Nữ giám đốc khuyết tật tâm huyết với nghề

2015-10-19 19:24:26 0 Bình luận
Chị là Đoàn Thị Phương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã thương binh và người khuyết tật Minh Phương tại số 354, đường Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Số phận nghiệt ngã khiến chị bị di chứng bại liệt từ bé nên tuổi thơ của Đoàn Thị Phương đã phải gánh chịu bao nỗi cực nhọc, thiệt thòi. Bằng nghị lực và ý chí phi thường, chị đã trở thành nữ doanh nhân thành đạt, nhiều năm nay tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều thương binh và người khuyết tật.

Từ “Vua vỏ gối cưới thêu”...

          Sinh năm 1956, là chị cả trong một gia đình có 5 chị em, tuy chân bị khuyết tật từ bé, đi lại khó khăn nhưng trời lại phú cho chị trí óc thông minh, đôi bàn tay khéo léo, mềm mại, biết lo toan chu đáo mọi việc lớn nhỏ. Chị kể: “Hồi đó dù còn rất nhỏ nhưng tôi đã ý thức được bản thân mình không được như những người bình thường. Nhiều lúc cảm thấy chán nản, tự ti vì bản thân vô dụng. Bố mẹ đều là công chức nghèo, đi làm quần quật cả ngày để nuôi sống cả nhà nên cũng không còn thời gian để ý, chăm sóc đến tôi. Được đi học đến hết cấp II thì tôi phải nghỉ học, ở nhà cùng bà nội tại xóm Bái, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định”. Thế nhưng, với lòng tự tin, đức tính hiếu học, vừa lao động kiếm sống, chị vừa đi học Bổ túc văn hóa để được cấp bằng tốt nghiệp Bổ túc văn hóa cấp III rồi tiếp tục đi học lớp Kế toán Hợp tác xã mua bán và trở thành kế toán Công ty Công nghệ phẩm Hà Nam Ninh, công tác tại Tổng kho bách hóa Tô Hiệu (thành phố Nam Định). Từ khi còn ở tuổi thiếu niên chị đã rất đam mê nghề thêu, nhất là thêu tay trên vỏ áo gối. Do vậy, lúc nào Đoàn Thị Phương cũng đau đáu mày mò, tự học hỏi và sáng tạo để làm ra những đôi gối thật ưng ý. Năm 18 tuổi, chị mạnh dạn nhận mặt hàng ga gối xuất khẩu về luyện vẽ lại hoa trang trí, thêu bằng tay, rồi kèm thêu cho những người bị tàn tật đôi chân để giúp họ có thêm thu nhập. Thập kỷ 80, gối thêu hạnh phúc lên ngôi, chị nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách hàng bằng chính sản phẩm vỏ áo gối cưới thêu sở trường của mình. Nhiều năm liền, vỏ gối cưới thêu của chị thực sự trở thành mốt thịnh hành của những đôi vợ chồng trước lễ thành hôn. Vừa làm, vừa sáng tạo, tâm huyết trong từng đường kim, mũi chỉ để tạo nên cái đẹp, nét riêng trong sản phẩm của mình, chị đã tự khẳng định thương hiệu vỏ áo gối thêu tay, được khách hàng gần xa trìu mến gọi bằng cái tên “Vua vỏ gối cưới thêu”. Đến năm 1991, do “máu nghề” chị nghỉ công tác theo chế độ 176 và toàn tâm, toàn ý gắn bó, nỗ lực vươn lên bằng việc tạo ra sản phẩm của riêng mình. Một thời, mặt hàng vỏ gối cưới thêu của chị đã trở thành sản phẩm độc quyền chỉ có ở Nam Định được khách hàng cả nước biết đến, góp phần đem lại niềm vui hạnh phúc cho biết bao lứa đôi khi xây dựng tổ ấm gia đình. Và quan trọng hơn là những năm đó, chị đã giúp đỡ, dạy nghề, tạo việc làm cho khoảng 500 đến 600 lao động nữ trên địa bàn tỉnh Nam Định, tỉnh Thái Bình, trong đó có nhiều người khuyết tật.

