Thông tin chi tiết về chế độ trợ cấp của người tàn tật 2020
I. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp của người tàn tật
Để xét chế độ trợ cấp của người tàn tật người ta căn cứ vào mức độ thương tật. Hàng năm, Nhà nước phân bổ ngân sách và các chính sách về người khuyết tật, cùng với việc lồng ghép rất nhiều các chính sách khác để người tàn tật có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình trong điều kiện cho phép.
Theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
-
Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45, Luật người khuyết tật.
-
Người khuyết tật nặng.
Ngoài đối tượng người tàn tật được xét hưởng trợ cấp xã hội có thêm đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Khoản 2, Điều 44 Luật người khuyết tật có:
-
Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
-
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
-
Người khuyết tật quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
II. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật
Trong quy định chế độ trợ cấp của người tàn tật thì mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được quan tâm nhiều nhất. Tùy từng mức thương tật khác nhau mà mức hưởng trợ cấp của người tàn tật cũng khác nhau. Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật sẽ được tính theo hệ số riêng.
Mức hưởng trợ cấp của người tàn tật được tính theo hệ số cấp độ thương tật.
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình.
Căn cứ vào Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được tính như sau: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:
-
Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
-
Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
-
Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
-
Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi hoặc trẻ em.
Trong trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì mức hưởng chỉ được tính cho một hệ số cao nhất. Đặc biệt trong thời gian hưởng chế độ trợ cấp xã hội nếu người khuyết tật chết sẽ được hỗ trợ kinh phí mai táng. Nếu người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì được hưởng một mức cao nhất.
2. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
Chế độ trợ cấp của người tàn tật còn quy định mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho thân nhân hoặc người giám hộ của người tàn tật, đang chăm sóc người tàn tật. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc được quy định tại Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
Mức hưởng hỗ trợ hỗ trợ chăm sóc hàng tháng: 270.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số:
-
Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.
-
Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
-
Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.
-
Hệ số một (1,0) đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2012/NĐ- CP thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 28/2012/NĐ- CP nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19, Nghị định 28/2012/NĐ- CP khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
-
Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng.
-
Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.
Tìm hiểu chế độ trợ cấp của người tàn tật giúp họ được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật là một việc làm ý nghĩa và mang giá trị nhân văn. Người dân cùng các cơ quan, chính quyền cùng nhau chung tay góp sức để người tàn tật có thể hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống ý nghĩa hơn, tạo điều kiện cho họ được làm việc, vui chơi tham gia các hoạt động thể thao, trong điều kiện cho phép.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.