Nữ sinh liệt hai chân ước mơ thành kỹ sư công nghệ

2022-09-24 08:20:00 0 Bình luận
Do bị nhau thai quấn chân nên ngay từ khi lọt lòng, cả hai chân của Thùy đã bị co quắp, không thể nào duỗi thẳng ra được, nhưng hàng ngày, em vẫn dùng đôi tay tự di chuyển, giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, nấu cơm…

Theo báo Tổ Quốc, Nguyễn Thị Thùy, 17 tuổi, cựu học sinh lớp 12A3, Trường THPT Hậu Lộc 4, là con út trong gia đình có 3 anh em ở thôn Nam Vượng, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày Thùy cất tiếng khóc chào đời, cả gia đình như sụp đổ khi nhìn cô bé nằm trên giường với đôi chân dị tật.

"Bác sĩ bảo, do nhau thai quấn chân nên ngay từ khi sinh ra, chân của cháu đã không thể phát triển như bình thường. Hơn nữa, hội chứng cứng đa khớp từ háng xuống hai chân khiến cháu không thể đứng vững dù cảm giác đau, buồn, tê… vẫn bình thường. Mỗi khi muốn di chuyển phải có người bế, cõng, hoặc cháu phải bò bằng hai tay và đầu gối", bà Bùi Thị Tới (52 tuổi) - mẹ của Thùy buồn rầu nói.

Gia đình Thùy là hộ khó khăn nhất thôn Nam Vượng, nhiều năm trong diện nghèo hoặc cận nghèo. Không chỉ cô em út kém may mắn mà Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1991), anh trai cả của Thùy, cũng không được lành lặn như người khác. Dương bị bệnh động kinh, không thể tự lo cho bản thân dù tuổi đã trưởng thành. Còn anh trai thứ hai hiện đang làm thuê ở Bắc Giang.

Do đặc thù của nghề đi biển nên tuy là trụ cột gia đình nhưng bố của Thùy, ông Nguyễn Văn Thông (57 tuổi) cũng thường xuyên vắng nhà.

Hàng ngày, Thùy vẫn giúp mẹ nhặt rau, quét nhà, nấu cơm… Ảnh: toquoc.vn

"Gia đình tôi khó khăn lắm. Bố các cháu quanh năm đi biển đánh cá thuê, có khi vài tháng mới về nhà một lần. Lao động chính trong nhà nhưng thu nhập của bố cháu cũng không ổn định, có tháng được 4-5 triệu, nhưng nếu tàu không ra khơi thì việc không có, tiền cũng không…Còn tôi vướng bận hai cháu thế này nên cũng chẳng đi đâu xa được, hàng ngày ai thuê gì làm nấy thôi. Tôi thường đi bóc vỏ tôm hoặc xẻ cá thuê cho các đại lý chế biến hải sản trong thôn, kiếm ngày vài đồng mẹ con qua bữa vậy", bà Tới bùi ngùi tâm sự.

Hành trình học tập của Thùy quả thực là một kỳ tích. Năm 6 tuổi, giống như các bạn cùng trang lứa, Thùy được mẹ chở đến học ở trường Mầm non Ngư Lộc. Thế nhưng, do không tự đứng được nên Thùy chỉ quanh quẩn bò lết trong lớp học, nhìn các bạn vui đùa, chạy nhảy ngoài sân trường. Đi học được 3 ngày, Thùy nhất quyết không đến lớp nữa, dù mẹ hết lời động viên, khuyên nhủ. Ngậm ngùi gia cảnh, bà Tới đành gạt nước mắt đưa con về nhà.

Nhiều lần em tự hỏi, tại sao cuộc đời lại bất công với em như vậy? Vì sao các bạn lại may mắn hơn mình khi sinh ra đã có đôi chân hoàn hảo? Cứ nghĩ đến chuyện bản thân sinh ra đã chịu thiệt thòi, em chỉ biết khóc một mình", Thùy nghẹn ngào chia sẻ.

Biết hoàn cảnh gia đình Thùy, "bà giáo" Thông (Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Thông) đến tận nhà động viên mẹ cho Thùy đến lớp học tình thương do bà mở dạy miễn phí cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn trong xã.

