Hà Nội siết chặt quản lý bãi VLXD, công trình vi phạm hành lang an toàn đê: Quyết liệt nhưng vẫn gặp khó!

2020-11-04 15:21:04 0 Bình luận
Những năm gần đây, Hà Nội đã mạnh tay xử lý sai phạm về hoạt động của các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép, không phép. Nhờ đó, tình trạng vi phạm đã thuyên giảm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bến bãi trung chuyển VLXD vi phạm mà không bị cơ quan chức năng xử lý, tồn tại trong thời gian dài.

Trên rất “quyết liệt”…

Thời gian qua, hoạt động của các bến bãi trung chuyển VLXD không phép, trái phép vẫn hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ đê, kè, thoát lũ... Để chấn chỉnh tình trạng này, UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 4700/UBND-KT, ngày 24/9/2020, yêu cầu các sở, ngành, địa phương kiểm tra, rà soát, siết chặt quản lý việc sử dụng đất ngoài bãi sông bảo đảm đúng mục đích; kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm...

Qua tra cứu dữ liệu và danh sách hội viên của Hiệp hội Doanh nghiệp Thương binh và NKT Việt Nam, không có doanh nghiệp hội viên nào của Hiệp hội nằm trong danh sách hoạt động không phép, trái phép.

Theo thống kê của Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội), trên địa bàn Hà Nội hiện có 188 bãi tập kết trung chuyển vật liệu xây dựng đang hoạt động, nằm ven các sông: Hồng, Đà, Đuống…, nhưng có tới hơn 150 bãi hoạt động không phép, trái phép.

Từ thực tế đó, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát việc sử dụng đất ngoài bãi sông bảo đảm đúng mục đích; kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác bến bãi…

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, từ năm 2019 đến nay, Sở đã triển khai 8 đoàn kiểm tra việc giải tỏa các bãi trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông hoạt động không phép, trái phép, nhưng chưa giải quyết được dứt điểm các vi phạm. Thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của thành phố, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị chức năng, các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm tồn tại.

Bãi tập kết kinh doanh VLXD trái phép của ông Nguyễn Đình Ban tại thôn Cốc Lương, xã Tân Hưng.

9 năm không xử lý được 1 bãi tập kết VLXD trái phép!

Mặc dù đã mạnh tay hơn trong việc xử lý sai phạm về hoạt động của các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép, không phép, nhưng nạn vi phạm sai phạm về hoạt động của các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép, không phép trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn nhức nhối.

Có những sai phạm về hoạt động của các bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép, không phép đã được cơ quan chức năng xử lý nhanh chóng, điển hình như huyện Ba Vì có 6/19 điểm kinh doanh bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông Hồng, sông Đà. Huyện đã chỉ đạo các xã phải chấm dứt hoạt động, giải tỏa vật liệu xây dựng trước ngày 25/8/2020. Tuy nhiên, các điểm tập kết này vẫn tiếp tục hoạt động.

Tương tự, huyện Đông Anh có 4 điểm trung chuyển vật liệu, huyện Đan Phượng có 4 bến bãi không đáp ứng đầy đủ tiêu chí quy định, hoạt động trái phép, nhưng đều chưa giải tỏa xong.  Không hiểu vì lý do gì mà vẫn tồn tại.

Còn trên địa bàn huyện Sóc Sơn (TP. Hà Nội) qua rà soát hiện toàn huyện có 9 bãi chứa, trung chuyển VLXD (31 chủ) hoạt động không phép thuộc địa bàn thuộc các xã: Trung Giã, Xuân Giang, Tân Hưng...

Điển hình tại thôn Cốc Lương, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội), bãi tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) của ông Nguyễn Đình Ban hoạt động không phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh. Đáng nói, sai phạm đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng chính không hiểu vì lý do gì mà bãi tập kết VLXD trái phép này vẫn "trơ gán cùng tuế nguyệt".

Bãi tập kết VLXD nằm trên đất nông nghiệp, có dấu hiệu lấn chiếm hàng lang an toàn đê.

Theo dữ liệu của Phóng viên ngày 04/11, bãi tập kết VLXD này nằm ngoài đường đê Lương Phúc (thuộc địa phận thôn Cốc Lương), rộng tới hàng nghìn m2 và đa phần là đất nông nghiệp. Đặc biệt, bến bãi này đang có dấu hiệu lấn chiếm hành lang đê điều nghiêm trọng. Tại đây ngoài những cồn cát, sỏi và các công trình tạm còn có rất nhiều máy móc và xe chuyên chở cát đang hoạt động.Tình trạng này kéo dài nhiều năm, mỗi lần các xe chở cát, sỏi chạy qua cuốn theo bụi mịt mù phủ khắp mặt đường và nhà cửa, vừa ô nhiễm, vừa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. .

Vào ngày 20/7/2018, Công an đồn Trung Giã và Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Đình Ban - Giám đốc Công ty Hưng Tín đang có hành vi hút cát từ trên 2 tàu ở dưới sông lên bãi tập kết vật liệu của mình. Vụ việc đã bị công an huyện Sóc Sơn tạm giữ toàn bộ phương tiện, số lượng cát trên bến bãi.

