Sơn La: Nông dân "khá" lên nhờ bỏ ngô trồng cây ăn quả

2021-03-18 19:11:27 0 Bình luận
Xã Chiềng Sung nói riêng cũng như tỉnh Sơn La nói chung vốn được biết đến là xứ sở của cây ngô. Năm 2015, cây trồng chủ yếu của người dân là cây ngô và một số loại đậu. Đến năm 2020, nhờ nắm bắt được tiền năng về khí hậu, nông dân chuyển phần lớn diện tích sang trồng các loại cây ăn quả, thu nhập hàng năm tăng lên nhiều.


Ngọn đồi được phủ màu xanh mướt của những vườn cây ở xã Chiềng Sung. ảnh: Dương Chiến

Đi lên từ cái "nghèo"

Năm 2015, nông dân xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La quanh năm trồng ngô. Vụ Thu - Đông có thể chuyển sang các loại cây đậu. Sau một thời gian dài canh tác, đất đai xã Chiềng Sung đã không còn phù hợp với các giống ngô, khả năng chịu hạn thấp, sâu bệnh ngày càng nhiều. Công ty cổ phần Nông nghiệp Chiềng Sung đã thay đổi nhiều giống ngô nhưng tình hình cũng không mấy cải thiện. Có những năm Công ty phải trợ giá sau thu hoach cho người dân vì sản lượng thấp. Mặc dù đã được trợ giá nhưng nông dân vẫn lao đao bởi sau khi trừ vốn, số tiền thu lại sau một năm lao động cũng không được bao nhiêu. 

Ngành nông nghiệp của xã Chiềng Sung sản xuất theo hướng truyền thống, sâu bệnh nhiều, giá cả bấp bênh, người dân chỉ làm nông nghiệp thì không đủ chi phí cho cuộc sống sinh hoạt. Cái ăn, cái mặc vẫn luôn là nỗi lo đeo bám nông dân xã Chiềng Sung. Nhiều nông dân phải bỏ đi xa xứ làm công nhân cho các công ty ở các vùng khác. Ông Dương Minh Thắng, một nông dân trồng ngô lâu năm chia sẻ: “Cả năm quanh quẩn với cây ngô, cuối năm trừ hết chi phí đi cầm về nhà được 30-40 triệu”.

Con số 30 - 40 triệu, nghe có vẻ nhiều nhưng số tiền này dùng để chi tiêu cả năm sau cho gia đình, tiền ăn uống, cho con đi học và cũng là tiền vốn đề năm sau tiếp tục đầu tư sản xuất. Chưa kể khi ốm đau, bệnh tật, chi tiêu hàng ngày cũng không thể đủ với số tiền ít ỏi. Quanh năm làm lụng vẫn không dành dụm được chút ít nào chính là nỗi lo đè nặng lên vai những gia đình ở đây. 

Sâu bệnh ăn hết lá khiến cây ngô xơ xác, người dân xã Chiềng Sung chuyển sang trồng thêm các giống bí đỏ. Một số ít hộ gia đình đã trồng thêm cây ăn quả như na, nhãn, xoài,... Năm đầu tiên, bà con nông dân được mùa, bí đỏ đạt năng suất, giá tốt. Những năm sau, bí đỏ bị rơi vào tình trạng được giá mất mùa, được mùa mất giá. Giá bí đỏ xuống thấp, khi thu mua lại chọn lựa rất kĩ. 

 Cây ngô bị sâu bệnh nặng, quả bí đỏ bị ép giá, nông dân xã Chiềng Sung bắt buộc phải tìm con đường khác cho mình. Nông dân nhận thấy đất nông nghiệp chủ yếu trên địa hình dốc, nắm bắt ưu thế tiềm năng khí hậu cận ôn đới, đất feralit trên nền đá vôi có hàm lượng mùn cao thích hợp để cho ra cây ăn quả thơm ngon, chất lượng cao.

Nông dân trồng những cây ăn quả có thể thu hoạch trong năm đầu gieo trồng như chanh leo, thanh long. Năm đầu tiên gieo trồng, nông dân trồng cây chanh leo đã có một mùa bội thu. Đặc điểm của chanh leo là trồng cây 1 lần/1 năm và có thể thu hoạch nhiều vụ vì vậy người dân thu hoạch quả xuyên suốt cả năm. Kinh tế nhiều gia đình ổn định hơn nhờ cây ăn quả này. 