"Hồi ấy, bà giáo động viên mãi, bảo tôi cứ cho cháu đến lớp, học được chữ nào hay chữ ấy. Những ngày đầu chưa quen, lại sợ bạn bè trêu chọc, Thùy khóc nhiều lắm. Rồi được bà giáo an ủi, động viên, những mặc cảm tự ti trong cháu dần qua đi. Bà giáo khen Thùy nhỏ vậy mà chịu khó học hành, siêng năng, chăm chỉ", bà Tới kể lại.

Mặc dù khiếm khuyết đôi chân nhưng bù lại, Thùy có tư chất thông minh, sáng dạ nên tiếp thu kiến thức rất nhanh. Những quyển vở sạch chữ đẹp, trang viết ngay lối thẳng hàng dần thay thế nét chữ nguệch ngoạc ban đầu.

Chỉ sau 3 năm học lớp "xoá mù" của "bà giáo làng", tuy không theo giáo trình "đạt chuẩn" nhưng nhận thấy Thùy đã nắm vững kiến thức bậc Tiểu học, cô giáo Thông mạnh dạn giới thiệu nữ học trò khuyết tật vào học luôn lớp 6.

Sau khi kiểm tra kiến thức đầu vào, Ban giám hiệu trường THCS Ngư Lộc đồng ý tiếp nhận Nguyễn Thị Thùy, "đặc cách" cho em được bỏ qua chương trình tiểu học chính quy. Kém tuổi so với các bạn cùng lớp nhưng Thùy trở thành học sinh đặc biệt nhất khi luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi ở ngôi trường làng biển Diêm Phố.

Gần 10 năm qua, bất kể ngày nắng hay mưa, bà Tới đều đặn chở con gái đến trường bằng chiếc xe đạp cũ kĩ. Bao kỷ niệm vui buồn của hai mẹ con trong suốt quãng thời gian ấy cứ như một thước phim quay chậm, vừa mới diễn ra ngày hôm qua.

"Những ngày Thùy học cấp 2 ở gần nhà còn đỡ, chứ từ khi lên cấp 3, việc đi lại vất vả lắm. Hai mẹ con đạp xe từ nhà đến trường mất hơn 20 phút, gặp hôm trời mưa bão thì đúng là nước mưa chan hòa nước mắt, thương con thắt ruột mà chẳng biết phải làm thế nào...", bà Tới bỏ lửng câu chuyện, gạt nước mắt nói.

"Nhiều hôm mẹ phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị ăn sáng cho hai anh em, đưa em đến trường rồi mẹ mới về đi làm. Buổi trưa, mẹ lại vội vã đạp xe đến đón em. Không quản ngại nắng mưa, vất vả lo cho em ăn học nhưng chưa bao giờ gia đình nghĩ đến chuyện em có thể học hết lớp 12"... Trong câu chuyện thủ thỉ tâm tình, Thùy luôn hi vọng sớm tìm được việc làm ổn định, có thu nhập để tự nuôi sống bản thân, san bớt gánh nặng với gia đình.

VnExpress đăng tải thông tin năm học vừa qua, Thuỳ tốt nghiệp THPT tại trường Hậu Lộc 4. Nữ sinh đăng ký khối C00 với dự định theo nghề sư phạm như mơ ước tuổi thơ.

"Ngày báo điểm thi em thức trắng đêm, vỡ oà sung sướng khi số điểm số khá cao", Thuỳ kể. Em cho hay, đạt tổng 25,5 điểm với Văn 8,75, Lịch sử 8,5 và Địa lý 8,25.

Kỳ thi THPT quốc gia 2022, Thuỳ được sinh viên tình nguyện và cán bộ Đồn biên phòng Đa Lộc thay nhau cõng đến điểm thi. Ảnh: báo VnExpress

Dù đăng ký khối thi là các môn xã hội nhưng Thuỳ cũng có sở trường Toán học và các môn khoa học tự nhiên nên sau khi được thầy cô tư vấn và nhiều ngày tìm hiểu, Thuỳ quyết định theo học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Hà Nội. Cô gửi hồ sơ xét tuyển và nhận thông báo trúng tuyển thẳng vào trường bằng phương thức xét học bạ.

Thuỳ chia sẻ, em chọn ngành công nghệ thông tin với mơ ước sau này trở thành kỹ sư công nghệ hay lập trình viên máy tính. "Nghề này có lẽ ít phải di chuyển, thường ngồi máy tính nhiều nên em nghĩ nó sẽ phù hợp với hoàn cảnh và khiếm khuyết cơ thể", nữ sinh nói.

