Pháo thủ, thương binh Trần Văn Hiểu ngày ấy, bây giờ…

2021-06-29 11:03:36 0 Bình luận
Rời quân ngũ trở về quê hương, đảng viên, pháo thủ, thương binh ¾ Trần Văn Hiểu (làng Nhuộng, xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) luôn phát huy phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”, xứng đáng là một “Thương binh tàn nhưng không phế”, trở thành tấm gương sáng để con, cháu noi theo.

Thương binh ¾ Trần Văn Hiểu (đứng thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đồng đội cũ trong Hội đồng ngũ 13/9 xã Yên Trung (Ý Yên, Nam Định).

Chúng tôi về thăm gia đình ông Trần Văn Hiểu, 84 tuổi, thương binh hạng ¾ tại làng Nhuộng, xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định vào một ngày nắng đẹp. Tuy tuổi cao, hai tai bị điếc do sức ép của bom giặc Mỹ cùng nhiều vết thương khác nhưng mắt ông vẫn sáng, gương mặt hiền hậu, tác phong đi lại khá nhanh nhẹn. Khi trò chuyện ông không thể nghe được nên ông Nguyễn Văn Đến ở làng Phương Hưng, xã Yên Trung là đồng ngũ vừa tình cờ đến chơi vui vẻ trợ giúp. Đôi bạn già đã cùng nhau say sưa kể lại câu chuyện một thời quân ngũ, những trận chiến đấu ác liệt với máy bay giặc Mỹ, những chiến công và cả những đau thương, mất mát khi đồng đội ngã xuống trên mâm pháo.

Thương binh ¾ Trần Văn Hiểu (bên phải) và thương binh 4/4 Nguyễn Văn Đến (Trưởng ban liên lạc Hội đồng ngũ 13/ 9, nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Yên Trung) trước cửa Từ đường họ Trần làng Nhuộng.

Ngày 13 tháng 9 năm 1965 nghe theo lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông Hiểu cùng 20 thanh niên làng Nhuộng lên đường nhập ngũ, trở thành chiến sĩ pháo cao xạ 100 mm thuộc C136, F361, Quân chủng Phòng không - Không quân. Cùng nhập ngũ trong đợt tổng động viên này có nhiều thanh niên tuổi 18 đôi mươi, có người đã gần 40 tuổi, riêng ông Hiểu năm ấy 28 tuổi, đã có vợ và 3 đứa con thơ (hai gái, một trai). Sau khi được huấn luyện cấp tốc tại Phú Xuyên (Hà Tây), cuối năm 1965 và những tháng đầu năm 1966  đơn vị của ông liên tục hành quân chiến đấu, đánh trả các loại máy bay giặc Mỹ, bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Từ trận địa Ngọc Hồi, Mễ Trì (Hà Nội), Hưng Nguyên, Nam Đàn, Cửa Lò (Nghệ An), trở lại trận địa phía Nam Hà Nội, chiến dịch “Sấm rền” tại Mặt trận đường 5 đến các trận địa bảo vệ thành phố Hải Phòng, ở đâu ông cũng có mặt. Trong đó chiến công nổi bật nhất của đơn vị pháo binh C136 là đã bắn rơi một máy bay C140 của giặc Mỹ tại Cửa Lò (Nghệ An) và cùng quân dân thành phố Hải Phòng bắn rơi một máy bay F4, bắt sống một đại tá phi công Mỹ. Ngày 28-4-1967, ông vinh dự được chi bộ C136 - E240 - F363 kết nạp vào Đảng ngay trên trận địa pháo tại Nhà máy nhựa Tiền Phong Hải Phòng. Tại chiến dịch “Sấm rền” Mặt trận đường 5, trong một trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt, 2 chiến sỹ của C136 đã anh dũng hy sinh trên mâm pháo, 4 chiến sĩ khác bị thương. Riêng ông Hiểu bị pháo đè lên người, bị sức ép của bom nổ quá gần đã làm chảy máu tai, máu mũi. Khi kéo được pháo ra mặt ông còn dính mảnh bom, được đồng đội đưa đi cấp cứu tại Viện 7 (Kinh Môn, Hải Dương). Từ đó đôi tai ông không còn nghe rõ, phổi bị tổn thương, miệng há ra khó khăn vì vết thương do mảnh bom địch gây ra ở xương hàm dưới.

Thương binh Trần Văn Hiểu cùng vợ là bà Nguyễn Thị Cổn chụp ảnh lưu niệm tại vườn nhà.

