Nét đẹp truyền thống vùng quê Nam Định
2016-09-27 14:44:38
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Tục lệ “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ” được tổ chức vào mùa Xuân và mùa Thu hàng năm đã trở thành “quốc lễ” tiêu biểu nhất của lễ hội Việt Nam cổ truyền. Trong đó, nổi tiếng nhất vẫn là Lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của vị Anh hùng dân tộc - Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), hội Đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) nơi Trần Hưng Đạo sinh ra và đền Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) nơi ông mất. Hoạt động lễ hội trong “Tháng Tám giỗ Cha” hàng năm tại Nam Định từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, mang đậm tín ngưỡng tâm linh.
Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất ngày ngày 5 tháng 9 năm1300 (nhằm ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý) thọ khoảng 70 tuổi (năm sinh của Trần Hưng Đạo các tài liệu ghi khác nhau, hiện nay chưa thể khẳng định chính xác - PV). Từ nhỏ ông đã có tư chất hơn người, rất thông minh, tài trí, sớm bộc lộ tài năng tuấn kiệt, văn võ song toàn. Năm 18 tuổi ông đã được phong tước Thượng Võ Hầu.
Lịch sử còn ghi lại: Sau cuộc xâm lược nước ta bị đại bại năm 1258, nhà Nguyên vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được nhà vua giao quyền Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội. Vị Thống soái Trần Hưng Đạo đã ban bố rộng rãi bài Hịch tướng sĩ thấm đẫm Hào khí Đông A, lên án mạnh mẽ thói ngang ngược của nhà Nguyên, khơi dậy lòng căm thù quân giặc, kêu gọi tướng sĩ sẵn sàng xả thân vì đất nước. Tháng 12 năm 1284, nhà Nguyên lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
Lực lượng quân giặc rất mạnh, lên tới 50 vạn tên, tình thế trở nên hết sức cấp bách. Để tránh thế mạnh ban đầu của giặc, triều đình, hoàng tộc, quân đội ta đã rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”. Đầu năm 1285, từ căn cứ địa Thiên Trường, Trường Yên, dưới sự thống lĩnh, chỉ huy của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần đã tổ chức phản công mạnh mẽ, liên tục giành chiến thắng, chỉ hơn 4 tháng đã quét sạch giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Tướng giặc là Thoát Hoan quá sợ hãi phải chui vào ống đồng để quân lính khiêng chạy trốn.
Đến năm 1288, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba của quân và dân ta lại giành thắng lợi, quân giặc buộc phải từ bỏ dã tâm xâm lược nước Đại Việt. Có thể nói, trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thời đại Nhà Trần đã ghi dấu son đậm nét, ngời sáng hào khí Đông A, võ công văn trị hiển hách, lập nên những chiến thắng lẫy lừng, được nhân dân ghi nhớ muôn đời. Trong đó, Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã được ghi danh là Anh hùng dân tộc. Ông được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần, coi như Vua Cha, bởi ông không chỉ là một vị tướng tài ba lỗi lạc trong lịch sử dân tộc mà trong tâm thức dân gian, ông được coi là một vị Thánh, khắp nơi trên cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đều lập đền thờ. Hàng năm, ngày giỗ Đức Thánh Trần được long trọng tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước và nơi có người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Tại Đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) “Tháng Tám giỗ Cha” hàng năm diễn ra trọng thể với đầy đủ nghi thức, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa. Bởi lẽ, vùng đất này là nơi sinh ra, lớn lên, nơi có đền thờ nổi tiếng, nơi có lăng mộ của Đức Thánh Trần được người dân thắp hương thờ phụng quanh năm. Trong khuôn viên Đền Bảo Lộc, ở chính giữa là Đền thờ Trần Hưng Đạo, phía bên trái là Chùa thờ Phật, bên phải là Phủ thờ Mẫu. Phía sau là Đền Khải Thánh thờ Vương phụ, Vương mẫu và hai người con gái của Hưng Đạo Đại vương. Trong đền có pho tượng Đức Thánh Trần bằng đồng nặng 4,8 tấn trong tư thế ngồi đặt tại Trung đường và pho tượng bằng gỗ trầm hương đặt chính giữa Hậu cung. Ở đây còn lưu giữ được một quả chuông cổ được đúc từ thế kỷ 19, tạc bốn chữ “An lạc từ chung” cùng nhiều tượng đồng, tượng mộc, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, thần phả, sắc phong. Đặc biệt, đền Bảo Lộc còn lưu giữ một ấn tín bằng đồng nặng 3,5 kg của nhà vua ban cho Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã bao đời nay hiện hữu như một huyền thoại.
Tại Đền Thiên Trường, thuộc Khu di tích Lịch sử Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) hàng năm đều tổ chức trọng thể Lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến ngày 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm, bao gồm phần Lễ và phần Hội. Ngoài phần lễ dâng hương được tổ chức trang trọng, phần hội bao gồm nhiều hoạt động, trò chơi dân gian như: Múa rồng, múa sư tử, múa lân; biểu diễn võ thuật cổ truyền, rối nước, thi đấu cờ tướng, đấu vật, chọi gà, hát múa dân gian…Cùng với Lễ Khai ấn đầu năm, lễ hội Trần Quốc Toản ra quân, hàng năm lễ hội Giỗ Đức Thánh Trần đã trở thành hoạt động văn hóa giầu ý nghĩa tâm linh, thu hút hàng chục vạn lượt người về thắp hương hành lễ, trở thành nét đẹp truyền thống vùng quê Nam Định.
