Tấm lòng bác sĩ Lê Thành Đô với người khuyết tật

2017-11-30 10:06:31 0 Bình luận
Ở tập thể công ty May 10, phường Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội mọi người rất phấn khởi khi nhắc đến trường hợp của anh Nguyễn Đình Nguyên được bác sĩ Lê Thành Đô làm tặng đôi chân. Hiện nay, anh có thể tự đi lại, làm việc và sinh hoạt bình thường. Gặp tôi, anh rất vui và niềm nở tiếp đón. Khi tôi nhắc tới bác sĩ Lê Thành Đô – người đã tặng anh những đôi chân giả, anh rất cảm kích.

Trò chuyện với tôi, anh Nguyên chia sẻ: “Một người bạn đã giới thiệu tôi đến với xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình của bác Đô. Bác đã thăm khám và làm chân cho tôi miễn phí. Những đôi chân bác Đô làm cho tôi đã giúp tôi sự tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống; tinh thần tương thân tương ái, sự thấu hiểu đối với những người tàn tật, sự giúp đỡ, chia sẻ của bác Đô cũng như các đồng nghiệp khiến tôi rất cảm động và rất biết ơn”.

Từ một người lành lặn nhưng trong một vụ tai nạn đường tàu hỏa, anh Nguyên đã mất đi đôi chân của mình. Đó là cú sốc rất lớn đối với anh. Anh được người bạn giới thiệu đến với xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình của bác sĩ Lê Thành Đô. Ngoài việc được khám, tư vấn, lắp chân giả miễn phí, anh còn được động viên, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Nhờ sự giúp đỡ tận tình của bác sĩ Đô, giờ đây anh đã lấy lại được sự ổn định tâm lý, thắp lên tia hy vọng, tin tưởng vào cuộc sống. Đây chỉ là một trong số hơn 600 trường hợp được bác sĩ Lê Thành Đô giúp đỡ tận tình trong những năm qua, với cương vị Giám đốc Trung tâm Tư vấn Trợ giúp Dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật. Những người được ông giúp đỡ hầu hết là trẻ em và những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bác sĩ Lê Thành Đô trong xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình.


Căn nhà nhỏ ở phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội là nơi ở của hai vợ chồng bác sĩ Lê Thành Đô cùng 2 người con. Đây chính là nơi làm việc, đồng thời là xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình giúp đỡ cho người khuyết tật. Bác sĩ Đô đã kể cho tôi “cái duyên” đến với công việc đầy tính nhân đạo này. Là thương binh chống Mỹ hạng 2/4, ra quân năm 1969, về trại an dưỡng ít lâu, ông quyết tâm theo học Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Sáu năm miệt mài đèn sách, cầm tấm bằng Cử nhân Y khoa, ông về nhận công tác tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Ông vô cùng phấn khởi đem những kiến thức chuyên môn học được để chăm sóc cho những thương binh nặng- phần lớn là những người bị liệt cột sống. Bác sĩ Lê Thành Đô đã gắn bó 10 năm tại đây với cương vị Trưởng phòng Y tế, sau đó được cử về Hà Nội tham gia thực hiện Dự án sản xuất chân giả cho thương binh, người tàn tật (do Hoa Kỳ tài trợ cho Viện Chỉnh hình, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội); rồi làm giảng viên y khoa của Dự án đào tạo kỹ thuật viện chỉnh hình (do Đức tài trợ cho Trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội). Từ những kiến thức tích lũy ngày càng chuyên sâu ấy, ông đã nuôi một ước mơ thành lập cơ sở chuyên sản xuất, cung cấp miễn phí dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Kinh tế gia đình eo hẹp, song được sự động viên, hỗ trợ về phương tiện máy móc, vật tư của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia nước ngoài quen biết trong quá trình thực hiện dự án, sau gần 40 năm trau dồi, rèn luyện, học tập, làm việc, bác sĩ Lê Thành Đô dồn hết tâm huyết của mình và chính thức thành lập Trung tâm Tư vấn Trợ giúp Dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật vào năm 2004.

Mười ba năm nay được hưởng chế độ hưu trí, song bác sĩ Lê Thành Đô lại tất bật hơn với việc từ thiện. Vừa đi vận động các tổ chức nhân đạo, các đại sứ quán, mạnh thường quân ủng hộ chi phí làm dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật do ảnh hưởng chất độc da cam, do tai nạn, bệnh tật, ông lại cùng 5 cộng tác viên khác tiến hành bó bột, lấy cốt và làm nẹp chỉnh hình, làm chân tay giả, áo chỉnh hình các loại. Những khi có được sự giúp đỡ của mọi người về mặt tài chính, ông càng trăn trở về việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả. Ngoài công việc ấy, ông còn làm tốt vai trò một cán bộ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, chuyên chăm sóc sức khỏe, vận động xóa nhà dột nát cho người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, tàn tật nặng theo chính sách của Nhà nước. Các cháu nhỏ ở Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt, bại não là những bệnh nhân thường xuyên được bác sĩ Đô thăm khám miễn phí, tham gia phẫu thuật để khắc phục biến dạng. Sau đó, ông mới làm dụng cụ chỉnh hình phù hợp với đặc thù khuyết tật của từng cháu.

Khi có mặt ở xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình, mới cảm nhận được sự vất vả của bác sĩ Lê Thành Đô và những người đồng nghiệp của ông. Quá trình làm được một chiếc chân giả mất rất nhiều thời gian, từ việc thử chân, đổ bột, mài giũa sao cho phù hợp với từng người… Ngoài việc thăm khám cho các bệnh nhân, làm dụng cụ chỉnh hình miễn phí, ông còn động viên và tư vấn cho bệnh nhân cách tập, vận động để phục hồi khả năng đi lại, sinh hoạt.

Cựu chiến binh Lê Thành Đô năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn tiếp tục đóng góp công sức của mình giúp đỡ cho những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Hiện nay, mỗi thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, xưởng sản xuất dụng cụ chỉnh hình của bác sĩ, thương binh Lê Thành Đô lại tập trung đông người khuyết tật. Họ đến từ nhiều nơi, với nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Nhưng tất cả đều có chung một mong muốn, đó là có bộ phận cơ thể mới để cuộc sống được thuận tiện hơn. Đã có gần 50 năm kinh nghiệm làm dụng cụ chỉnh hình, nhưng bác sĩ Lê Thành Đô chưa bao giờ tự mãn. Ông luôn tìm tòi, học hỏi thêm để đưa những kĩ thuật tiên tiến, hiệu quả áp dụng vào xưởng sản xuất của mình. Không ngừng nghiên cứu, lao động để giúp đỡ người khuyết tật có được cuộc sống tốt hơn, cách an hưởng tuổi già của ông thật đặc biệt và ý nghĩa. Cho đi không phải để nhận lại, với bác sĩ Lê Thành Đô, niềm vui lớn nhất của tuổi già chỉ đơn giản là giúp được nhiều người khuyết tật hơn.

Những dụng cụ chỉnh hình của người bác sĩ giàu lòng nhân ái Lê Thành Đô chính là niềm động viên vô giá cho người khuyết tật và gia đình của họ, giúp cho họ có sức khỏe tốt hơn, tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống. Những người khuyết tật được bác sĩ Đô giúp đỡ đã ví việc làm của ông như “phép màu tái sinh” cho mình.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...