Quảng Ninh nhiều chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật

2018-12-13 10:22:54 0 Bình luận
Quảng Ninh hiện có khoảng 19.000 người khuyết tật (NKT), chiếm 1,7% dân số toàn tỉnh. Những năm gần đây, tỉnh đã có nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các đối tượng NKT ở địa phương như đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm tạo sinh kế, xây dựng nhà ở... Từ đó, đã giúp những NKT trên địa bàn tỉnh vơi bớt gánh nặng, ổn định cuộc sống và hòa nhập được với cộng đồng.

Bố trí kinh phí hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho NKT

Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có hơn 19.000 NKT, trong đó số có khả năng lao động là 3.367 người, chiếm 17,5% tổng số NKT; số không có khả năng lao động là 15.918 người, chiếm 82,5%. Số NKT có việc làm ổn định khoảng 1.000 người và số không có việc làm 16.406 người, chiếm 85,07% .

Công tác hỗ trợ lao động học nghề được tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm. Bình quân mỗi năm, tỉnh đều bố trí kinh phí hỗ trợ lao động học nghề từ 10 đến 15 tỷ đồng. Đặc biệt, để trợ giúp NKT học nghề, tìm việc làm, UBND tỉnh đã ban hành quyết định mức chi phí đào tạo nghề dành riêng cho NKT. Công tác đào tạo nghề cho NKT được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm triển khai thực hiện.

Từ nguồn kinh phí quỹ việc làm dành cho NKT, tỉnh đã hỗ trợ 100% chi phí phẫu thuật chỉnh hình và dụng cụ chỉnh hình cho NKT hệ vận động. Giai đoạn 2013-2017, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã phối hợp với Viện Chỉnh hình, phục hồi chức năng , Trung tâm Chỉnh hình phục hồi chức năng Hải Phòng thực hiện khám sàng lọc cho hơn 1.000 NKT hệ vận động tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó thực hiện phẫu thuật chỉnh hình thành công cho 207 NKT và trang cấp 227 dụng cụ chỉnh hình cho NKT với tổng kinh phí là 2,352 tỷ đồng. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành quyết định thành lập Quỹ việc làm dành cho người tàn tật tỉnh Quảng Ninh.

Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã vận động thành lập và có Quyết định công nhận 10 cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT, tạo việc làm cho 201 lao động là NKT với mức thu nhập hằng tháng từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu đồng. Quỹ việc làm dành cho NKT đã thu từ các doanh nghiệp chưa sử dụng đủ tỷ lệ lao động là người khuyết tật tính đến thời điểm hiện tại là trên 14 tỷ đồng. Từ đó hỗ trợ kinh phí cho 4 doanh nghiệp mua sắm thiết bị, vốn đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất, tạo việc làm cho NKT.

Thực hiện công tác dạy nghề, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai lồng ghép trong Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg và Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng. Năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục 45 nghề, nhóm nghề đào tạo trình độ sơ cấp và mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cho từng nghề, trong đó có quy định riêng mức chi phí đào tạo và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT. Nhờ đó, số NKT được hỗ trợ học nghề đã nâng lên. Trong những năm qua, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 838 người NKT, chiếm 24,89% tổng số NKT có khả năng lao động, trong đó được đào tạo nghề từ chương trình dành cho NKT là 427 người.

Bên cạnh đó, tỉnh còn triển khai và giải quyết đầy đủ, kịp thời chế độ theo quy định của Trung ương. Hiện nay, mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh áp dụng là 350.000 đồng/tháng, cao hơn mức quy định của Trung ương (270.000 đồng/tháng). Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh thực hiện giải quyết trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 11.000 NKT. Đồng thời, tỉnh cũng luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ NKT có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, đặc biệt là những đối tượng thực sự không có điều kiện tái tạo nhà ở trong giai đoạn 2017-2019.
 

Người khuyết tật làm việc tại Công ty Cổ phần May và In 27/7 Quảng Ninh


Ưu tiên với nhóm NKT là phụ nữ, người cao tuổi, những người ở vùng sâu, vùng xa

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hiện số NKT được hỗ trợ đào tạo nghề của tỉnh còn thấp, chiếm 11,38% số lao động là NKT có khả năng lao động và chỉ chiếm 1,98% tổng số NKT. Công tác giải quyết việc làm, nhất là tạo việc làm ổn định cho NKT gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp chưa vào cuộc trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động là NKT. Thêm nữa, việc tổ chức mở lớp dạy nghề cho NKT gặp khó khăn (do khó tập trung được nhiều NKT chung cho một lớp). Các cơ sở đào tạo chưa tích cực trong việc tham gia đào tạo nghề cho NKT. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề còn thiếu và chưa phù hợp với đối tượng là NKT.

Năm 2018, tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch hỗ trợ 2.800 lao động học nghề trình độ sơ cấp, trong đó hỗ trợ lao động NKT là 10%. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh tập trung tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với các doanh nghiệp về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đào tạo và tuyển dụng lao động là NKT vào làm việc cũng như các quyền lợi của doanh nghiệp khi có lao động là NKT; Làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp cho NKT; Có chính sách hỗ trợ đủ mạnh đối với các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là NKT vào làm việc và tổ chức đào tạo nghề cho người lao động; Nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho NKT.

Cùng với đó, để triển khai có hiệu quả công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ LĐTBXH, Ủy ban Quốc gia về NKT và Cục Bảo trợ xã hội tham mưu, trình Chính phủ ban hành chính sách đối với các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, doanh nghiệp tiểu thủ công nghiệp về hỗ trợ cơ sở vật chất thiết bị đào tạo và kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho NKT, khi doanh nghiệp có cam kết giải quyết việc làm ổn định cho NKT. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho NKT. Sớm hướng dẫn việc thành lập Quỹ trợ giúp NKT, trong đó có quy định việc hỗ trợ phương tiện, công cụ, tư liệu sản xuất cho NKT tự tạo việc làm.

Trong thời gian tới, nhằm đảm bảo những chính sách hỗ trợ NKT đạt hiệu quả, Sở LĐ-TB&XH sẽ đề nghị xem xét những chính sách ưu tiên với nhóm NKT là phụ nữ, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, những người ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, là mở những lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ năng tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp cho NKT và sẽ hướng dẫn thành lập quỹ trợ giúp NKT, trong đó có quy định việc hỗ trợ phương tiện, công cụ, tư liệu sản xuất cho NKT tự tạo việc làm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00
Đang tải...