Tượng đài Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tại quảng trường 3-2 thành phố Nam Định. |
Lịch sử còn ghi lại: Sau cuộc xâm lược nước ta bị đại bại năm 1258, nhà Nguyên vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được nhà vua giao quyền Quốc Công Tiết Chế, thống lĩnh toàn bộ quân đội. Vị Thống soái Trần Hưng Đạo đã ban bố rộng rãi bài Hịch tướng sĩ thấm đẫm Hào khí Đông A, lên án mạnh mẽ thói ngang ngược của nhà Nguyên, khơi dậy lòng căm thù quân giặc, kêu gọi tướng sĩ sẵn sàng xả thân vì đất nước. Tháng 12 năm 1284, nhà Nguyên lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược nước ta.
Lực lượng quân giặc rất mạnh, lên tới 50 vạn tên, tình thế trở nên hết sức cấp bách. Để tránh thế mạnh ban đầu của giặc, triều đình, hoàng tộc, quân đội ta đã rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”. Đầu năm 1285, từ căn cứ địa Thiên Trường, Trường Yên, dưới sự thống lĩnh, chỉ huy của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, quân dân nhà Trần đã tổ chức phản công mạnh mẽ, liên tục giành chiến thắng, chỉ hơn 4 tháng đã quét sạch giặc Nguyên Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Tướng giặc là Thoát Hoan quá sợ hãi phải chui vào ống đồng để quân lính khiêng chạy trốn.
Múa lân tại Lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần tại Khu di tích Lịch sử Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) |
Đến năm 1288, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba của quân và dân ta lại giành thắng lợi, quân giặc buộc phải từ bỏ dã tâm xâm lược nước Đại Việt. Có thể nói, trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, thời đại Nhà Trần đã ghi dấu son đậm nét, ngời sáng hào khí Đông A, võ công văn trị hiển hách, lập nên những chiến thắng lẫy lừng, được nhân dân ghi nhớ muôn đời. Trong đó, Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã được ghi danh là Anh hùng dân tộc. Ông được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Trần, coi như Vua Cha, bởi ông không chỉ là một vị tướng tài ba lỗi lạc trong lịch sử dân tộc mà trong tâm thức dân gian, ông được coi là một vị Thánh, khắp nơi trên cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đều lập đền thờ. Hàng năm, ngày giỗ Đức Thánh Trần được long trọng tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước và nơi có người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Tại Đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) “Tháng Tám giỗ Cha” hàng năm diễn ra trọng thể với đầy đủ nghi thức, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách gần xa. Bởi lẽ, vùng đất này là nơi sinh ra, lớn lên, nơi có đền thờ nổi tiếng, nơi có lăng mộ của Đức Thánh Trần được người dân thắp hương thờ phụng quanh năm. Trong khuôn viên Đền Bảo Lộc, ở chính giữa là Đền thờ Trần Hưng Đạo, phía bên trái là Chùa thờ Phật, bên phải là Phủ thờ Mẫu. Phía sau là Đền Khải Thánh thờ Vương phụ, Vương mẫu và hai người con gái của Hưng Đạo Đại vương. Trong đền có pho tượng Đức Thánh Trần bằng đồng nặng 4,8 tấn trong tư thế ngồi đặt tại Trung đường và pho tượng bằng gỗ trầm hương đặt chính giữa Hậu cung. Ở đây còn lưu giữ được một quả chuông cổ được đúc từ thế kỷ 19, tạc bốn chữ “An lạc từ chung” cùng nhiều tượng đồng, tượng mộc, long ngai, bài vị, hoành phi, câu đối, thần phả, sắc phong. Đặc biệt, đền Bảo Lộc còn lưu giữ một ấn tín bằng đồng nặng 3,5 kg của nhà vua ban cho Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã bao đời nay hiện hữu như một huyền thoại.
Đền Bảo Lộc (Mỹ Lộc, Nam Định). (Ảnh: Internet) |
Tại Đền Thiên Trường, thuộc Khu di tích Lịch sử Văn hóa Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) hàng năm đều tổ chức trọng thể Lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến ngày 20 tháng Tám (Âm lịch) hàng năm, bao gồm phần Lễ và phần Hội. Ngoài phần lễ dâng hương được tổ chức trang trọng, phần hội bao gồm nhiều hoạt động, trò chơi dân gian như: Múa rồng, múa sư tử, múa lân; biểu diễn võ thuật cổ truyền, rối nước, thi đấu cờ tướng, đấu vật, chọi gà, hát múa dân gian…Cùng với Lễ Khai ấn đầu năm, lễ hội Trần Quốc Toản ra quân, hàng năm lễ hội Giỗ Đức Thánh Trần đã trở thành hoạt động văn hóa giầu ý nghĩa tâm linh, thu hút hàng chục vạn lượt người về thắp hương hành lễ, trở thành nét đẹp truyền thống vùng quê Nam Định.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Hồ Thanh