Giàn chanh leo của một hộ gia đình. ảnh: Dương Chiến

Cũng vào thời điểm ấy, những cây ăn quả lâu năm đã kết quả. Cây cho ra nhiều quả rất thơm, ngon, chất lượng cao. Nông dân tiếp tục gắn bó với những cây ăn quả này. Bà Ngô Thị Quyết - chủ một vườn cây tại xã Chiềng Sung chia sẻ: “Gia đình tôi là một trong những nhà đầu tiên chuyển hướng trồng cây ăn quả. Gia đình tôi chủ yếu trồng ngô nhưng vài năm gần đây sâu bệnh hại ngô rất nhiều, tôi chuyển sang trồng vườn na. Chịu khó chăm bón cẩn thận, vườn na nhà tôi ra sai quả, quả đều và rất thơm ngon”.

Tìm được hướng đi mới, xác định cây ăn quả là giống cây được ưu tiên gieo trồng trong tương lai. Nông dân gieo trồng, chăm bón cây tỉ mỉ. Thành  quả đạt được mỗi năm cũng thu về cả trăm triệu. Thăm vườn na xanh mướt của gia đình bà Quyết, tham gia vào một công đoạn nhỏ chăm cây, chúng tôi mới hiểu được hết sự cần mẫn, vất vả của người dân. Những vườn cây này là kế sinh nhai của biết bao hộ nông dân, là nơi chắp cánh ước mơ  của biết bao thế hệ học sinh xã Chiềng Sung được cắp sách tới trường. 

Dẫn chúng tôi thăm vườn, bà Quyết chia sẻ thêm: “Ngày trước cả năm làm lụng được khoảng 30 triệu, giờ mỗi năm thu nhập của nhà tôi tăng lên đáng kể, đủ để lo cho hai con tôi ăn học, sắm sửa đồ đạc trong nhà, không cần phải lo về cái ăn, cái mặc như trước. Gia đình cũng yên tâm làm ăn để lo cho các cháu đi học đầy đủ. Kinh tế khá hơn cũng là động lực để nông dân chúng tôi cố gắng chăm bón, đầu tư cho các vụ tiếp theo”. Đối với nhiều người 100 triệu không phải là số tiền lớn nhưng đối với bà con nông dân nơi đây là số tiền mà nhiều người mơ ước.

 Vườn cây nhãn được người dân trồng thay thế cây ngô. ảnh: Dương Chiến

Thay đổi đi cùng với thách thức

Cây ăn quả cho ra trái với chất lượng cao, giá cả luôn bình ổn tạo điều kiện để thu nhập của bà con nông dân tăng cao. Đồng thời, cũng tạo thêm nhiều việc làm hơn cho người dân như chọn chanh leo, chanh leo cho nhiều quả, người thu mua cần thuê những nhân công lựa chọn, phân loại chanh, hay nạo chanh leo, nhiều người thu mua muốn chế tạo thành các loại nước chanh leo hay siro chanh leo nên cũng cần một lượng nhân công nạo nước chanh ra để người thu mua tiện vận chuyển, bà con nông dân có thêm công việc trong thời gian rảnh sau vụ thu hoạch.

Cây ăn quả là nền tảng phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm hơn cho nông dân, để nhiều gia đình không cần phải rời quê hương đi làm xa xứ. Đồng thời cũng là bước tiến để thu hút các vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển ngành du lịch, dịch vụ kết hợp phát triển nông nghiệp. 

Đây cũng chính là thách thức với nông dân, làm sao để có thể tận dụng tiềm năng mà nơi khác không có được. Hơn hết cần ứng dụng những công nghệ cao, những tiến bộ khoa học kĩ thuật để tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao. Từ những sản phẩm chất lượng sẽ đẩy mạnh quảng bá để không chỉ trong nước mà cả nước ngoài cũng có thể biết đến tên tuổi nông sản xã Chiềng Sung.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...