Sử dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống tội phạm
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư Lê Hồng Anh tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị; đồng chí Nguyễn
Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo
138/CP chủ trì hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị,
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh nhấn mạnh: 5 năm triển khai Chỉ thị 48 mà lực
lượng công an làm nòng cốt đã tập trung đấu tranh triệt phá có hiệu quả các loại
tội phạm, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ với tỉ
lệ khám phá các vụ án hình sự đạt gần 75%, các vụ trọng án 95%, góp phần quan
trọng bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh trật tự, phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Bên cạnh đó, Thường trực Ban Bí
thư cũng chỉ rõ những vấn đề nổi cộm như các loại tội phạm nổi lên ở nhiều địa
phương, gây lo lắng và bất an trong nhân dân, nguyên nhân là do người đứng đầu
cấp ủy và chính quyền ở một số địa phương đã thiếu kiểm tra, uốn nắn công tác
phòng chống tội phạm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm
trước hết về công tác phòng chống tội phạm, giải quyết các vấn đề bức xúc phát
sinh ngay từ cơ sở, tập trung điều tra, khám phá các loại tội phạm như kinh tế,
tội phạm công nghệ cao, mở đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm để bảo vệ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Tết Nguyên đán cho nhân dân.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo 138/CP đánh giá cao những
kết quả to lớn mà các cấp, các ngành đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị 48 của
Bộ Chính trị về cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm
trong tình hình mới. Đặc biệt, là sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo 138 từ
Trung ương đến địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm cao hoàn thành
nhiệm vụ nặng nề mà Đảng và nhân dân giao phó, đem lại bình yên cuộc sống cho
nhân dân.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới,
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Công tác phòng chống tội phạm phải được xác định là
nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền. Để tội phạm hoành
hành là nhân dân không yên tâm, cuộc sống dù còn khó khăn nhưng sống trong môi
trường bình yên luôn là mong mỏi của nhân dân. Trên cơ sở đó, các lực lượng
nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm cần nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và sự tin tưởng của nhân dân. Do vậy, các lực lượng
cần sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng chống tội phạm, lấy phòng ngừa là
chính từ gia đình đến cơ sở và địa phương. Khắc phục một bước những nguyên
nhân, điều kiện, sở hở trong quản lý làm phát sinh tội phạm, bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống tội phạm, huy động sức
dân trong phòng chống tội phạm, nâng cao hơn nữa năng lực của lực lượng nòng cốt
trong phòng chống tội phạm.
Các bộ, ngành mà nòng cốt là cơ
quan thực thi pháp luật cần tham mưu cho lãnh đạo các cấp để cụ thể hóa Chỉ thị
48 cho các cấp lãnh đạo từng địa phương, bộ ngành; đẩy mạnh tuyên truyền và vận
động nhân dân tham gia công tác phòng chống tội phạm cũng như nhân rộng các mô
hình tốt, điển hình tiên tiến; chủ động nắm tình hình, tham mưu, huy động sức mạnh
tổng hợp trong phòng chống tội phạm; triệt phá các băng nhóm tội phạm ở các địa
phương, các loại tội phạm công nghệ cao, môi trường, cờ bạc; sớm đưa ra xét xử
các vụ án nghiêm trọng; các bộ, ngành khẩn trương rà soát, ban hành mới các văn
bản quy phạm hướng dẫn thi hành các bộ luật mới được thông qua; Bộ Thông tin và
Truyền thông có giải pháp trong việc ngăn chặn tội phạm qua internet; Bộ Công
an nghiên cứu, nâng cấp trang bị thiết bị trong điều tra, truy tố, xét xử, chống
bức cung, nhục hình; các địa phương cần sơ kết 5 năm thi hành Chỉ thị 48; kiểm
tra và làm tốt hơn chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về công tác phòng chống tội
phạm và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa thi hành Chỉ thị 48.
Tội phạm kinh tế và tham nhũng tiếp tục xảy ra nhiều trong lĩnh vực tài chính,
ngân hàng, bất động sản với các hành vi chủ yếu là tham ô, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, có ý làm trái, lừa đảo. Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại,
hàng giả và buôn bán, vận chuyển hàng cấm diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa
bàn trọng điểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước. Tình trạng doanh
nghiệp nước ngoài sử dụng các thủ đoạn “chuyển giá”; doanh nghiệp FDI nợ vốn của
các tổ chức tín dụng Việt Nam bỏ trốn xảy ra nhiều, gây thất thoát lớn đối với
ngân sách nhà nước. Tình trạng buôn lậu, mua bán trái phép ngoại tệ, sản xuất
buôn bán hàng giả xuất hiện ở nhiều địa phương.
Trong 5 năm qua, có 26 cán bộ chiến sĩ công an hy sinh, 210 cán bộ chiến sĩ bị thương khi làm nhiệm vụ phòng chống tội phạm. |
Cùng với đó, tội phạm vi phạm
pháp luật về môi trường gia tăng và diễn biến phức tạp ở nhiều lĩnh vực, nhất
là trong lĩnh vực khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi lòng sông, khai thác
gỗ tại rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn sinh vật biển; vi phạm
trong lĩnh vực xử lý chất thải, khí thải tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp,
khu chế xuất, nơi tập trung các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Vi phạm
pháp luật về an toàn thực phẩm cũng đang xảy ra ở nhiều nơi.
Cũng trong thời gian qua, tội phạm tệ nạn ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, số vụ mua bán, vận chuyển ma túy với khối lượng lớn ngày càng nhiều, trong đó có vụ từ 200 đến 500 bánh heroin, hàng chục kg ma túy tổng hợp. Loại tội phạm này ngày càng manh động, liều lĩnh hơn, hầu hết các đối tượng đều được trang bị vũ khí nóng, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt. Số người nghiện ma túy còn nhiều, hiệu quả cai nghiện thấp kéo theo sự gia tăng phức tạp về an ninh trật tự. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ để phạm tội đã có nhiều diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Trên lĩnh vực viễn thông, tin học, mạng internet tội phạm sử dụng công nghệ cao đã gia tăng hoạt động gây thiệt hại ngày càng lớn, nhất là hành vi trộm cắp, làm giả thẻ tín dụng, lừa đảo…
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.