Thuỳ chia sẻ không có bí quyết học tập đặc biệt. Vì không có điều kiện đi học thêm nên em chủ yếu tập trung lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp, nắm chắc lý thuyết và tìm hiểu thêm các dạng bài tập trên mạng.

Những ngày chờ nhập học, Thuỳ lo lắng nhiều. Ngoài chuyện vận động khó khăn, kinh tế gia đình eo hẹp, Thuỳ bảo mình cũng là học sinh vùng biển, ít được tiếp xúc với máy tính và ngành công nghệ thông tin nên "chắc chắn sẽ thua thiệt các bạn ở thành phố lớn". Ngoài ra, nhận thấy tiếng Anh là một hạn chế, nên trong thời gian này, Thuỳ thường tranh thủ lên mạng tìm sách vở củng cố vốn ngoại ngữ, chuẩn bị cho hành trang phía trước.

Gia đình dự kiến, khi Thuỳ nhập học, bà Tới sẽ theo con lên giảng đường hỗ trợ thời gian đầu. Sau khi con gái làm quen và tự lập ở môi trường mới, người mẹ sẽ trở về quê làm lụng lấy tiền chu cấp, đóng học phí cho con gái trong hành trình kéo dài bốn năm tới.

Ông Nguyễn Thành Luân, Trưởng thôn Nam Vượng cho hay, gia đình nữ sinh Nguyễn Thị Thuỳ thuộc hộ khó khăn nhất trong thôn, nhiều năm trong diện nghèo hoặc cận nghèo. "Cuộc sống khó khăn thiếu thốn và là trẻ khuyết tật nhưng Thuỳ rất chăm ngoan, luôn nỗ lực vươn lên, đạt thành tích học tập cao", ông Luân nói.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
2025-04-03 14:54:46

CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được Giấy chứng nhận thương binh

Trải qua 48 năm, tính từ ngày bị thương, mặc dù phải qua nhiều lần giám định, nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng đội, nhất là AHLĐ thời kỳ đổi mới, thương binh ¼ Trần Hồng Quảng (nay là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam), sự vào cuộc của Tạp chí điện tử Hòa nhập và sự trợ giúp của các cơ quan chức năng, đến nay CCB Nguyễn Quang Hường đã nhận được giấy chứng nhận thương binh.
2025-04-03 11:54:05

Bộ Công an điều tra hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Thiên An Phát

Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên An Phát, có trụ sở tại Tiểu Khu 4, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, do ông Nguyễn Xuân Tùng làm đại diện pháp luật, đang là tâm điểm của cuộc điều tra do Bộ Công an tiến hành về các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. 
2025-04-03 00:59:00

Bẫy đầu tư kỳ nghỉ du lịch: Khách hàng lao đao vì NovaGroup

Công ty Cổ phần Global Membership (thuộc Tập đoàn NovaGroup) đang đối diện với hàng loạt phản ánh tiêu cực khi bán kỳ nghỉ du lịch mà không có giấy phép lữ hành. Theo thông tin từ Sở Du lịch TP.HCM, công ty này chưa từng được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, điều này đặt ra nghi vấn về tính pháp lý của các sản phẩm du lịch mà công ty đã cung cấp đến khách hàng trong thời gian qua.
2025-04-03 00:39:40

Cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024" đã tìm ra tác phẩm xuất sắc nhất

Vượt qua hơn 24.000 các thí sinh, em Nguyễn Hoàng Thịnh - học sinh lớp 6 trường Hà Nội Victoria (Hà Nội) đã giành giải đặc biệt của cuộc thi "Đan Mạch trong mắt em năm 2024".
2025-04-02 16:14:12

Herbalife Việt Nam - năm thứ 5 liên tiếp đồng hành cùng Giải Vô Địch Quốc gia Marathon

Việt Nam, tháng 3 năm 2025 – Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, là Nhà Tài Trợ Dinh Dưỡng chính thức của giải chạy lâu đời và giàu truyền thống nhất Việt Nam, Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong, năm thứ năm liên tiếp. Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 28 đến 30 tháng 3 năm 2025 đã thu hút hơn 7.000 vận động viên chuyên nghiệp và phong trào trong nước và quốc tế.
2025-04-01 14:51:21
Đang tải...