Những lá thư thời chiến - Tình yêu và hy sinh

2017-07-26 09:47:37 0 Bình luận
Những lá thư trong chiến tranh không chỉ là sợi dây kết nối tình cảm của những người đang cách xa, mà còn là những tư liệu phản ánh về chiến tranh một cách xác thực. Đằng sau chúng là biết bao câu chuyện cảm động về những người lính và gia đình họ.

Những lá thư thời chiến do Nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm


Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 25/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Những lá thư thời chiến với lịch sử, truyền thống và văn hóa dân tộc”.

“Tuyển tập những lá thư thời chiến Việt Nam” là công trình được Nhà văn Đặng Vương Hưng thực hiện trong thời gian 10 năm (2005-2015), tập hợp hơn 300 lá thư của 127 tác giả. Đặc biệt, đa phần các tác giả, nhân vật trong thư được giới thiệu trong cuốn sách đều là liệt sĩ hoặc thương binh và khi cuốn sách này ra đời thì hầu hết họ đều không còn nữa. Bởi thế, nhiều lá thư không chỉ là kỷ vật vô giá, mà còn là di vật thiêng liêng, được nhiều gia đình đặt lên bàn thờ…

Những niềm tâm sự của những người con đã hiến dâng tuổi thanh xuân, hiến dâng cả cuộc đời mình cho tương lai đất nước được thể hiện qua những trang thư. Mỗi bức thư là những lời tâm tình gan ruột của những người anh, người cha, người chồng, người vợ, người con, người bạn với những người thân yêu, trong phút dừng chân trên chặng đường hành quân ra trận, trong khoảnh khắc yên lặng giữa hai trận đánh…

Những dòng thư như những lời thơ ngân vang, trong trẻo, đầy thiết tha ước vọng về một cuộc sống thanh bình, những lời dặn dò như những lời di chúc, những lời thề quyết tâm thắng giặc, những lời hứa bảo toàn danh dự của những người con yêu quý của Tổ quốc trong cảnh đất nước có chiến tranh, những niềm thương yêu cháy bỏng, những nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải, những bồn chồn lo âu, mong đợi…

Theo Nhà văn Đặng Vương Hưng, bạn đọc trẻ thời nay rất khó hình dung những bức thư được viết trên mảnh vải quần, thư gửi người đã chết, thư lấy từ hầm sâu bí mật dưới thành cổ Quảng Trị và những trang viết cuộc đời của chàng trai giỏi Văn nhất miền Bắc một thời đã “Mãi mãi tuổi 20”, thư tiên tri về cái chết của chính mình… Các bạn sẽ được đọc thư của các chiến sĩ điệp báo, thư của những sinh viên-chiến sĩ, thầy giáo-chiến sĩ; những lá thư viết và gửi từ “địa ngục trần gian”, thư viết trong ngày vui đại thắng 30/4/1975, thư của một người gửi cho người yêu đã hy sinh từ 40 năm trước…

Những bức thư thời chiến ngày ấy đa phần là chuyển nhờ phong bì và con tem quân đội, viết trên đủ loại giấy khác nhau, trên vỏ bao thuốc lá, thậm chí mảnh vải quần... Chúng giống nhau một điểm là đều đã vàng úa, đổi màu theo thời gian, mưa nắng, thấm đẫm mồ hôi, thậm chí cả máu của người viết. Trong những lá thư ấy, ngoài việc trao gửi yêu thương, nhớ mong thầm kín, hỏi han tình hình sức khỏe gia đình, báo tin chiến trường, hầu hết là những thông tin trao đổi với người thân về việc ăn ở, sinh hoạt đời thường của người lính ngoài mặt trận.

Nói về sự khắc nghiệt của chiến tranh, sự gian khổ, hy sinh, chịu đựng của người lính nơi chiến trường, hiếm điều gì mô tả, tường thuật một cách chân thực như những lá thư thời chiến. Đọc những lá thư, ta có thể cảm nhận, hình dung ở mỗi nhân vật đều phảng phất “mùi vị” của chiến tranh, của cái chết cận kề, của gian khổ.

Hầu hết chủ nhân của những bức thư có tuổi đời còn rất trẻ. Khi bắt đầu bước chân vào cuộc chiến, họ còn ngây thơ, non nớt, nhưng qua thử thách, qua thực tiễn nơi chiến trường, các anh đã trưởng thành rất nhanh về nhận thức và ý chí.

Từ những trang giấy ố vàng, chúng ta nhận ra khí phách con người Việt Nam, những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ Quốc.

Thiếu tướng Phan Khắc Hy, Phó Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh, là một trong số rất ít những tác giả của “Những lá thư thời chiến” may mắn trở về sau cuộc chiến. Ông bồi hồi cho hay, hiện tại vợ chồng ông vẫn trân trọng giữ gìn hơn 500 bức thư tình đã viết cho nhau trong chiến tranh, từ năm 1952-1975. Người cựu chiến binh ấy chia sẻ giản dị: “Thư của lính viết cho vợ ngôn từ chẳng văn hoa gì. Ngoài chuyện nhớ nhung vốn lẽ đương nhiên thì chỉ toàn chuyện chiến tranh, hết trận đánh này đến trận đánh khác. Song chúng tôi xem nó như những lời động viên, chia sẻ những vui buồn để hiểu nhau hơn, từ đó động viên nhau vượt qua mất mát, hy sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tạp chí Điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
2025-04-30 08:30:00

Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế

Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
2025-04-30 07:55:00

Bài học về nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975

Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta thấy đây là chiến dịch cuối cùng của Cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của quân và dân ta. Đây là một điển hình, là nét đặc sắc nổi bật nhất của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng quân binh chủng trong chiến dịch tiến công quy mô lớn, với đặc trưng tiến công “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, giành thắng lợi hoàn toàn, triệt để, trong thời gian ngắn.
2025-04-30 07:10:00

Thành tựu 50 năm Ngày thống nhất đất nước là hành trang bước vào kỷ nguyên mới

Tại Lễ khai mạc triển lãm 50 năm nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam sau Ngày đất nước thống nhất; và thành tựu Quảng Ninh sau 70 năm Ngày giải phóng Vùng Mỏ có một nhân chứng các sự kiện trọng đại này, bảo chặng đường đổi mới ấy kết tinh thành giá trị văn hóa, là hành trang bước vào kỷ nguyên mới.
2025-04-30 07:07:05

HNM TP. Huế tổ chức tặng quà cho đối tượng người có công nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, ngày 28/4/2025, hội người mù (HNM) thành phố Huế đã trao tặng trực tiếp 33 suất quà trị giá 300.000 đồng/suất cho hội viên thuộc diện thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ tiêu biểu trên địa bàn.
2025-04-29 19:12:52

VPBank bật vibe yêu nước từ những điều nhỏ bé đến khát vọng lớn lao

Đại lễ chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phòng miền Nam, thống nhất đất nước đang đếm ngược từng giờ. Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, tinh thần yêu nước vốn chảy trong mỗi người dân Việt Nam càng được lan tỏa mạnh mẽ khắp mọi miền Tổ quốc.
2025-04-29 10:13:59
Đang tải...