Thị trường bất động sản: Nỗi lo về nợ xấu

2021-09-27 06:06:14 0 Bình luận
Thời gian gần đây, tình trạng “nợ xấu” bất động sản (BĐS) có chiều hướng gia tăng, khó xử lý. Trong tổng số trên 672.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng của doanh nghiệp BĐS được công bố mới đây, mặc dù Ngân hàng Nhà nước chưa công khai con số chính xác về khoản nợ xấu của DN BĐS, nhưng các chuyên gia cho rằng chiếm ít nhất 5% tổng dự nợ tín dụng BĐS.

Thông qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021 của hệ thống ngân hàng cũng dễ dàng nhìn thấy “nợ xấu” đang gia tăng cao. Cụ thể, Ngân hàng Agribank đứng đầu về dư nợ xấu gần 24.429 tỉ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2020; BIDV 21.141 tỉ đồng, Ngân hàng VietinBank 14.477 tỉ đồng (tăng 52,1%); Vietcombank 6.865 tỉ đồng (tăng 31,3%), VPBank 10.801 tỉ đồng (tăng 8,8%)… Tổng số dư nợ xấu ở 29 ngân hàng gần 124.898 tỉ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2020, trong đó có phần không nhỏ thuộc về DN đầu tư, kinh doanh BĐS.

Mặc dù nợ xấu tăng mạnh, nhưng nhiều khoản nợ đem đấu giá thu hồi vốn không ai mua, như: Dự án chung cư Dragon Riverside Pháp Vân thuộc địa bàn xã Tứ Hiệp (Thanh Trì, Hà Nội), gồm 29 tầng cao, 1 tầng lửng, 2 tầng kĩ thuật, 2 tầng hầm, sau hơn 1 thập kỉ triển khai thi công chưa hẹn ngày giao nhà. Cuối tháng 10/2020, ngân hàng công bố khoản nợ gốc, lãi vay, lãi phạt được đấu giá hơn 164 tỷ đồng, nhưng đến tháng 5/2021, ngân hàng BIDV – chủ nợ dự án, thông báo mức đấu giá khởi điểm khoản nợ 86 tỷ đồng, thấp hơn nhiều tiền nợ thực tế, do không nhiều nhà đầu tư hứng thú với dự án này.

Một dự án khác có khoản nợ xấu cao nhưng khó đấu giá là Sài Gòn One Tower do Công ty M&C làm chủ đầu tư, diện tích khuôn viên 6.672 m2 trên đất vàng Quận 1 (TP Hồ Chí Minh) xây thô 41 tầng, cao 195 m, tổng mức đầu tư 256 triệu USD. Dự án này được thế chấp vay tín dụng tính cả gốc, lãi đến năm 2017 trên 7.000 tỉ đồng tại Ngân hàng Hàng hải và Ngân hàng Đông Á.

Theo Chuyên gia Kinh tế TS Lê Xuân Nghĩa, nợ xấu BĐS ngày càng khó lường, chưa được xử lý hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến việc cấp mới tín dụng cho DN. Trong khi đó, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 khiến cộng đồng DN nói chung, DN kinh doanh BĐS nói riêng kiệt quệ tài chính, rất cần sự “trợ lực” tài chính để phục hồi trong, sau dịch. Vì vậy, việc quan trọng nhất lúc này cần phải thống kê chính xác tình hình nợ xấu do đầu tư BĐS gây ra và có hướng giải quyết nhanh chóng, phù hợp.

“Hiện nay việc xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng loay hoay, thiếu giải pháp hiệu quả. Trong khi đó thị trường BĐS sẽ rất khó hồi phục nếu hệ thống ngân hàng chưa hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu điều này cứ kéo dài, địa ốc sẽ cứ dò đáy đi lên nhưng không tìm được lối thoát" - ông Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận.

Đáng quan ngại, tình trạng nợ xấu không chỉ xảy ra ở việc thế chấp ngân hàng vay vốn, DN đầu tư kinh doanh BĐS còn nợ một lượng lớn tiền sử dụng đất đối với Nhà nước. Trong đó, nhiều DN đã bị liệt kê vào nhóm “nợ xấu”. Cụ thể, báo cáo số 20/2021/BC-HĐND về kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội liên quan đến tình hình quản lý dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Trong số 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo kiến nghị tại báo cáo số 57/BC-HĐND từ năm 2018, có 22 dự án nợ 1.637,9 tỷ đồng tiền sử dụng đất (nợ chờ xử lý 538,8 tỷ đồng/5 dự án, nợ khó thu 155 tỷ đồng/3 dự án) và 1.353,8 tỷ đồng tiền chậm nộp. Nợ xấu ở DN BĐS tuy chưa trở thành vấn nạn, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ kéo lùi sự phát triển của thị trường.

“Hiện nay Việt Nam chưa có thị trường mua bán nợ xấu. Đối tượng được mua bán nợ bị hạn chế theo quy định pháp luật. Cụ thể Luật Đầu tư 2014, quy định kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Vì vậy Công ty quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng không thể bán nợ cho bên thứ ba nếu không có giấy phép kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ” - Nguyên Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), Nguyễn Quốc Hùng nói.

Theo đánh giá, thị trường BĐS vẫn đang nắm giữ tiềm năng, lợi thế nhất định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chiếm khoảng 20 – 25% GDP. Trước những nỗ lực từ Chính phủ về việc sớm đưa thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, nhưng nếu không sớm xử lý và kiềm tỏa tình trạng nợ xấu, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn cục diện nền kinh tế, kìm hãm tiền trình này.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Năm 2025 là bản lề để ROX Key tăng tốc

Giữa bối cảnh kinh tế nhiều biến động, ROX Key vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và đặt mục tiêu bước vào giai đoạn tăng tốc với định hướng trở thành Nhà cung cấp giải pháp toàn diện cho khách hàng hàng đầu Việt Nam.
2025-04-19 10:23:54

Thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương sẽ hợp nhất hai địa phương

Chiều ngày 18/4, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã tổ chức họp, nhằm phối hợp xây dựng và triển khai nội dung Đề án “hợp nhất hai địa phương thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương”.
2025-04-18 21:26:39

Hải Phòng khởi công Dự án khu công nghiệp Tiên Thanh

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh (huyện Tiên Lãng). Dự án do Tập đoàn Việt Phát làm chủ đầu tư.
2025-04-18 20:45:24

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH

Về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tại Nghị định số 75 2024 NĐ-CP ngày 30/6/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2024.
2025-04-18 19:45:00

HNM TP.Huế tổ chức các hoạt động kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam

Thực hiện chương trình kế hoạch công tác năm 2025 của Hội Người mù thành phố Huế đã đề ra, nhằm giúp đỡ, động viên hội viên, các cháu trẻ em mù nhân kỉ niệm 56 năm ngày thành lập Hội người mù Việt Nam (17/4/1969-17/4/2025) và kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, Hội người mù thành phố Huế đã tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân hảo tâm để đẩy mạnh công tác chăm sóc, giúp đỡ cho hội viên về vật chất lẫn tinh thần.
2025-04-18 19:25:20

ABBANK tổ chức thành công Đại hội Cổ đông năm 2025

Ngày 18/4, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoặch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
2025-04-18 17:47:17
Đang tải...