Qua nhiều trận chiến đấu, C136 pháo binh đã vinh dự có ông Bùi Xuân Chiến (quê xã Yên Tân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của đơn vị cũng đã được khen thưởng về thành tích xuất sắc trong chiến đấu. Riêng ông Trần Văn Hiểu đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 1967). Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Yên Trung luôn ghi nhớ công ơn “Vì nước quên thân” của các Anh hùng liệt sĩ. Trong đó, nổi bật là liệt sĩ Phạm Quang Nộ (người con của làng Nhuộng, nhập ngũ cùng ngày với ông Hiểu) hy sinh ngay trên mâm pháo tại trận địa Thủy Nguyên (Hải Phòng). Ở làng Nhuộng còn có 4 người nhập ngũ cùng ngày với ông Hiểu đang là thương binh hoặc nạn nhân chất độc da cam. Đó là các ông: Nguyễn Sỹ Mỵ, Phạm Tú Cử (thương binh nặng hạng ¼), Nguyễn Sỹ Yên (thương binh hạng 4/4, đã mất), Nguyễn Văn Vếnh (nạn nhân chất độc da cam)…Cùng với bao đồng đội đã để lại một phần xương máu trên trận địa, sau khi được điều trị, an dưỡng, phục hồi sức khỏe đến năm 1969 tiểu đội trưởng pháo binh Trần Văn Hiểu chuyển ngành về công tác tại Ty Thương binh Nam Hà. Năm 1994 ông được chuyển sang làm cán bộ quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh và năm 1998 được nghỉ hưu, là thương binh loại A, hạng ¾ với tỷ lệ thương tật 41%.

Ảnh ông Trần Văn Hiểu (người ngồi bên trái) khi đang là cán bộ quản lý hồ sơ BHXH tỉnh (đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 18/4/1997) cùng ông Trần Chỉ, Giám đốc BHXH tỉnh Nam Định.

Mặc dù bị điếc cả đôi tai, sức khỏe hạn chế vì thương tật nhưng ông Trần Văn Hiểu luôn nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, bệnh tật để cùng với vợ con lao động sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Bản thân ông luôn xứng đáng là một hội viên cựu chiến binh tiêu biểu, một hội viên người cao tuổi mẫu mực. Các con của ông gồm 4 gái, 2 trai đều phương trưởng, thành đạt, gia đình hạnh phúc. Ông bà hiện có 12 cháu, 9 chắt nội, ngoại.

Chúng tôi chợt nhận ra rằng những người lính như ông Trần Văn Hiểu đã và đang trở thành huyền thoại. Trận chiến giữa người chiến sĩ pháo binh ngày ấy với máy bay giặc Mỹ nay đã lùi xa hơn nửa thế kỷ nhưng dấu tích về một thời đạn bom ác liệt vẫn còn in hằn trên cơ thể họ. Rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường, họ vẫn tiếp tục chiến đấu với số phận, chống chọi với bệnh tật, tự vươn lên chứ không hề đòi hỏi, trông chờ, ỉ lại chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Hơn thế, họ còn vững vàng, tâm huyết làm tốt mọi nhiệm vụ được giao, tích cực tham gia lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp. Lớp con, cháu chúng ta xin ghi nhận, biết ơn những người như ông Trần Văn Hiểu - Người pháo thủ kiên cường ngày ấy, bây giờ là một đảng viên sắp được nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng, một cựu chiến binh, thương binh gương mẫu, luôn xứng danh bộ đội Cụ Hồ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải mã nỏ thần Cổ Loa: Góc nhìn mới từ khảo cổ và khoa học quân sự

Truyền thuyết dân gian Việt Nam từ bao đời nay vẫn kể về nỏ thần – một vũ khí kỳ diệu do thần Kim Quy ban tặng, có thể bắn một phát tiêu diệt vạn quân xâm lược. Thời gian qua, những phát hiện khảo cổ học kết hợp với các phân tích lý luận từ vật lý và kỹ thuật quân sự hiện đại đang mở ra một hướng tiếp cận mới: nỏ thần có thể là vũ khí có thật, phản ánh trình độ tổ chức và tư duy quân sự đặc biệt của người Việt cổ.
2025-07-06 21:00:00

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2025-07-06 15:28:43

HNM TP.Huế tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và sơ kết 05 năm thực hiện chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030

Hướng đến kỷ niệm 78 năm ngày TBLS (27/7/1947-27/7/2025), 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc Khánh 2/9, ngày 3/7/2025, Hội người mù (HNM) thành phố Huế đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 và sơ kết 05 năm thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030.
2025-07-06 15:06:13

Công an Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Hướng tới dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/71947 – 27/7/2025), Công an Quảng Trị tổ chức dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị và Bến thả hoa bờ nam sông Thạch Hãn.
2025-07-04 17:37:57

Vũ Phi Hổ vị quan thanh liêm

Trước khi bỏ cấp huyện, thành phố Hạ Long đầu tư 29 tỷ đồng, xây dựng con đường 4 làn xe lòng đường rộng 26m, dài 500m nối đường QL279 với đền thờ “Anh nghị Đại vương” Phó đô Ngự sử, tiến sĩ Vũ Phi Hổ tại xã Lê Lợi.
2025-07-04 10:26:00

Quy định mới về giá bán, thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
2025-07-04 09:19:13
Đang tải...