Người khuyết tật cần được hỗ trợ về tài chính và y tế do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
Chương trình đã thực hiện khảo sát từ gần 1.000 người với các loại hình khuyết tật khác nhau (như khuyết tật về thể chất, nghe, nói nhìn và tâm lý), bao gồm người khuyết tật là dân tộc thiểu số từ nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.
Theo Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, Chính phủ cần hỗ trợ người khuyết tật xây dựng kỹ năng để có thể tận dụng các nền tảng số, tạo thêm việc tại nhà và cơ hội việc làm trực tuyến, giúp họ có thể làm việc một cách an toàn và cạnh tranh trong môi trường
Mục đích của việc đánh giá này là nhằm giúp xác định những thách thức về sức khỏe và kinh tế - xã hội mà người khuyết tật và gia đình của họ đang phải đối mặt, cung cấp những thông tin hữu ích về các ưu tiên hỗ trợ và đáp ứng đúng nhu cầu của người khuyết tật.
Theo kết quả khảo sát đánh giá của UNDP, 70% người khuyết tật cho rằng họ gặp khó khăn trong tiếp cận chăm sóc y tế như khám bệnh, thuốc chữa bệnh, dụng cụ trợ giúp và dịch vụ phục hồi chức năng. 22% số người khảo sát phải chịu tác động từ bệnh lý nền sẵn có, làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe do đại dịch Covid-19. Khoảng 28% người khảo sát cho biết có khó khăn trong việc tiếp cận với sản phẩm khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay, nước sạch, xà phòng và thực phẩm.
Theo đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen, nỗ lực ứng phó với dịch Covid-19 cần tính đến người khuyết tật. “Chúng ta cần hỗ trợ người khuyết tật xây dựng kỹ năng để có thể tận dụng các nền tảng số, tạo thêm việc tại nhà và cơ hội việc làm trực tuyến, giúp họ có thể làm việc một cách an toàn và cạnh tranh trong môi trường công nghệ 4.0. Cách làm việc mới có thể giúp nhiều người khuyết tật có cơ hội cải thiện thu nhập và tiếp tục đóng góp đáng kể vào nỗ lực khôi phục kinh tế của Việt Nam”, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.
Báo cáo đưa ra 5 khuyến nghị để Chính phủ hỗ trợ người khuyết tật đáp ứng nhu cầu của họ và giúp họ hòa nhập với cộng đồng. Một là, hỗ trợ khẩn cấp đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người khuyết tật, bao gồm chăm sóc y tế và dịch vụ, hai là, bảo đảm khoản hỗ trợ của chính phủ bao trùm người khuyết tật, ba là, bảo đảm an ninh tài chính và giáo dục thường xuyên thông qua cung cấp các nền tảng giáo dục và việc làm trực tuyến, bốn là mở rộng độ bao phủ của cấp Giấy chứng nhận khuyết tật với tất cả những người khuyết tật, năm là, tiến hành một đánh giá toàn diện về tác động của đại dịch Covid-19 với người khuyết tật, trong đó có sự tham gia đầy đủ của người khuyết tật, nhằm xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó và phục hồi sau đại dịch.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.