Thái Nguyên: Khi Nghị quyết của Đảng được "xây" từ lòng dân

2023-12-12 14:50:55 0 Bình luận
Xác định giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp để “giải bài toán” không đơn giản này nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển.

Bài 1: Giải bài toán mặt bằng

Nhiều cuộc tiếp công dân của Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Từ nhiều năm nay, giải phóng mặt bằng luôn là điểm nóng trong khiếu kiện và điểm nghẽn trong phát triển kinh tế- xã hội của không riêng tỉnh Thái Nguyên. Nhiều thời điểm, tình hình khiếu nại- tố cáo tập trung vào lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Ở một số địa phương vẫn còn các đoàn công dân tập trung đông người khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, nhất là thời điểm tiến hành Đại hội Đảng các cấp và bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Trong đó có một số vụ việc công dân tập trung khiếu kiện đông người, phức tạp để gây áp lực đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền.

Một trong những nguyên nhân khiến vấn đề khiếu kiện về đất đai (chiếm 70% số đơn thư khiếu nại) trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay chủ yếu là do những vướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tập trung ở những vấn đề như: nguồn gốc đất của các tổ chức, hộ dân chưa rõ ràng; giá bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất còn thấp, chưa sát với giá thị trường. Mặt khác, liên quan trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, vẫn còn tình trạng thiếu công khai, minh bạch.

Phần lớn ý kiến người dân cho rằng, họ có thể chấp nhận hy sinh quyền lợi, chịu thiệt nếu việc thu hồi đất là cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc cho phát triển kinh tế, lợi ích của cộng đồng, của Nhà nước.

Ngược lại, họ sẽ không chấp nhận việc thu hồi đất chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân hoặc nhóm người, nhưng lại áp giá đền bù thấp, mang tính áp đặt, tạo kẽ hở cho trục lợi, lợi ích nhóm.

Ngày 9/12, UBND TP Thái Nguyên đã phải thông qua phương án cưỡng chế thu hồi đất đối với 3 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Sân vận động Thái Nguyên.

Nhiều trường hợp do bức xúc, người dân có những hành vi cản trở quá trình thu hồi đất, không chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; thậm chí cản trở tiến độ thi công công trình, không nhận tiền bồi thường, không chịu di dời đến nơi ở mới.

Phân tích nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng: Về khách quan, do cơ chế, chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, nhất là lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thiếu đồng bộ. Các quy định của pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư thường xuyên thay đổi dẫn đến khó khăn áp dụng. Các cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành văn bản điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nội dung chưa sát với thực tế. Trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai cho tập thể, cá nhân, một số chính sách về đất ở, nhà ở, giấy tờ mua bán, cho mượn, cho thuê không rõ ràng, hồ sơ bị thất lạc nên phát sinh tranh chấp. Thực tế trong quá trình thực hiện ở một số dự án, công tác bồi thường, hỗ trợ thiếu chặt chẽ ngay từ ban đầu. Người dân có đất bị thu hồi chưa được giải quyết việc làm, chưa có quỹ đất tái định cơ kịp thời và vốn để tái đầu tư cho sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn dẫn đến phát sinh khiếu kiện.

Về chủ quan, công tác quản lý đất đai của tỉnh còn nhiều tồn tại do lịch sử để lại. Hồ sơ địa chính không đồng bộ, không chính xác, không đầy đủ cơ sở pháp lý, phát sinh những khiếu nại, tranh chấp gay gắt, phức tạp, khó giải quyết, nhất là tranh chấp đất đai giữa những người thân, trong gia đình, dòng họ. Tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, nhất là cấp cơ sở còn diễn ra.

Trên thực tế còn xảy ra tình trạng chiếm đất công, xây dựng trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích; kiểm tra, đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thiếu chính xác dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất khi lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thực hiện dự án.

Công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết và việc thi hành giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật chưa thường xuyên, nhiều vụ việc tổ chức thi hành chưa triệt để. Vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức tại một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác cải cách hành chính còn chậm, có những việc để kéo dài, dẫn đến người dân bức xúc. Công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng nhiều khi mang tính hình thức, chưa hiệu quả. Chưa kể, một bộ phận người dân nhận thức hạn chế hoặc có những cá nhân lợi dụng lôi kéo, kích động người dân tập trung đông người đi khiếu nại, tố cáo.

Về chủ quan, công tác quản lý đất đai của tỉnh còn nhiều tôn tại do lịch sử để lại.

Ông Phạm Văn Thọ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Thái Nguyên cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án", Ban Thường vụ tỉnh ủy Thái Nguyên đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo đồng bộ, thống nhất và phù hợp tại địa phương.

Với mục tiêu không để xảy ra "điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo; Trong đó, chú trọng nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị trong việc tiếp, đối thoại với công dân, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, không để nảy sinh vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, vượt cấp..

Nhờ vậy, số vụ việc khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết đã giảm hẳn, không có "điểm nóng", vụ việc nổi cộm.

