Quy hoạch đô thị và giải pháp quản lý quy hoạch đô thị

2022-03-18 10:14:50 0 Bình luận
Quận Hoàn Kiếm là khu vực bị hạn chế về phát triển xây dựng ở cả 04 khu vực: Khu Phố cổ, khu Phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đê Sông Hồng. Trong khi đó, nhu cầu về xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch vẫn là nhu cầu bức thiết.

Thông tin về công tác quản lý trật tự xây dựng 10 tháng năm 2021, theo Sở Xây dựng Hà Nội, các đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã đã kiểm tra 14.772 công trình (đạt 100% công trình), qua đó phát hiện, thiết lập hồ sơ xử lý 330 trường hợp có vi phạm (chiếm tỷ lệ 2,24%).

Đến nay đã xử lý dứt điểm 222/330 trường hợp vi phạm (chiếm tỷ lệ 67,34%) và đang tiếp tục giải quyết, xử lý theo thẩm quyền 108/330 trường hợp. Thanh tra Sở Xây dựng cũng đã thực hiện 7 cuộc thanh tra. Trong đó, thanh tra chuyên ngành 6 cuộc (1 cuộc thanh tra dự án đầu tư xây dựng; 5 cuộc thanh tra trật tự xây dựng) và 1 cuộc thanh tra hành chính.

Theo đó, trong năm 2021, Thanh tra Sở sẽ tăng cường hậu kiểm công tác quản lý trật tự xây dựng của các đội, các phường nhằm tiếp tục chấn chỉnh việc quản lý trật tự xây dựng tại địa bàn; đề xuất cấp thẩm quyền xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm.

Theo đánh giá, từ đầu năm 2021 đến nay, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cơ bản được kiểm tra, xử lý nghiêm. Dù vậy tình trạng vi phạm vẫn xảy ra ở một số nơi, cụ thể lâu nay vẫn có một số thông tin phản ánh, trên địa bàn quận Cầu Giấy, quận Đống Đa, quận Hoàn Kiếm đang tồn tại một số ít công trình có dấu hiệu vi phạm  trật tự xây dựng (TTXD).

Ảnh minh họa

Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Nguyễn Việt Dũng khẳng định, những vi phạm TTXD này không chỉ ảnh hưởng tới an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trong khu vực, mỹ quan đô thị mà còn tạo ra tiền lệ xấu cho những công trình xây dựng tiếp theo. Để ngăn chặn vi phạm trật tự xây dựng, giải pháp tốt nhất vẫn là tăng cường kiểm tra, quyết liệt xử lý vi phạm, tăng tính răn đe.

Trên thực tế, mặc dù đã có nhiều biện pháp để siết chặt xử lý, nhưng vẫn tồn tại một số công trình vi phạm trật tự xây dựng như: Vượt tầng, vượt giới hạn mật độ xây dựng không được xử lý kịp thời. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư các công trình còn để vật liệu bừa bãi, gây bụi bẩn, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh, gây bức xúc trong dư luận địa phương.

Đơn cử như các công trình tại phường Đồng Xuân quận Hoàn Kiếm, với việc xây vượt tầng diễn ra từ thời kỳ này tới thời kỳ khác, các công trình cũng ngay sát nhau và đồng thời biến tướng này đặc biệt nguy hiểm khi có sự cố an toàn phóng cháy chữa cháy khi các tòa nhà này không đảm bảo về các điều kiện phòng cháy chữa cháy. 
 

 

Công trình số 53 Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân

Dọc tuyến phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân hiện có 2 công trình đang sửa chữa, xây mới như công trình số 53 Hàng Chiếu cải tạo thành 8 tầng, 1 tum. Hay công trình 59 Hàng Chiếu quy mô 8 tầng, vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Một số người dân cho biết, khi công trình xây dựng, mặc dù được che bạt kín nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng bụi bẩn, tiếng ồn, nhất là khi phá dỡ công trình cũ.

Công trình số 59 Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân

Trong quá trình thi công xây dựng hoặc phá dỡ công trình, không được sử dụng các thiết bị gây ồn, thiết bị có gia tốc rung vượt quá giới hạn cho phép; phải có biện pháp giảm bụi và khí thải ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng không khí theo quy chuẩn... Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều công trình chưa tuân thủ hoặc tuân thủ nhưng chưa chặt chẽ các quy định.

