Người lính già: Hơn 20 năm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội

2017-07-01 13:34:21 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Bước qua chiến tranh, cái còn lại là những vết thương in hằn trên cơ thể và những đau đớn khi trái gió, trở trời. Hơn 20 năm, người chiến sĩ ấy – Trần Ngọc Doanh, vẫn tình nguyện miệt mài đi khắp các chiến trường xưa với tâm nguyện đưa hài cốt của đồng đội về với gia đình, quê hương.
Trần Ngọc Doanh sinh năm 1950 tại xóm Phúc, xã Đông Nam, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chứng kiến những đau thương, tang tóc khi giặc Mỹ trút bom đạn xuống quê hương (cầu Vương, giáp ga Yên Thái, nhà máy xay Yên Thái, cầu Vạy, là những trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ khi xưa). Thời điểm ấy, anh được chọn vào học cấp III Lam Sơn, nhưng mới học xong lớp 9 thì được bố (lúc đó là cán bộ xã) động viên gia nhập quân ngũ. Nghe lời bố, anh đã hăng hái làm đơn tình nguyện lên đường tham gia chống Mỹ cứu nước. Anh nhập ngũ và được biên chế vào trung đoàn 14 Lam Sơn, đóng quân tại xã Hợp Thành, Triệu Sơn, Thanh Hóa. Sau thời gian huấn luyện và đào tạo lớp hạ sỹ quan, anh Doanh cùng đồng đội đi B và chiến đấu ở nhiều chiến trường như: Miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Quảng Nam Đà Nẵng…và 5 lần bị thương, sau đó được biên chế chính thức vào quân giải phóng miền Nam Việt Nam.


Ông Trần Ngọc Doanh

Đất nước thống nhất. Năm 1976, anh Doanh ra quân và về công tác trong ngành đường sắt.  Đến năm 1979, do tình hình mới và chấp hành lệnh trên,  anh lại tái ngũ tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới Tây Nam. Kết thúc chiến dịch, anh trở về cơ quan cũ công tác và năm 2004 thì nghỉ hưu. Ra đi từ thủa đầu xanh, nay trở về khi tóc đã pha xương, chàng thanh niên thuở nào nay đã “lên chức ông”, con cháu đề huề. Nhưng bầu nhiệt huyết trong ông vẫn không hề suy giảm.
Ghi nhận những cống hiến không mệt mỏi của người lính bộ đội Cụ Hồ. Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho người lính già Phạm Bá Doanh những phần thưởng cao quý gồm: Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng nhất, hạng Hai, hạng Ba, Huân chương kháng chiến hạng Ba, huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng Ba….

May mắn được lành lặn, trở về đoàn tụ với gia đình sau những năm tháng chiến tranh ác liệt. Nhưng trong lòng người lính già vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm với đồng đội, những người đã “ra đi mãi mãi không về” . Từ năm 1995, ông bắt đầu ghi chép, thu thập tài liệu và đi tìm hài cốt đồng đội. Nhất là sau khi nghỉ hưu, có nhiều thời gian ông tập trung nhiều vào việc làm ý nghĩa này. Mấy chục năm trên con đường đi tìm đồng đội, rong ruổi khắp các nẻo đường miền Trung, miền Nam của đất nước, thậm chí sang cả Lào, Campuchia. Bao đêm lội suối, ngủ rừng, dãi nắng dầm mưa như những ngày còn ở trong quân ngũ. Kể về những ngày tháng “gối đất nằm sương” đi tìm đồng đội, ông trải lòng “Cơ duyên dẫn dắt tôi đến với việc đi tìm đồng đội chính là một lần, trong chuyến công tác trên tầu Thống nhất, có hai chị tên là Lai và Lụa tìm gặp tôi tại trạm gác chân đèo Hải Vân (Đà Nẵng). Nhân nói về người lính sau chiến tranh, họ kể cho tôi nghe câu chuyện nằm mơ thấy hai liệt sỹ, cứ đêm mùng một và ngày rằm lại đứng ngoài cửa sổ xin nước uống. Từ câu chuyện trên, qua lời kể của hai người phụ nữ này, tôi nhớ và định hình chính xác vị trí họ miêu tả, sau đó báo cáo địa phương lập kế hoạch khai quật. Thật bất ngờ, khi đào sâu xuống khoảng một mét, chúng tôi phát hiện hai liệt sỹ nằm cạnh nhau. Đáng mừng hơn nữa, trong cả hai hài cốt đều có danh tính. Tiếp đó, tôi đã đi tìm đơn vị của hai liệt sỹ ấy và kết quả rất khả quan khi xác định rõ quê quán hai Liệt sỹ ấy, một người ở Kiến Thụy - Hải Phòng còn một người ở Khoái Châu - Hưng Yên, lúc ấy hạnh phúc như vỡ òa trong tôi …” 