Báo cáo của Ban Tiếp công dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, người đứng đầu UBND tỉnh đã có 10 lần tiếp công dân định kỳ và đột xuất, trong đó đã giải quyết dứt điểm 5 vụ việc, các vụ còn lại đang trong quá trình giải quyết.

Dư luận đánh giá rất cao vai trò chỉ đạo, giải quyết công tâm, khách quan, dứt điểm của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhất là đối với những vụ việc kéo dài nhiều năm. Tiêu biểu là việc ngày 26/7/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp ông Nguyễn Viết Xuân, trú tại xóm Quán Chè, xã Nga My (Phú Bình), để giải quyết kiến nghị về việc đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất thuộc sở hữu của ông. Sau buổi tiếp, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu giải quyết ngay theo thẩm quyền. Đến đầu tháng 8/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Xuân, với diện tích 300m2.

Cùng với hoạt động tiếp công dân của lãnh đạo tỉnh, từ đầu năm đến nay, các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh đã tiếp 6.012 lượt người (giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước), trong đó có 54 lượt đoàn đông người.

Cụ thể, tỉnh đã tiếp 15 lượt đoàn, gồm 29 công dân, trú tại xã Bá Xuyên (TP Sông Công) liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp đất tái định cư Dự án Cụm công nghiệp Bá Xuyên; 6 lượt đoàn, gồm 30 công dân trú tại xã Minh Đức (TP Phổ Yên) đề nghị xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến nhà máy xử lý rác thải; 2 lượt đoàn, gồm 40 công dân thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ) phản ánh về những sai phạm của Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc khi triển khai Dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa đền Đá Thiên; 5 lượt đoàn, gồm các công dân đại diện 23 hộ dân xóm Đồng Sang, xã Cổ Lũng (Phú Lương), kiến nghị liên quan đến việc khai thác than của Công ty CP Xây dựng và Khai thác than Thái Nguyên tại mỏ Bá Sơn, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Trên diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã từng thẳng thắn cho rằng, đền bù giải phóng mặt bằng là “điểm nghẽn” lớn nhất trong triển khai các dự án.

Nói là “điểm nghẽn” bởi việc thực hiện giải phóng mặt bằng thông qua thỏa thuận với người dân, nhưng trong nhiều trường hợp sự “thỏa thuận” dường như không đạt được. Tâm lý chung của người có đất bị thu hồi thường mong muốn được đền bù cao, trong khi đó, giá đền bù buộc tuân theo quy định. Đó là lý do không ít khiếu nại của người dân từ việc đền bù, giải phóng mặt bằng đã xảy ra thời gian qua.  

Là “điểm mấu chốt về tiến độ dự án”, làm tốt khâu giải phóng mặt bằng sẽ góp phần giúp dự án đúng tiến độ. Điều này cũng đồng nghĩa với đồng vốn đầu tư công sớm phát huy được hiệu quả.

Việc ách tắc trong giải phóng mặt bằng để lại rất nhiều hệ lụy, làm chậm tiến độ dự án, gây thiệt hại không chỉ cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công mà còn thiệt hại cho cả người dân nơi thi công dự án.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên: Sau quá trình triển khai rà soát những khó khăn, vướng mắc của các dự án, doanh nghiệp đến ngày 20/6/2023 có 91 nội dung, dự án có khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện (do các Sở, ngành, địa phương, hiệp hội, hội doanh nghiệp và các nhà đầu tư, doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị). Đa số dự án gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, một số dự án vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, quyết toán, bàn giao.

Cụ thể trong đó có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); 6 dự án theo hình thức hợp tác công tư; 45 dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở; 16 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp; 21 dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh khác.

Việc ách tắc trong giải phóng mặt bằng để lại rất nhiều hệ lụy.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình triển khai thi công, một số dự án hiện nay đang gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Điển hình, đối với dự án đường Vành đai V đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang) còn vướng mắc 35/628 hộ dân phải di chuyển chỗ ở, nhưng hiện chưa có đất tái định cư; Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường từ Km31 (QL3) đến Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa hiện còn vướng mắc 17/406 hộ dân. Trong khi đó, tại dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên - Bắc Giang - Vĩnh Phúc vướng mắc mặt bằng của nhiều hộ dân, 57 vị trí cột điện 0,4kV, 2 vị trí cột điện 220kV, 3 vị trí cột điện 110kV, 6 vị trí cột điện 35kV, 3 vị trí cột điện 22kV,...

Để các dự án đầu tư công đúng tiến độ, một trong những vấn đề cần quan tâm là phải giải quyết tốt công tác giải phóng mặt bằng. Muốn vậy, công tác đền bù, thu hồi đất phải thỏa đáng bảo đảm quyền lợi của người dân. Xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ người dân, bảo đảm cuộc sống của người dân tốt hơn sau khi bị thu hồi đất.

Xác định được “điểm nghẽn”, tỉnh Thái Nguyên đã từng bước có lời giải cho bài toán tưởng như vô phương này!

Đón đọc: Thái Nguyên: Khi Nghị quyết của Đảng được "xây" từ lòng dân: Bài 2: Việc khó có nhân dân

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...