Quảng Ninh: Dân ca độc đáo Nghệ thuật hát Đúm được bảo tồn và phát triển

2024-11-08 16:10:54 0 Bình luận
Loại hình dân ca độc đáo “hát Đúm” xuất hiện từ rất lâu đời ở vùng ven biển Quảng Ninh, đặc biệt tại thị xã Quảng Yên đang rất cần được bảo tồn. Việc lan toả nghệ thuật hát Đúm ngày một rộng rãi trong đời sống nhân dân, góp phần bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hoá truyền thống này là hết sức cần thiết.

Từ năm 2016, hát Đúm được đưa vào dạy ngoại khoá tại nhiều trường học trên địa bàn TX Quảng Yên.

Ở Quảng Yên, hát Đúm được du nhập từ thời các vị Tiên công đến quai đê lấn biển, xây dựng mảnh đất này thành làng mạc. Trong quá trình lao động vất vả đó, hát Đúm chính là những lời ca, tiếng hát để xua đi cực nhọc. Và rồi hát Đúm cứ thế được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được nuôi dưỡng bởi chính mạch nguồn văn hoá dân gian...

Nói về vấn đề này, ông Ngô Đình Dũng, Trưởng Phòng VH-TT TX Quảng Yên cho biết: Thị xã Quảng Yên luôn quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng âm nhạc truyền thống cho thế hệ trẻ. Thị xã đã phối hợp chỉ đạo, tạo điều kiện mở các lớp truyền dạy hát Đúm miễn phí cho học sinh một số trường học; quan tâm hướng dẫn các trường tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, giáo dục âm nhạc truyền thống, đặc biệt đưa hát Đúm vào dạy tại nhiều trường; tạo nhiều sân chơi bổ ích về loại hình văn hóa dân gian dành cho lớp trẻ... Từ năm 2003, thị xã đã thành lập CLB hát Đúm với nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích. Nghệ thuật hát Đúm cũng được đưa vào biểu diễn ở các lễ hội và chương trình nghệ thuật dân gian.

Dịp hè năm 2024, Đoàn phường Phong Cốc và Phong Hải thị xã Quảng Yên đã tổ chức các lớp học hát Đúm cho học sinh ở đủ mọi lứa tuổi. Lớp học do Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết (phường Phong Hải), Chủ nhiệm CLB hát Đúm Quảng Yên đứng lớp, truyền dạy những làn điệu hát Đúm đặc trưng của quê hương Quảng Yên.

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết, người hơn 50 năm qua luôn trăn trở để phát triển nét đẹp văn hóa đặc sắc của hát Đúm, chia sẻ: Trước làn sóng âm nhạc đương đại, để cuốn hút học sinh tham gia loại hình nghệ thuật hát Đúm là điều không dễ, đòi hỏi người nghệ nhân phải tâm huyết, đam mê. Để các cháu có hứng thú và tích cực tham gia học tập, nghệ nhân phải lựa chọn những bài hát phù hợp với lứa tuổi, dễ thuộc, dễ nhớ để truyền dạy, đặc biệt là các bài hát Đúm có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, qua đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương cho thế hệ trẻ.

Mặc dù hát Đúm là làn điệu ca cổ, không dễ để có thể hát, nhưng các em học sinh đều rất chăm chỉ luyện tập, sớm nắm bắt được giai điệu, nội dung bài hát và tỏ ra khá hào hứng khi được biết thêm một nét văn hóa dân gian độc đáo của quê hương. Cháu Lê Văn Bảo Nhật (phường Phong Hải) chia sẻ: Cháu rất vui khi mùa hè vừa qua được tham gia học hát Đúm. Lúc đầu cm chưa quen nên cũng thấy hơi khó hát, nhưng sau vài buổi học, khi đã thuộc lời và giai điệu thì những bài hát trở nên quen thuộc và dễ học hơn. Vì thế cháu đi học hát Đúm đều đặn, không nghỉ buổi nào.

 Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết cùng các thành viên trong CLB tập luyện hát Đúm. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Ngoài việc tham gia lớp học hát Đúm tại trụ sở UBND phường Phong Hải, học sinh còn được học hát và biểu diễn trong không gian đình Cốc để cảm nhận được giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể trong không gian di tích. Mỗi tối cuối tuần, không gian đình Cốc lại vang lên những làn điệu quê hương. Chính việc gắn sinh hoạt hè với truyền dạy bản sắc văn hoá của dân tộc đã thu hút học sinh đến sinh hoạt hè đông hơn, đều đặn hơn.

Bên cạnh luyện tập hát đúm, từ năm 2016 Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết cùng các nghệ nhân trong CLB hát đúm cũng tham gia giảng dạy ngoại khoá hát đúm tại nhiều trường học trên địa bàn thị xã. Qua đó, giúp cho học sinh hiểu hơn về văn hóa địa phương và lan tỏa, bảo tồn để hát đúm không bị phai mờ theo năm tháng.

Hơn 20 năm gần đây, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết luôn “lặn lội” đến mọi thôn xóm nơi có các cụ cao tuổi biết hát đúm để sưu tầm những bài hát cổ và thực hiện sứ mệnh bảo tồn làn điệu cổ. Năm 2003, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết đã xuất bản cuốn sách “Hát đúm Hà Nam - Yên Hưng”, trong đó bao gồm hơn 2.000 bài hát đúm cổ. Cuốn sách đã và đang trở thành tư liệu quý để gìn giữ và lan tỏa những làn điệu hát đúm truyền thống. Hiện nay, Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thị Thanh Quyết cũng đang hoàn thiện và chuẩn bị xuất bản một cuốn sách nữa về nghệ thuật hát Đúm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Bài viết được thực hiện theo hoạt động phối hợp, hợp tác tuyên truyền, quảng cáo.

Ý kiến độc giả

0

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
2025-04-16 11:44:23

Bánh đa vừng lạc- hương vị mộc mạc níu giữ tuổi thơ

Giản dị như chính tên gọi của nó, bánh đa vừng lạc là món quà quê gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Không cần nguyên liệu cầu kỳ, chỉ với bột gạo, vừng, lạc rang và một chút khéo léo người dân Thôn Gia Lộc, X.Việt Hùng, H.Đông Anh, TP. Hà Nội đã tạo nên chiếc bánh giòn rụm, thơm bùi - thứ hương vị khiến ai từng nếm thử đều khó có thể quên. Trong nhịp sống hiện đại, bánh đa vừng lạc vẫn giữ được nét mộc mạc, trở thành cầu nối đưa người ta trở về những ngày xưa thân thương bên bếp lửa rơm và tiếng cười rộn ràng nơi sân làng.
2025-04-15 15:44:15

Tôn vinh di sản văn hóa và lịch sử qua Cuộc thi Vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS toàn quốc

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2025) và Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2025), ngày 12/4/2025, tại Trường Trung học cơ sở Lê Quý Đôn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, cuộc thi vẽ tranh cổ động dành cho học sinh THCS trên toàn quốc chính thức được phát động đã thu hút sự quan tâm của học sinh trên toàn quốc, trong đó có các học sinh khuyết tật.
2025-04-15 08:54:56

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025

Vừa qua, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông Sở Du lịch Hà Nội tổ chức khai mạc Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội 2025.
2025-04-14 22:20:31

Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VHTTDL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2025-04-14 16:11:41

Chuồn chuồn tre Thạch Xá- nơi lưu giữ kí ức tuổi thơ

Nép mình dưới chân núi Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội), làng Thạch Xá từ bao đời nay nổi tiếng với nghề làm chuồn chuồn tre – những món đồ chơi mộc mạc, dân dã mà đầy mê hoặc. Từ đôi tay khéo léo và tâm hồn bay bổng của người thợ, những thanh tre vô tri hóa thân thành cánh chuồn chuồn chao liệng, mang theo ký ức tuổi thơ và cả niềm tự hào của một làng nghề đang miệt mài giữ gìn hồn xưa giữa guồng quay hiện đại.
2025-04-14 15:19:45
Đang tải...