Nghị lực sống của người lính vào sinh ra tử 4 lần thương nặng

2023-05-15 10:07:12 0 Bình luận
Có rất nhiều những tấm gương thương binh “tàn nhưng không phế” trong thời bình tiếp tục nỗ lực trên "mặt trận" kinh tế - xã hội, làm giàu cho gia đình và góp sức xây dựng quê hương, đất nước.

Theo báo Công lý đưa tin, nghe lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, thương binh Đặng Sỹ Ngọc đã xin ý kiến gia đình, quyết tâm đi bộ đội vào năm 1966. Sau 3 lần tham gia khám tuyển, ông mới được lựa chọn vào hàng ngũ thanh niên ra trận.

Năm 1967, chiến trường Quảng Trị rất ác liệt, ông bị thương nặng đến 3 lần. Sau khi vết thương đã lành, ông lại tiếp tục được nhận làm lính mới của một đơn vị pháo cao xạ có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời “Tuyến lửa khu bốn” và một huyện của nước Lào. Những ngày tháng làm lính cao xạ, chiến sỹ Đặng Sỹ Ngọc đã “vào sinh ra tử” cùng đồng đội và liên tiếp 4 lần bị thương nặng.

Bây giờ, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, mặc dù phải mang trên mình những vết thương “cứ trở gió lại đau nhức nhối”, với tỷ lệ thương tật đến 81% cơ thể sau 8 lần bị thương nặng, nhưng người thương binh quả cảm Đặng Sỹ Ngọc vẫn tiếp tục làm việc để cống hiến cho đời, tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, ông luôn giúp đỡ các gia đình thương binh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn cùng vươn lên để trở thành những người có ích cho xã hội.

Chia sẻ với báo Quân đội Nhân dân, một trường hợp thương binh khác là ông Đàm Tiến Chiêm, trú tại xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình xúc động kể lại: “Lần ấy, trong bệnh xá, tôi gặp lại anh Tiến, anh bị mất cả hai chân, chúng tôi có tâm sự với nhau. Tôi hỏi anh Tiến, lúc tỉnh dậy thấy thế nào. Anh Tiến trầm ngâm bảo, lúc tỉnh dậy anh ấy thấy buồn vì bị mất hai chân, anh làm sao trụ cột được cho gia đình. Lời nói của anh khiến tôi như thức tỉnh vì nhận ra rằng, Bộ đội Cụ Hồ ngoài trách nhiệm với đất nước, còn mang trên người trách nhiệm với gia đình. Chúng tôi cùng động viên nhau, khi trở về sẽ cố gắng, quyết tâm không được khuất phục trước hoàn cảnh. Đến giờ, chúng tôi vẫn thăm hỏi và làm điểm tựa tinh thần cho nhau”.

Thương binh Đàm Tiến Chiêm có dáng người nhỏ bé. Dấu ấn chiến tranh vẫn còn in dấu trên cơ thể ông, nơi chiếc chân phải đã vĩnh viễn gửi lại chiến trường với sự gan góc, rắn rỏi, cương nghị của một người lính Bộ đội Cụ Hồ. Vào những ngày giá rét, vết thương nơi chóp cụt chân phải làm ông đau nhức và đi lại khó khăn hơn, nhưng không vì thế mà ý chí và tinh thần của ông bị những cơn đau ấy quật ngã.

Từ một người thương binh trở về trong bom đạn khói lửa, ông quyết tâm xây dựng xây dựng cuộc sống từ con số không. Thuở đầu gian nan với hai bàn tay trắng, gia đình ông phải ra “góc hồ, cửa mả” của làng cất nhà ở tạm. Với kiến thức và kinh nghiệm nghề may của vợ và nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, gia đình ông đã mua được chiếc máy khâu để vợ làm nghề may vá. Còn ông được vào Hợp tác xã nông nghiệp ở địa phương, hằng ngày thức khuya, dậy sớm bận rộn với việc đồng áng.

Với ý chí và bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ, ông Chiêm luôn là tấm gương xã viên sản xuất giỏi, đạt các danh hiệu về xóa đói, giảm nghèo và gia đình sản xuất, kinh doanh giỏi. Đặc biệt, ông còn là một trong những người tiên phong chống tiêu cực. Dù gặp nguy hiểm nào nhưng ông vẫn luôn vững lòng tin với Đảng. Năm nay dù tuổi đã cao, nhưng mỗi khi nhắc đến tiêu cực, ông vẫn hăng hái lĩnh ấn tiên phong ra trận.

Thương binh Trần Ngọc Hòa hết lòng vì những người khuyết tật (ảnh dantri.com.vn).

Bên cạnh đó, còn có một trường hợp thương binh “tiếp sức” cho rất nhiều người khuyết tật đã được báo Dân trí đưa tin, đó là thương binh hạng 2/4, ông Trần Ngọc Hòa, trú tại phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Cũng như thế hệ cùng trang lứa, tuổi đôi mươi của ông gắn liền với những trận chiến của một thời “hoa lửa”. Mặc dù bị địch ngày đêm đánh phá ác liệt nhưng với tinh thần "sống bám cầu bám đường, chết kiên cường dũng cảm", ông đã cùng đồng đội không ngại hi sinh gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1975, ông mất đi chân phải khi đang làm nhiệm vụ ở sân bay Phú Bài.

Sau chiến tranh, ông Trần Ngọc Hòa chỉ còn lại một chân với những ngày tháng gian khó, nhiều biến cố. Thế nhưng với nghị lực, ông đã vượt qua nghịch cảnh để ổn định cuộc sống. Ngoài ra, ông còn là người luôn đồng hành, giúp đỡ cho rất nhiều người khuyết tật và những thương binh khác tại địa phương, cùng họ vượt qua số phận, thoát nghèo đi lên.

Ông đã vận động và thành lập Câu lạc bộ người khuyết tật phường Bắc Nghĩa với nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong đó có việc vận động ủng hộ, tạo sinh kế cho người khuyết tật, tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ con em hội viên nghèo hiếu học... Đồng thời, ông còn trăn trở tìm hướng làm ăn cho các hội viên. Không quản ngại khó khăn, hàng ngày ông đi đến các gia đình của người khuyết tật để cầm tay chỉ việc cho từng người.

Nhờ quyết tâm và mô hình “tiếp sức” cho người khuyết tật này mà số hội viên là hộ nghèo đã giảm từ hơn 50% xuống còn duy nhất một hội viên. Cũng từ đây, kinh tế gia đình của các hội viên đã phát triển hơn, giúp cuộc sống của họ ổn định và bền vững hơn.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...