đảm quyền con người như: thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước...

Khuyến khích, tạo điều kiện và xây dựng cơ chế để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và người dân tham gia vào quá trình thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên cơ sở các quy định của pháp luật quốc gia và các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Các tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp là các hội có tính chất đặc thù như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam... Các hội xã hội, xã hội - nhân đạo, từ thiện như: Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam... Các hội ở Việt Nam phát triển khá đa dạng với quy mô và tính chất hoạt động khác nhau. Về số lượng, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 67.627 hội, trong đó có 498 hội hoạt động trong phạm vi cả nước.

Nâng cao vai trò của thiết chế truyền thông, báo chí

Hoàn thiện pháp luật về báo chí, nhất là các văn bản cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016, tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông và các hoạt động thông tin trên mạng nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quyền con người; hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí nước ngoài hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở các công ước quốc tế về quyền con người, Hiến pháp năm 2013, Điều 13 Luật Báo chí năm 2016 đã quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay, một số quy định bảo đảm quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Điều 1 Luật Báo chí năm 2016 quy định: Báo chí ở Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật trong nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần nâng cao kiến thức, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Ngoài ra, báo chí còn có nhiệm vụ phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Phát hiện, biểu dương gương tốt, nhân tố mới; đấu tranh chông các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực xã hội khác. Bảo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Với tôn chỉ, mục đích như trên, thiết chế truyền thông, báo chí có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền con người.

Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc: “các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1, Điều 14) và khẳng định những quyền này: “Chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản 2, Điều 14). Theo các quy định của pháp luật quốc tế, quyền tự do báo chí (thực chất là quyền tự do ngôn luận của người dân qua báo chí) là một quyền có giới hạn, việc hạn chế quyền này cần được quy định cụ trong thể luật. Vì vậy, Luật Báo chí năm 2016 xây dựng quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân trên cơ sở triển khai thi hành Điều 14, Điều 25 Hiến pháp năm 2013.

Báo chí, truyền thông có vai trò quan trọng trong bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực quyền con người, nhưng cũng có thể vi phạm quyền con người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời điểm hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, thông tin, báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng thông tin, trở thành phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội; tích cực phát hiện, đấu tranh với các hành vi tiêu cực và các tệ nạn xã hội; truyền tải ý kiến của nhân dân đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật; phản bác các luận điệu sai trái trên lĩnh vực quyền con người. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động báo chí thời gian qua vẫn còn có một số vấn đề đáng lo ngại như: vi phạm quyền bí mật đời tư, nhiều thông tin trên báo chí còn thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội; nhiều nội dung tin, bài giật gân, câu khách; tính trung thực của báo chí bị giảm sút.

Giải pháp phát triển bền vững?

Để quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về quyền con người và bảo đảm quyền con người được thực hiện trong thực tiễn cuộc sống, trước hết các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt Cương lĩnh chính trị, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quyền con người. Cần nhận thức ý nghĩa tầm quan trọng của bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, bảo vệ tốt quyền và tự do của con người là cơ sở củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; góp phần hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc tình hình quyền con người ở Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập và phát triển đất nước.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.

Từ thực tiễn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thời gian qua, xin nêu 2 ý kiến về những đối tượng và những quyền mang tính ưu tiên, cấp bách, đồng thời tập trung nguồn lực để tạo nên chuyển biến rõ rệt trong những năm tới đây.

Một là, xác định quyền được sống an toàn tính mạng là quyền tối thiểu của con người. Bảo đảm cho mỗi người sống trên đất nước Việt Nam tránh được những nguy cơ đe dọa an ninh con người từ buôn bán và sử dụng ma túy, sử dụng thực phẩm bẩn, thuốc giả, bị ảnh hưởng của lở đất, lũ quét,... do hậu quả của những hành vi coi thường pháp luật, kinh doanh trái pháp luật, tàn phá rừng, khai thác tài nguyên, khoáng sản vô tổ chức. Muốn vậy, trong pháp luật hình sự, phải tăng hình phạt đối với các tội phạm liên quan, như trừng trị nghiêm khắc những kẻ chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp lợi ích cộng đồng, bất chấp sức khỏe và tính mạng của người khác; tăng cường quy hoạch và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xây dựng các công trình thủy điện, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; đấu tranh kiên quyết với các loại tội phạm hủy hoại sức khỏe thể chất và thần kinh con người.

Hai là, xác định người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người già là những đối tượng đáng được ưu tiên, được chăm sóc về sức khoẻ, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, thu nhập. Đó là những đối tượng trực tiếp của các chính sách xóa đói, giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng khó khăn, bị tác động bởi biến đổi khí hậu. Để có nguồn lực vật chất và con người thực hiện các chính sách này, cần tăng cường kiểm soát chi tiêu công, phòng, chống tham nhũng, tinh giản bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương.

Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện cho các tổ chức tự nguyện, phi chính phủ ở trong nước và nước ngoài tham gia nhiều hơn vào sự nghiệp nhân đạo, từ thiện, giáo dục, y tế... ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương. Cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hệ thống tư pháp nhằm bảo đảm tính khách quan, góp phần quan trọng bảo vệ và đáp ứng tốt hơn các quyền tự do của con người, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây vừa công bố gia tăng thêm quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, biến sản phẩm của ngân hàng này trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.
2024-11-21 16:16:15

Quảng Ninh kích cầu du lịch giảm giá dịch vụ đến 50%

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn.
2024-11-21 10:43:15

Chính trị là linh hồn tạo nên sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ những trang sử oai hùng của dân tộc, không khó để thấy rằng, qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của quân đội cách mạng Việt Nam.
2024-11-21 07:52:16

Xây dựng vườn mẫu, nông thôn mới tại xã Yên Hoá

Nhiều năm qua, chính quyền địa phương huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững.
2024-11-20 19:55:00

MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature

Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
2024-11-20 13:46:03

VPBank khai trương phòng chờ sân bay siêu VIP dành cho nhóm khách hàng thượng lưu

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.
2024-11-20 13:40:19
Đang tải...