Ngân hàng không còn 'mặn mà' nắm trái phiếu doanh nghiệp: Vì sao?

2022-11-09 23:00:34 0 Bình luận

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua phát triển “nóng”, cùng với hạn mức tăng trưởng tín dụng hạn chế. Nhằm kiểm soát rủi ro từ trái phiếu doanh nghiệp đến an toàn hệ thống tín dụng, nhiều ngân hàng đã đã có sự dịch chuyển dòng vốn từ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sang cho vay lĩnh vực khác.

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), nằm trong nhóm ngân hàng nắm giữ lượng trái phiếu doanh nghiệp nhiều nhất, hiện nhà băng này sở hữu 43.500 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm gần 12% so với quý trước và giảm mạnh đến 43,3% so với mức 76.800 tỷ đồng trái phiếu hồi cuối quý I/2022.

Hay như Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), báo cáo tài chính mới nhất cho thấy giá trị trái phiếu doanh nghiệp ngân hàng này sở hữu đã giảm từ mức 27.589 tỷ đồng cuối quý I xuống còn 23.274 tỷ đồng khi kết thúc quý II và tiếp tục giảm còn 22.300 tỷ đồng cuối quý III. Như vậy, so với quý đầu năm, TPBank đã giảm hơn 19% giá trị trái phiếu nắm giữ.

Minh họa (nguồn: Internet).

Một ngân hàng khác cũng ghi nhận biến động rõ nét trong đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank). Giá trị danh mục trái phiếu doanh nghiệp sở hữu tính đến cuối quý III/2022 giảm 46,6% kể từ đầu năm. Số dư trái phiếu doanh nghiệp trong danh mục đầu tư của HDBank là 5.400 tỷ đồng, chỉ chiếm hơn 1% tổng tài sản.

HDBank cho biết các trái phiếu này đều có tài sản đảm bảo, các tổ chức phát hành trái phiếu đều trả nợ đúng hạn và hoạt động tốt.

Giảm nắm giữ trái phiếu đã góp phần giúp HDBank ghi nhận tăng trưởng cho vay khách hàng 9 tháng đạt mức 28,7%. Tỷ trọng cho vay bán lẻ (cho vay cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa) chiếm 97% tổng dư nợ cho vay.

Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là một trong những hoạt động nghiệp vụ bình thường của ngân hàng. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được ngân hàng xác định như một khoản cho vay trung, dài hạn. Do đó, kiểm soát rủi ro là điều tất yếu.

Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank từng chia sẻ với báo chí rằng khi đầu tư vào trái phiếu, ngân hàng phải thẩm định như một khoản cho vay trung và dài hạn, bao gồm phương án kinh doanh, nguồn tiền, khả năng trả nợ… Điều này đã được làm rất chặt chẽ tại Techcombank. Và tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp đã phản ánh thực tế này.

Trước nhiều ý kiến cho rằng những quy định mới sẽ "siết" thị trường trái phiếu, Chủ tịch Techcombank cho rằng việc làm lành mạnh thị trường trái phiếu thời gian qua là cần thiết, giúp tạo cơ hội cho các doanh nghiệp làm việc chuyên nghiệp, mang lại những sản phẩm tốt cho thị trường vốn.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (nguồn: Internet).

Theo Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc các ngân hàng giảm nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp ở thời điểm này không quá khó hiểu. Bởi nhu cầu về vốn của doanh nghiệp những tháng cuối năm đặc biệt tăng cao khi Tết Nguyên đán lại khá sát với Tết Dương lịch, trong khi đó room tín dụng hiện không còn nhiều. Vì vậy, muốn có dư địa để cho vay ra thì ngân hàng ắt sẽ phải giảm bớt nguồn tín dụng vào trái phiếu.

Mặt khác, vị chuyên gia cho rằng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong thời gian trước đây phần lớn là dưới hình thức riêng lẻ, thiếu xếp hạng tín nhiệm, báo cáo tài chính kém minh bạch... Mặc dù các khoản đầu tư của ngân hàng đều được thẩm định kỹ lưỡng nhưng trong bối cảnh nhiều biến động, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, nguy cơ trả nợ cũng có vấn đề nên ngân hàng chỉ giảm bớt lượng trái phiếu sở hữu, giảm bớt rủi ro. Nhất là với trái phiếu doanh nghiệp đã đến hạn thanh toán, ngân hàng cũng tìm cách thu hồi nợ, đảm bảo hạn chế nguy cơ gia tăng nợ xấu, ổn định sức khỏe của ngân hàng.

Trong báo cáo về triển vọng thị trường trái phiếu, FiinRatings đánh giá rủi ro của tín dụng trái phiếu doanh nghiệp đến an toàn hệ thống tín dụng hiện nay là rất thấp. Dư nợ trái phiếu tính đến thời điểm cuối tháng 9/2022 đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương với hơn 13% GDP năm 2021. Trong đó, nếu không tính các trái phiếu ngân hàng thì số dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phi ngân hàng là 908.800 tỷ đồng và các nhà phát hành bất động sản là 455.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Cũng theo FiinRatings, các ngân hàng đang nắm giữ danh mục trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng với quy mô vào khoảng 284.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 2,37% trên tổng tài sản sinh lời tại thời điểm 30/6/2022. Con số này phản ánh quy mô đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng còn khá nhỏ và chất lượng trái phiếu được ngân hàng đánh giá kỹ lưỡng có tính phân hóa cao nên sẽ không phải là vấn đề lớn đối với chất lượng tín dụng ngân hàng.

"Mức độ ảnh hưởng chỉ có thể lớn hơn đối với một số ngân hàng có phân bổ tín dụng trái phiếu doanh nghiệp lớn hơn 10% tổng dư nợ tín dụng của họ", FiinRatings nhận định.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng nhận định tuy quy mô trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang sở hữu là rất nhỏ, rủi ro không quá lớn, nhưng khẩu vị của nhiều ngân hàng vẫn thiên về tập trung cho vay khách hàng và thực hiện cơ chế quản trị rủi ro tốt hơn.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế với nhiều điểm mới, theo hướng chặt chẽ hơn, nâng cao trách nhiệm của các bên tham gia.

Cùng với đó, mặt bằng lãi suất huy động của ngân hàng vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh, trở nên cạnh tranh hơn với các sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp. Do đó, giới chuyên gia cho rằng thời gian tới đây, không ít các doanh nghiệp sẽ gặp khó khi tái cơ cấu trái phiếu đến hạn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Sáng 22/11 diễn ra Hội nghị công bố Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua ngày 24/10/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2024; có những thay đổi quan trọng trong hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Bình.
2024-11-22 09:00:00

Hải Phòng khai trương Dự án ‘Chính quyền số thành phố’

Chiều 21/11, TP.Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án “Chính quyền số thành phố”. Đây là một trong những dự án quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế số, xã hội và nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày “Chuyển đổi số quốc gia 2024”.
2024-11-22 07:21:22
Đang tải...