Kỳ 4: Bát nháo công tác quản lý đô thị

2019-03-07 15:30:29 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Thị trường đất quận 9 nóng sốt là nhờ vào đất nền phân lô. Tuy nhiên, nhiều khu vực dù không thuộc đất được phép phân lô, nhưng nhờ những “phép màu” nó vẫn được san lấp và rao bán như các sản phẩm chính thống. Thậm chí còn được bao xây dựng thành nhà. Những căn nhà không phép, san lấp vô tội vạ đang diễn ra rầm rộ là nhờ “phép màu” trong công tác quản lý đô thị của UBND quận 9 và dưới sự giám sát “tích cực” của lực lượng Thanh tra Xây dựng địa bàn thuộc Sở Xây dựng TP.HCM.

Giới thiệu đất không có sổ, đất vườn, cò đất và thầu xây dựng sẽ trực tiếp liên hệ với người cam kết “bảo kê” xây nhà trước khi trả lời cho câu hỏi: “Xây nhà được hay không?”. Và sự bát nháo trong công tác kiểm tra, quản lý của chính quyền địa phương bắt đầu từ đây…
Ở những kỳ trước, nhóm PV Hòa Nhập đã đưa tin về tình trạng hàng loạt căn nhà cấp bốn “được phép” xây dựng trên những nền đất bao chiếm, đất vườn phân lô tại quận 9. Tình trạng này diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi. Qua quá trình tìm hiểu, nhóm PV Hòa Nhập phát hiện, thực trạng trên có dấu hiệu tiếp tay của một số cán bộ phường.


Những nền đất được phân lô, lên nền như thế này được rao bán công khai.


Ai ở đằng sau những cuộc gọi?

Trong quá trình điều tra, nhóm PV Hòa Nhập gặp được những “ông trùm” trong thầu xây dựng tên Vũ (phường Trường Thạnh), ông Phong (phường Long Trường) và cò đất tên Hiếu (phường Long Phước). Những người này là cầu nối quan trọng giữa chủ nhà với cán bộ địa phương trong các phi vụ xây nhà không cần giấy phép.
  
Khi hẹn gặp, cò đất tên Hiếu cho chúng tôi xem một nền đất tại đường số 9, phường Long Phước. Ông này khẳng định “…phải liên hệ với địa chính phường mới biết có xây được nhà hay không”.

Cũng giống như ông Hiếu, để được lòng khách, “trùm” xây dựng tên Phong không chút do dự. Ông Phong gọi xác nhận với cán bộ phường Long Phước xin “cấp phép” xây nhà trên nền đất vườn có một phần là đất bao chiếm. Cuộc gọi kéo dài chưa tới 5 phút. Sau đó, chúng tôi nhận được câu trả lời: “chỗ đất nhà anh bán cho tụi em 1 tuần lễ nữa mới có kết quả là xây nhà được hay không. Xây được là chắc rồi, nhưng mình cũng phải đợi.”

Trong khi đó, tại phường Trường Thạnh, sau khi có cuộc hẹn gặp với cán bộ phường này.Ông Vũ khẳng định nếu chúng tôi mua lại căn nhà gần nhà ông (thuộc đoạn đường số 4) và hứa chắc như đinh sẽ xây được nhà cấp 4 có tầng lửng giá lầu cho chúng tôi.

Trước đó, ông Vũ cho chúng tôi xem hàng loạt căn nhà trên đất nông nghiệp do chính ông đứng ra “xin phép” xây dựng. Từ nhà tiền chế bằng tôn cho đến nhà cấp 4 kiên cố có gác lửng, thậm chí đã được lên lầu.

Một thực tế cho thấy, chủ đất hoàn toàn biết rõ loại đất của mình được hay không được phép xây nhà theo quy định của pháp luật.

Nhưng qua các cuộc gọi thế này, thì chính cán bộ quản lý đô thị địa phương mới là người quyết định số phận của những ngôi nhà xây như trên.

Quản lý đô thị lộng hành

Sự lộng hành vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Điều này có thể được gọi là chia theo nhóm lợi ích và gói giá trị phi pháp cho từng khu đất ở các phường Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh (Q.9).

