Đang dự thảo tạo nguồn để điều chỉnh tiền lương năm 2022

2021-06-09 07:00:00 0 Bình luận
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024. Trong đó, dự thảo nêu rõ về dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công.

Theo Dự thảo, năm 2022, tiếp tục thực hiện chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) về thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Các bộ, cơ quan Trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang năm 2022 (nếu có); sử dụng tối thiểu 40% nguồn thu được để lại theo quy định (riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định); tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm so với dự toán năm 2021 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).

Các cơ quan, đơn vị hành chính ở Trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù theo phê duyệt của cấp thẩm quyền tự cân đối nguồn thực hiện điều chỉnh tiền lương trong năm 2022 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, NSNN không hỗ trợ thêm.

Các địa phương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập (tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ; riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% số thu, sau khi trừ đi một số khoản chi phí đã được kết cấu vào giá dịch vụ theo quy định); tiết kiệm 10% chi thường xuyên và nguồn cải cách tiền lương lũy kế đến hết năm 2021 chuyển sang để thực hiện (bao gồm nguồn 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương năm 2021 chưa sử dụng hết - nếu có).

Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ Nhà nước quy định.

Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công.

Ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản

Dự thảo cũng nêu rõ về xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển. Theo đó, dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, nguồn thu xổ số kiến thiết, nguồn thu tiền sử dụng đất…) được xây dựng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công… đồng thời phải phù hợp với phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN năm 2022.

Ưu tiên bố trí dự toán năm 2022 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Đầu tư công, thu hồi vốn ứng trước NSNN; các dự án đã hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp, hoàn thành trong năm 2022; vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; bố trí vốn đầu tư nguồn NSNN thực hiện các dự án, công trình phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư (PPP); cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách. Mức bố trí vốn cho từng nhiệm vụ phải phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân trong năm 2022.

Đối với vốn nước ngoài, việc bố trí kế hoạch phải phù hợp với nội dung của Hiệp định thỏa thuận đã cam kết với nhà tài trợ; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc năm 2022.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB mở rộng gói tín dụng “Tiếp sức vốn vay – Đường dài vững bước” lên 16.000 tỷ đồng, lãi suất từ 4,8%

Gói tín dụng quy mô 16.000 tỷ đồng với lãi suất từ 4,8% được triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bổ sung vốn lưu động, phục vụ sản xuất kinh doanh với thời gian phê duyệt nhanh.
2024-10-23 10:26:00

Kiểm soát kinh doanh thuốc qua thương mại điện tử

Đây là ý kiến được các đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp của Quốc hội ngày 22/10, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
2024-10-23 09:33:30

Lễ hội tài năng nghệ thuật đình đám tại Hà Nội - CHẤT Festival

Hà Nội sắp chào đón một sự kiện âm nhạc cực kỳ "chất" – CHẤT Festival. Đây là ngày hội âm nhạc dành riêng cho những người yêu nghệ thuật và đam mê thể hiện bản thân.
2024-10-22 18:42:06

CLB điện ảnh THPT Trần Phú ra mắt nhạc kịch ‘Những đam mê tuổi trẻ’

Nhạc kịch ‘Đôi Mươi: Những đam mê tuổi trẻ' mới diễn ra là sự kiện đặc biệt hướng tới Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Câu lạc bộ DOTP - Drama Of Tran Phu.
2024-10-22 18:32:37

Tổng mức bán lẻ 1 huyện ở Quảng Bình tăng 11% so cùng kỳ

Trong 9 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đạt 8.128 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt hơn 6.948 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
2024-10-22 15:00:00

Đình làng Lũ Phong, nơi một trong những chi bộ Đảng thành lập rất sớm

Tháng 10 năm 1933, tại đình làng Lũ Phong (phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn ngày nay), Chi bộ Đảng Lũ Phong được thành lập.
2024-10-22 09:00:00
Đang tải...