Phong tục lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

2016-03-29 08:59:12 0 Bình luận
Đầu năm mới, nhiều gia đình người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng thường mời then, giàng (pựt), tào… (gọi chung là thầy) về nhà hoặc đến nhà thầy làm lễ giải hạn để giảm bớt các rủi ro, vận hạn, bệnh tật, cầu mong an lành cho cả năm.

Đây là một phong tục, hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đến nay, vẫn được bảo tồn, lưu giữ.

    Thầy pựt làm lễ giải hạn đầu năm.

    Để tìm hiểu về lễ giải hạn đầu năm của người Tày, Nùng tại Cao Bằng, chúng tôi đã trực tiếp đến một số gia đình làm lễ giải hạn trong những ngày đầu năm Bính Thân để “mục sở thị” các nghi lễ giải hạn. Bà Bế Thị Nơm, 72 tuổi, dân tộc Nùng tại xã Độc Lập (Quảng Uyên) vừa mời thầy về làm lễ giải hạn đầu năm cho biết: Hằng năm, sau Tết Nguyên đán, gia đình tôi đều mời thầy về làm lễ cúng giải hạn đầu năm nhằm xua đuổi cái xấu, cầu mong năm mới an lành, mọi việc hanh thông, thuận lợi. Muốn làm lễ giải hạn việc đầu tiên là phải tìm gặp thầy then, thầy pựt để xem ngày lành, sau đó tiến hành chuẩn bị lễ vật và đi đón thầy về nhà để làm lễ. Các đồ lễ để cúng tùy theo mỗi thầy có những yêu cầu riêng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình khi sắm lễ. Nhưng các đồ lễ cơ bản nhất để cúng lễ giải hạn gồm có mâm lễ, để thầy làm lễ để dưới chân bàn thờ gọi là “bâm lẹ” (mâm lễ). Mâm lễ được đặt ở sảnh giữa trong nhà, dưới bàn thờ tổ tiên là nơi diễn ra các hoạt động cúng bái của thầy với 3 hoặc 5 bát gạo sống. Bát gạo ở giữa đặt thêm trứng gà, cắm hương và nhiều hình nhân được cắt bằng giấy, cành hoa, cây... Còn mâm khác để hành lễ, gồm: Thủ lợn, đuôi lợn, chân giò luộc; 1 con gà, 1 con vịt  luộc chín có đủ lòng, mề, tim, gan và tiết; xôi (khẩu nua); 1 miếng thịt lợn luộc; hoa quả, bánh kẹo. Ngoài ra, cần 1 con gà sống, 1 con vịt sống và 1 cây chuối, 1 chiếc thuyền hoa (pè) làm bằng cọng chuối...

    Thầy được mời về làm lễ giải hạn là người có khả năng thần giao cách cảm, có thể giao tiếp với thế giới tâm linh, những người đã khuất hoặc dự báo được những vận hạn của người khác thông qua nhãn quan của mình. Họ được các gia đình mời để làm lễ giải hạn, mừng nhà mới, cầu tự, cầu phúc lộc, thọ… Trong lễ cúng giải hạn, nếu giải hạn là thầy then thì vật dụng thầy dùng là cây đàn tính, còn với thầy pựt thì có chiếc quạt và xóc nhạc (nhiều quả nhỏ ghép nối lại với nhau bằng các vòng tròn sắt hoặc đồng). Màu sắc chủ đạo trong trang phục các thầy mặc khi làm lễ là đỏ, vàng, chàm, trắng. Mỗi một màu tương ứng với một vị thần linh. Khi những làn điệu then cổ cất lên với tiếng đàn tính hoặc tiếng xóc nhạc hòa với lễ phục nhiều màu sắc của thầy tạo nên không gian nghi lễ huyền ảo mang đậm dấu ấn tâm linh, là tổng hòa của thiên - địa - nhân.

    Theo giàng Bế Sơn Chung - một nghệ nhân then sinh ra trong gia đình có 8 đời làm pựt (giàng), một lễ giải hạn tùy thuộc vào các cúng lễ của từng thầy và ý nguyện của gia chủ mà có các bước tiến hành nghi thức lễ khác nhau. Nhưng trong một lễ giải hạn, các nghi lễ bước chung nhất thường gồm các phần: Nhập môn, thỉnh tướng (bước vào với tổ tiên để báo lên tổ tiên và mời tổ tiên về để con cháu trong gia đình được dâng các lễ vật); bốc mệnh (dự đoán bản mệnh của người để biết được khái quát về công danh tài lộc, sự thọ yểu, thăng trầm, những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời); trừ tà (diệt trừ tà ma, quét sạch những vận xui, rủi ro...); hành yên, lập phú (cầu bình an, tài lộc). Trong đó có nhiều đoạn kể, du ký, vào chợ trời, lên thiên đình. Có lúc có những động thái sa man (ma nhập vào người) nói chuyện với ma, phán quyết với người, kiểu lên đồng một lúc sau trở lại bình thường. Trong lễ cúng giải hạn ngoài những lời then, điệu hát cổ thì thầy sẽ dùng hai thẻ gỗ để gieo quẻ, để xin lộc tới cho gia đình. Nếu như gia chủ thành tâm và âm phần trong nhà tốt thì việc xin quẻ sẽ diễn ra thuận lợi, lễ cúng sẽ diễn ra suôn sẻ và kết thúc tốt đẹp.

     
     

     

    Đồ lễ để cúng trong lễ giải hạn.

    Lễ giải hạn nói chung cũng như lẩu then, lẩu pựt đều là các hình thức diễn xướng cổ của người dân tộc Tày, Nùng, là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian lâu đời. Với lòng tin thuần phác, người dân tộc Tày, Nùng làm lễ giải hạn nhằm cầu mong một cuộc sống an lành cho những người đang sống, những người đã khuất và cả thế giới tâm linh đều yên ổn. Họ cần một chỗ dựa tinh thần song không cuồng tín, khi gặp tai họa, ốm đau thì theo quan niệm chung của mọi người “Vô phúc vái tứ phương, ma cũng cầu, thuốc cũng chữa”. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường, cũng như nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống ở một bộ phận người dân có những thay đổi nhất định, cùng sự giao thoa giữa các yếu tố văn hóa mới đã tác động đến loại hình dân gian truyền thống này khiến lễ giải hạn đã không còn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu của nó, như: Một số gia đình có điều kiện sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng để mời thầy về cúng lễ cho gia đình làm ăn phát đạt; một số gia đình không có điều kiện nhưng vì quá “tín” nên sẵn sàng bán cả tài sản trong nhà để làm lễ; lễ giải hạn bị lạm dụng (làm lễ giải hạn khi làm ăn buôn bán không thuận lợi, mất của, thi cử, lận đận tình duyên...) nên các nghi lễ trở nên rườm rà và tổ chức một cách bừa bãi... Ngoài ra, các thầy then, thầy pựt đang dần ít đi, dẫn tới nguy cơ mai một ngày càng cao. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ giải hạn là việc làm hết sức cần thiết, cần sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc này giữ được nguyên giá trị ban đầu.

    Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

    Ý kiến độc giả

    0

    Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

    Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
    2024-04-30 14:05:00

    Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

    Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
    2024-04-29 18:14:10

    Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

    Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
    2024-04-29 16:20:00

    Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

    Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
    2024-04-29 14:43:11

    Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

    Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
    2024-04-29 11:29:38

    CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

    Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
    2024-04-29 09:00:00
    Đang tải...