Trả lời trên báo chí, chuyên gia môi trường Hoàng Dương Tùng - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cho rằng, ở đô thị lớn như Hà Nội, việc xây dựng, phá công trình cũ để làm các công trình mới diễn ra thường xuyên và liên tục. 

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm bụi từ các công trình xây dựng, theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, các tổ chức, cá nhân khi tháo dỡ công trình cần tuân thủ đúng quy định về bảo vệ môi trường như: Phải che chắn, phun nước để giảm bụi, chỉ được làm trong những khung giờ nhất định và các phương tiện chuyên chở ra vào công trường phải được vệ sinh sạch sẽ. Các đơn vị thi công hè, đường phải nghiêm khắc hơn trong việc "làm gọn, dọn sạch" - không để vương vãi cát, xi măng, phế thải... sau khi thi công. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng theo phân cấp cần tăng cường giám sát, đôn đốc cũng như tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm. Đồng thời, phải chỉ rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi buông lỏng quản lý, không xử lý vi phạm đến nơi, đến chốn... Có như vậy, tình trạng ô nhiễm bụi, tiếng ồn... từ các công trình xây dựng mới giảm để trả lại môi trường trong lành cho Thủ đô.

Ngoài vấn đề về bảo vệ môi trường, ngày 24/10/2013, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thời điểm đó là ông Nguyễn Thế Thảo ký Quyết định số 6398/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý quy hoạch – Kiến trúc Khu phố cổ Hà Nội nhằm bảo vệ di tích lịch sử cấp Quốc gia, có giá trị về cấu trúc không gian đô thị gắn với các phố nghề, phường nghề và lễ hội truyền thống, hệ thống di sản, di tích kiến trúc có ý nghĩa văn hóa qua các giai đoạn lịch sử.Quyết định chỉ rõ: Tuyến phố cổ công trình xây dựng được cấp tối đa với lớp ngoài là 3 tầng, lớp trong là 4 tầng, chiều cao lần lượt không quá 6 đến 12 m. Bên cạnh đó, trong danh mục 79 tuyến phố và 83 ô phố tại khu phố cổ được quy định chi tiết về mật độ, số tầng, khoảng lùi công trình xây dựng, nếu các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhà, chủ đầu tư các công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo trong khu vực vi phạm các quy định trong Quy chế sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Quận Hoàn Kiếm là khu vực bị hạn chế về phát triển xây dựng ở cả 04 khu vực: Khu Phố cổ, khu Phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đê Sông Hồng. Trong khi đó, nhu cầu về xây dựng, cải tạo sửa chữa nhà ở, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch vẫn là nhu cầu bức thiết. Do vậy, công tác quản lý về trật tự xây dựng đô thị, đảm bảo trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn quận luôn được Quận ủy – HĐND – UBND quận xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.

Vì thế, để tránh phát sinh những vi phạm TTXD đề nghị các cơ quan chuyên môn thường xuyên, kiểm tra giám sát chặt chẽ. Việc giám sát đình chỉ, ngăn chặn vi phạm có hiệu quả, góp phần thực hiện cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đi sẽ đi vào nề nếp, tạo bộ mặt khang trang của Thủ đô.

Ðể cụ thể hóa Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 03 về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025. Ðề cao trách nhiệm người đứng đầu

Theo đó, thành phố sẽ tập trung giải quyết các vấn đề dân sinh, các vụ việc được HĐND thành phố, cử tri, cơ quan báo chí quan tâm; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyên đề và chỉ đạo của UBND thành phố về quản lý TTXD.

Cùng đó, Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý TTXD; kịp thời tổng hợp báo cáo tình hình đồng thời đề xuất Thành ủy, UBND, HĐND thành phố các biện pháp hiệu quả để nâng cao quản lý. Đồng thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống pháp luật, văn bản pháp lý để điều chỉnh những bất cập.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Hợp tác xã Cựu chiến binh Vạn Xuân Trường kỷ niệm 10 năm thành lập

Hợp tác xã (HTX) Cựu chiến binh (CCB) Vạn Xuân Trường là mô hình được thành lập theo Luật HTX năm 2012, qua 10 năm hoạt động đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế tập thể, là HTX tốp đầu của tỉnh Nam Định về sản xuất kinh doanh.
2024-11-22 09:34:27
Đang tải...