Sau quá trình thỏa thuận, chúng tôi ra điều kiện yêu cầu gặp Quản lý đô thị để đảm bảo việc thi công nhà trái phép diễn ra chắc chắn thuận lợi. Tuy nhiên, các thầu xây dựng đều thẳng thừng từ chối.

“Tụi em không gặp được mấy ông này, vì đây là chuyện làm ăn nên không thằng địa chính nào dám ra gặp tụi em. Có chuyện gì là thằng đề xuất ở tù chết.” – Ông Phong phân trần
.
Mọi đề nghị gặp cán bộ Quản lý đô thị của chúng tôi đều không được chủ thầu chấp nhận. Thế nhưng, để trấn an tinh thần, những người này sẵn sàng hé lộ vì sao nhà xây “chui” lại không bị Thanh tra xây dựng “sờ gáy”.

“Đã chung chi thì làm sao người ta đập nhà được. Khi họ đi kiểm tra sẽ né nhà mình ra. Anh đi làm, anh biết.” - Ông Phong, một chủ thầu khác, giải thích.


Để xây được dãy nhà này, người dân cho biết chủ nhà phải “chung chi” với khoản tiền hơn 1 tỷ đồng.


Trong lần trao đổi với ông Vũ, thấy khách hàng có vẻ lo ngại, ông Vũ khẳng định: “…Cái việc nó kiểm tra là ăn thua do mình. Anh ăn chơi, làm với tụi nó được khoảng 20 năm rồi. Cứ thằng này xuống là nó giới thiệu cho thằng khác. Mình làm ăn dây truyền nhau, phường xã giờ thằng nào cũng biết. Anh em không hà!”

Trước đó, chúng tôi đã có cuộc hẹn gặp với ông S. địa chính phường Long Phước. Cũng theo vị cán bộ này, hầu hết mỗi ngôi nhà xây trên đất vườn, đất biền đều phải chung chi tiền. Khi đó phường sẽ “ngó lơ” cho xây dựng. Ông S. cũng tiết lộ “đất càng vắng, càng dễ xây nhà!”.

Vị này mạnh dạn kể: “Lúc trước anh mới mua đất biền san lấp khoảng 600m2. Anh xây mỗi căn bề ngang 4m. Anh bán 500 triệu/căn. Anh bán sạch không còn căn nào. Xây dựng được hay không quan trọng là những thằng quản lý đô thị tụi anh. Anh nói xây được thì mới xây được.”

Tuy nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề những căn nhà được xây dựng nhưng không thông qua Quản lý đô thị sẽ bị xử lý như thế nào. Người đàn ông này liền đưa ra một dẫn chứng điển hình.

“Lúc trước anh lấy của bà Hiền. 100 triệu để xây “chui” 3 căn nhà với quán cafe. Nhận tiền xong, anh đưa cho sếp Hồng hết 50 triệu, sếp Thanh 20 triệu, tổ trưởng khu phố 5 triệu, anh còn lại 25 triệu. Sau này, bà Hiền xây dựng thêm 2 căn nhà mà không chi tiền. Nên 2 căn tại đường số 3 sẽ được xử lý hồ sơ, lập quyết định tháo dỡ.” – Cán bộ này cho biết.

Bằng những gì nhóm PV Hòa Nhập ghi nhận được trong suốt quá trình đi thực tế thì vấn nạn dùng tiền để che mắt sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng đều được những người trong cuộc thừa nhận. Có người đưa sẽ có người nhận, việc tếp tay của một số cán bộ Quản lý đô thị tại các phường Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh là có thật.

Trách nhiệm của UBND quận 9 ở đâu trước thực trạng này? Nếu nói những lãnh đạo đô thị của UBND quận 9 không biết thì cũng dễ hiểu vì sao xây nhà không phép lại tràn lan như hiện nay. Còn nếu biết mà không xử lý thì quá…lạ. Sự tiếp tay cố ý làm sai là yếu kém trong công tác quản lý hay là sự bao che có hệ thống mang màu sắc lợi ích nhóm tại quận 9?!

*Tên của các nhân vật trong bài đã được thay đổi

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...