...Đến Giám đốc ri đô, rèm cửa nghệ thuật

Tại trụ sở cũng là nơi sản xuất của Hợp tác xã thương binh và người khuyết tật Minh Phương, chúng tôi đã được “mục sở thị” vô số sản phẩm ri đô, rèm cửa rất tinh tế được đóng gói, xếp gọn, tạo thành “điểm tựa” dọc cầu thang của cả bốn tầng nhà. Cách tận dụng diện tích lối đi để chứa sản phẩm của chị Phương đúng là “độc nhất vô nhị”, vừa tiện lợi, hiệu quả lại vừa an toàn khi lên xuống đối với người khuyết tật. Trong câu chuyện trao đổi, điện thoại khách hàng chốc chốc lại gọi đến, chị vui vẻ xin lỗi nhà báo rồi giải quyết công việc một cách quyết đoán và mau lẹ. Chị Phương bộc bạch: “Để tìm được việc làm đối với người bình thường đã là điều khó khăn, huống chi là những người khuyết tật. Tôi đã từng đi gõ cửa nhiều nơi để chào hàng hoặc xin việc nên tôi hiểu cảm giác của họ. Người khuyết tật luôn là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Từ đó, tôi nung nấu ý định giúp đỡ, tạo việc làm, góp phần giảm bớt khó khăn cho những người có chung cảnh ngộ.” Chính từ ý chí, nghị lực, lòng thương người cùng suy nghĩ nhân văn của chị mà cơ sở thêu len rồi Công ty Thêu len - May Minh Phương đã lần lượt ra đời. Thời điểm này, mặt hàng áo gối thêu tay trên thị trường được thay thế bằng mặt hàng chăn, ga, gối đệm đồng bộ cao cấp nên chị lại chuyển sang sản xuất các loại mặt hàng ri đô, rèm cửa nghệ thuật. Hàng ngày, với đôi chân tật nguyền, chị phải chạy đôn chạy đáo, tất bật lo toan việc sản xuất tại công ty, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Tối về, chị lại tự mày mò, sáng tạo, thiết kế mẫu mới phù hợp với yêu cầu thị hiếu của khách hàng. Tháng 12/2014, Hợp tác xã thương binh và người khuyết tật Minh Phương được chính thức thành lập, trở thành đơn vị hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam. Trong ngôi nhà mặt đường, giữa trung tâm đô thị nhộn nhịp, nơi làm việc, sản xuất kinh doanh của chị vẫn bình dị mang tấm biển “Rèm vải đẹp” của Công ty Thêu len - May Minh Phương. Nhưng ít ai có thể tin được rằng nơi đây đang tạo việc làm cho 60 lao động tại chỗ và vệ tinh (nhận hàng về làm tại nhà). Họ đều là những thương binh và người khuyết tật, trong đó có 25 lao động đã được chị Phương đào tạo khá lành nghề. Hàng tháng, mỗi lao động khuyết tật ở đây được chị trả mức lương ổn định từ 2 đến 3 triệu đồng/người. Đây chưa phải là mức lương cao ở Thành Nam nhưng đối với người khuyết tật lại là niềm vui lớn vì họ  được tự tay làm ra sản phẩm, nuôi sống được chính bản thân mình. Bên cạnh việc dạy nghề, tạo việc làm, góp phần ổn định đời sống cho thương binh và người khuyết tật, chị còn thường xuyên quan tâm đến hoàn cảnh, cuộc sống thường nhật từ cơm ăn, áo mặc đến sức khỏe, cảm xúc vui, buồn của họ. Chặng đường trước mắt còn bao bộn bề, khó khăn nhưng niềm tin, sự cảm thông, chia sẻ cộng với lòng kiên trì, ham mê học hỏi và đức tính siêng năng của người lao động khuyết tật đang là động lực thôi thúc chị tiếp tục vươn lên. Từ năm 2009, chị Đoàn Thị Phương đã được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao tặng “Cúp Bông hồng vàng”. Doanh nghiệp tư nhân của chị đã trở thành mái ấm tình thương của nhiều lao động có hoàn cảnh khó khăn, chủ yếu là người khuyết tật. Bản thân chị là người khuyết tật với tỷ lệ mất sức lao động hơn 60%, nên tấm gương về nghị lực vượt khó, ý chí vươn lên, tình thương và tâm huyết của chị càng xứng đáng được mọi người trân trọng, noi theo.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB mở rộng gói tín dụng “Tiếp sức vốn vay – Đường dài vững bước” lên 16.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,8%

Gói tín dụng quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.
2024-10-23 10:26:00

Kiểm soát kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Đây là ý kiến được các đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp của Quốc hội ngày 22/10, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
2024-10-23 09:33:30

Lễ hội tài năng nghệ thuật đình đám tại Hà Nội - CHẤT Festival

Hà Nội sắp chào đón một sự kiện âm nhạc cực kỳ "chất" – CHẤT Festival. Đây là ngày hội âm nhạc dành riêng cho những người yêu nghệ thuật và đam mê thể hiện bản thân.
2024-10-22 18:42:06

CLB điện ảnh THPT Trần Phú ra mắt nhạc kịch ‘Những đam mê tuổi trẻ’

Nhạc kịch ‘Đôi Mươi: Những đam mê tuổi trẻ' mới diễn ra là sự kiện đặc biệt hướng tới Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Câu lạc bộ DOTP - Drama Of Tran Phu.
2024-10-22 18:32:37

Tổng mức bán lẻ 1 huyện ở Quảng Bình tăng 11% so cùng kỳ

Trong 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đạt 8.128 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt hơn 6.948 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
2024-10-22 15:00:00

Đình làng Lũ Phong, nơi một trong những chi bộ Đảng thành lập rất sớm

Tháng 10 năm 1933, tại đình làng Lũ Phong (phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn ngày nay), Chi bộ Đảng Lũ Phong được thành lập.
2024-10-22 09:00:00
Đang tải...