Điều đáng lưu ý, ngày 27/4/2016, UBND xã Tân Hưng ban hành quyết định số 27/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Nguyễn Đình Ban. Theo đó, ông Ban đã tự ý chiếm 1.500 m2 đất để làm bến bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép. Cũng theo quyết định này, ông Ban bị phạt 4 triệu đồng và buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Ngay tại Quyết định này cũng nêu rõ, “Ông Nguyễn Đình Ban phải thực hiện nghiêm Quyết định xử phạt trong 10 ngày, kể từ ngày được giao. Nếu quá thời hạn trên, ông Nguyễn Đình Ban cố tình không chấp hành xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Thế nhưng, đến nay đã hơn 4 năm kể từ ngày có Quyết định xử phạt, bến bãi không phép của ông Giám đốc Công ty Hưng Tín vẫn hoạt động như chưa nghiêm túc thực hiện cũng như chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Trước đó, ngày 09/08/2011, UBND xã Tân Hưng cũng từng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đình Ban về hành vi vi phạm pháp luật đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích (ông Nguyễn Đình Ban tự ý tập kết cát, xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp do xã quản lý với diện tích 364,4m2), theo đó ông Ban bị xử phạt 1.250.000đ và buộc khôi phục tình trạng đất ban đầu trước khi vi phạm.

UBND xã Tân Hưng cũng từng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đình Ban về hành vi vi phạm pháp luật đất đai ngày 09/08/2011

Như vậy, đã 9 năm trôi qua, Quyết định xử phạt của UBND xã Tân Hưng “đâu vẫn hoàn đó” đối với bãi tập kết VLXD của ông Nguyễn Đình Ban.

Gặp khó ở đâu?

Từ lâu, hệ thống đê điều được xem là tấm lá chắn vững chắc, giúp bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trước lũ lụt bất thường. Việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho những con đê, nhất là những tuyến đê xung yếu luôn là ưu tiên số một. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm liên quan đến hành lang đê lại diễn ra phổ biến. Các vi phạm xây dựng, cải tạo nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông, chiếm dụng mái đê, hành lang đê để dựng lều quán, nhà xưởng diễn ra khá phổ biến.

Theo đánh giá của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi phạm xây dựng công trình, đổ đất san lấp mặt bằng và tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm chỉ giới đê điều. Trong khi đó, việc xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai còn có hiện tượng né tránh, hiệu quả xử lý thấp. Các đơn vị liên quan thực hiện chưa tốt quy chế phối hợp xử lý vi phạm đê điều của UBND thành phố.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, một trong những nguyên nhân khác khiến các vi phạm nảy sinh, khó xử lý đó là do chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp. Hệ lụy là công tác xử lý gặp nhiều hạn chế, tính răn đe giáo dục không cao. Một số cấp chính quyền xã, phường, quận chưa coi trọng việc xử lý giải tỏa và còn hình thức, xử lý không dứt điểm, dẫn đến tái vi phạm, coi thường pháp luật.

Để khắc phục tình trạng vi phạm trên, nhiều chuyên gia đưa ra các giải pháp hạn chế việc vi phạm lấn chiếm hành lang sông, suối, đổ thải đất đá: Cần nâng cao trách nhiệm, sự quyết liệt của UBND thành phố trong xử lý vi phạm, nâng mức xử lý để có tính răn đe với các tổ chức, cá nhân và có biện pháp khắc phục rõ ràng, xây dựng đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh và giải quyết vấn đề liên quan; nâng cao vai trò và trách nhiệm tham mưu của các sở, ngành; quy hoạch các khu đổ thải, có thông báo vị trí cụ thể cho nhân dân; đồng bộ công tác quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố; hỗ trợ kinh phí cắm mốc quy hoạch hành lang sông, suối; nâng cao vai trò và siết chặt việc quản lý sử dụng đất và cấp giấy phép xây dựng với những vị trí ảnh hưởng tới dòng chảy sông, suối, cống thoát nước; tăng cường tuyên truyền về địa điểm được phép và điểm cấm đổ thải khu vực hành lang sông, suối; các sở, ngành cần tham mưu cho tỉnh ban hành quy định chung về việc quản lý san, đào đất trên địa bàn tỉnh; kiên quyết không hợp thức hóa những vi phạm đã xảy ra…

Theo Luật sư Lê Thế Vinh – Trưởng văn phòng Luật sư Thái Minh (Đoàn luật sư Hà Nội) trao đổi với báo chí, hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm lấn chiếm an toàn đê điều đã có và được hệ thống hóa đầy đủ. Chẳng hạn, theo Điều 12 - Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định rất rõ việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp vi phạm.

Cụ thể, phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm. Đồng thời, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều. Theo đó, việc lấn chiếm bãi sông, lòng sông làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục sẽ bị phạt tới 25 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100 triệu đồng.

Dẫn như vậy để thấy rằng, việc xử lý vi phạm liên quan hoàn toàn không khó. Và việc các Ngành chức năng liên quan vào cuộc xử lý vi phạm là hết sức cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho đê điều mùa mưa bão./.

Liên quan đến việc xử lý các vi phạm này, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo, đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cũng đã có hàng trăm văn bản đôn đốc các địa phương xử lý vi phạm pháp luật về đê điều.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu: Chính quyền các cấp tổ chức xử lý dứt điểm các vụ vi phạm, đồng thời, tăng cường xử phạt vi phạm hành chính về đê điều, nhất là những vụ vi phạm mới phát sinh; thông báo rộng rãi kết quả chỉ đạo, xử lý đến người dân tạo sự đồng thuận; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân. Các cấp, các ngành tăng cường phối hợp thực hiện trách nhiệm trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều theo quy định của pháp luật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...