Ông Doanh cùng đồng đội bốc cất hài cốt Anh hùng LS. Ngô Xuân Thu

Nói về quá trình đi tìm đồng đội, ông Doanh cho biết thêm: công việc  đi tìm đồng đội của ông chủ yếu là dựa theo nhân chứng, vật chứng, tài liệu của cơ quan chủ quản cũng như những lời chỉ dẫn của các chiến sỹ bộ đội, dân quân du kích, những người cùng tham  gia chiến đấu với Liệt sỹ…trong số 200 liệt sỹ đã được ông cùng các đơn vị, bạn bè và nhân dân đưa về nghĩa trang bàn giao cho thân nhân gia đình, có 2 bộ hài cốt của anh hùng liệt sỹ Đặng Tiến Lợi quê Thái Bình và anh hùng liệt sỹ Ngô Xuân Thu quê Hà Nam. 
Hơn 20 năm miệt mài đi tìm đồng đội, mặc dù điều kiện  kinh tế gia đình còn chưa hết khó khăn. Nhưng người lính già Trần Ngọc Doanh  đã dành không chỉ thời gian, công sức mà còn dùng số tiền lương hưu, cộng trợ cấp Thương binh hàng tháng, cùng với các khoản  hỗ trợ của bạn bè, đồng đội, các cơ quan, ban ngành để thực hiện những chuyến đi miệt mài không nghỉ vì nghĩa tình đồng đội. Ghi nhận những đóng góp của ông, năm 2015, Ban chấp hành Trung ương hội CCB  Việt Nam đã tặng Bằng khen “10 năm CCB xuất sắc tham gia tìm kiếm, cất bốc, quy tập liệt sỹ”. Nói về dự định trong tương lại, người lính già, Thương binh Trần Ngọc Doanh cho biết, ông sẽ vẫn tiếp tục công việc cao cả của mình khi sức khỏe còn cho phép “chỉ khi đưa được các đồng đội về với  quê hương, người thân, tôi mới có thể sống thanh thản”. 

Hiện nay, rất nhiều bà con ở khắp mọi miền tổ quốc đã gọi điện, gửi thư cảm ơn, hoặc nhờ anh liên hệ thông qua SĐT: 0984.047.435 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên, duy nhất giành cú đúp giải thưởng tại DIGITAL CX AWARDS 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.
2024-05-06 15:28:07

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cảm xúc ‘sau 70 năm, 2 con gái nhìn thấy cha mình’

Cầu truyền hình có tên “Dưới lá cờ Quyết Thắng” tái hiện những dấu mốc quan trọng của 70 năm trước được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích, đánh giá.
2024-05-06 06:35:00

Chính sách với người có công tại huyện Yên Thành, Nghệ An

Huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An là địa phương có số lượng người có công với cách mạng khá lớn. Đến nay, toàn huyện đang chi trả chế độ hàng tháng cho 5981 người có công trên địa bàn.
2024-05-05 21:10:00

Hải Phòng phát động thi sáng tác tranh Kỷ niệm 70 năm giải phóng thành phố

Sáng 5/5, TP.Hải Phòng tổ chức lễ phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố (13/5/1955 - 13/5/2025).
2024-05-05 17:56:20

Phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ Thông tin & Truyền Thông đã phát hành bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 2024)’. Đây là bộ tem thứ tám của Bưu chính Việt Nam về Chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:45:10

Ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hoá tỉnh Điện Biên ra mắt Trung tâm báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
2024-05-05 16:30:00
Đang tải...