Thực trạng tài chính của Công ty CP Cao su Đồng Phú
Lãnh đạo Công ty cổ phần cao su Đồng Phú đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ
Theo số liệu được công bố hết quý 2 năm 2022 từ báo cáo tài chính của Công ty CP Cao su Đồng Phú. So với quý 1, chất lượng tài sản của doanh nghiệp này suy yếu đáng kể, khi tổng tài sản sụt giảm nghiêm trọng mất trên 1.534 tỷ đồng, về 2.345 tỷ đồng . Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 317,771 tỷ đồng. Trong khí đó, hàng tồn kho đã tăng thêm 18 tỷ đồng so với đầu năm, lên thành trên 231,8 tỷ đồng (đầu năm đạt 213,8 tỷ đồng).
So với đầu năm, tiền và các khoản tương đương tiền của DPR cũng sụt giảm mất 145,8 tỷ đồng về 447,303 tỷ đồng, trong đó tiền mặt của đơn vị bị hụt mất 4,19 tỷ đồng từ 7,13 tỷ đồng hồi đầu kỳ xuống còn 2,9 tỷ cho kỳ giữa niên độ. Và nợ phải trả của đơn vị hiện ở 1.190 tỷ đồng, tương ứng chiếm tới 42,47% vốn.
Đáng lưu ý các khoản phải thu ngắn hạn của DPR lại tăng đáng kể thêm 36,317 tỷ đồng lên thành 90,656 tỷ đồng. Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại không được Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng như hiện nay và tình hình chung kinh tế thế giới có nhiều bất ổn do xung đột khu vực, dự báo sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động thu của doanh nghiệp này trong thời gian tới…
Trong khi đó, nợ xấu của DPR cũng tăng đáng kể thêm 118 triệu đồng, lên thành 9,86 tỷ đồng, dẫn đến công ty phải dự phòng nợ xấu cũng tăng lên. Các khoản nợ xấu của DPR chủ yếu đến nay đã trên 3 năm gồm các đơn vị: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đông Bắc, Công ty TNHH Song Long, Công ty CP Đầu tư XD Sài Gòn, Khách sạn Nhật Hoàng. Mặc dù vậy, DPR vẫn cho Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Phước vay trên 2,188 tỷ đồng.
Mặc dù các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng thêm 33 tỷ đồng lên trên 174 tỷ đồng, nhưng các khoản phải thu dài hạn của doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng mất 38, 936 tỷ đồng, từ 44,605 tỷ cho kỳ đầu năm về 5,670 tỷ đồng cho kỳ giữa niên độ. Về bất động sản đầu tư của quý 2 cũng giảm 5,15 tỷ đồng về 156,6 tỷ đồng.
Tuy lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước đạt 271 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận chưa phân phối kỳ này lại sụt giảm mất 272 tỷ đồng, từ 373 tỷ đồng về 102 tỷ đồng. Trong khi phải trả người bán ngắn hạn lại tăng chóng mặt thêm 19 tỷ đồng lên thành 20,1 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng tăng thêm gần 74 tỷ đồng (đạt 500 tỷ); doanh thu thuần tăng thêm 73,6 tỷ đồng lên 499,4 tỷ đồng. Tuy vậy, giá vốn bán hàng cũng tăng đáng kể thêm 53, 254 tỷ đồng, hiện đang ở con số 350,168 tỷ đồng. Dẫn đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này so với đầu năm chỉ tăng thêm được 20 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng trưởng đạt 119,065 tỷ đồng (tăng 34,27 tỷ đồng).
Theo giải trình báo cáo kết quả kinh doanh giữa liên độ năm 2022 của Công ty CP Cao su Đồng Phú cho biết, sản lượng tiêu thụ cao su 6 tháng đầu năm 2022 cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, nhưng giá bán bình quân lại thấp hơn 3.414.321 vnđ/tấn, tương ứng giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2021.Và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2021, tăng hơn 35 tỷ đồng, tương ứng tăng 66,1 % so với cùng kỳ là do Công ty tăng mạnh thanh lý cây cao su.
Tuy nhiên theo số liệu từ báo cáo tài chính quý 2 của Cao su Đồng Phú lại cho thấy điều ngược lại, khi doanh thu bán mủ cao su của DPR so với quý 2 cùng kỳ năm 2021 lại sụt giảm nghiêm trọng mất 13,5 tỷ đồng về 24,4 tỷ đồng và doanh thu thanh lý cây cao su cũng sụt giảm 4,067 tỷ đồng về 24,489 tỷ đồng.
Nguyên nhân của doanh thu tăng, theo số liệu được công bố lại chủ yếu đến từ hoạt động tài chính khi tăng thêm 5,1 tỷ đồng và thu nhập khác cũng tăng thêm 43 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính cũng cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp này liên tục rơi vào trạng thái âm khi lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 150,89 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm 105,63 tỷ đồng, dẫn tới lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 146 tỷ đồng.
Công ty CP Cao su Đồng Phú được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cấp phép hoạt động ngày 28/12/2006, theo giấy phép kinh doanh số 4403000069 và đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 12/07/2018 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3800100376. Ngành ghề chính của doanh nghiệp này là trồng và chế biến mủ cao su, trồng rừng, sản xuất phân bón, kinh doanh bất động sản, sản xuất thuốc trừ sâu…
Thị trường chứng khoán thời gian qua chịu tác động rung lắc khá lớn từ những thông tin tiêu cực và cổ phiếu DPR cũng không ngoại lệ, khi bị giảm mất khoảng 36,42% (mất26.700đ/cổ phiếu) so với thời điểm giá đỉnh là 100.000đ/cổ phiếu. Hiện thị giá của DPR đang đứng vững ở 73.300đ/cổ phiếu với biên độ giao dịch những ngày qua cộng trừ trong khoảng từ 0,41% - 0,68%.
Tính đến hết ngày 30/6/2022, Công ty CP Cao su Đồng Phú có 4.252 cán bộ, công nhân viên. Hệ sinh thái của Cao su Đồng Phú có 4 công ty con, 5 công ty liên danh liên kết, cùng 1 văn phòng, 6 nông trường, 1 xí nghiệp, 1 nhà máy, 1 bệnh viện đa khoa và 1 chi nhánh.
Sản phẩm của Cao su Đồng Phú chủ yếu được xuất khẩu, trong bối cảnh địa chính trị khu vực như hiện nay, cộng thêm ngân hàng trong nước hạn chế cho vay vì 'đụng' trần, dự báo trong thời gian tới Cao su Đồng Phú sẽ gặp một số khó khăn nhất định.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.