Thủ tướng: Lời nói trái tai nhưng là lời báo động, cần lắng nghe

2018-03-06 14:17:28 0 Bình luận
Sáng nay, dự lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (2008 - 2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Nhiều khi các bộ, ngành nghe những lời nói trái tai nhưng là những lời báo động, cần lắng nghe từ Ủy ban GSTCQG. Lời nói trung thực thường là tốt, là cần thiết đối với mọi cán bộ, mọi tổ chức chúng ta.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lời nói trái tai nhưng là lời báo động, cần lắng nghe từ Ủy ban GSTCQG - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Nhớ lại việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (Ủy ban) vào thời điểm khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, Thủ tướng cho rằng, chặng đường 10 năm tuy không dài nhưng chúng ta chứng kiến nhiều sự kiện lớn, trong đó có quá trình nỗ lực của cả nước phục hồi và phát triển kinh tế trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái này.

“Tôi vẫn nhớ, trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất, nguồn nhân lực còn hạn chế, ngay ngày đầu thành lập, tập thể cán bộ, công chức Ủy ban dưới sự lãnh đạo của đồng chí Lê Đức Thúy đã nỗ lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều nội dung, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định hệ thống tài chính ngân hàng”, Thủ tướng nói. Nhiều ý kiến phát biểu của lãnh đạo Ủy ban tại các cuộc họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng luôn nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao và lưu ý trong quá trình kết luận chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới khó lường hiện nay cùng với những bất cập trong nội tại nền kinh tế, nhiệm vụ đặt ra đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, trong đó có Ủy ban là rất nặng nề. Thị trường tài chính, tiền tệ cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện, hiệu quả hơn, an toàn hơn, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững. Chính vì vậy, Ủy ban cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, tập trung nghiên cứu, phát huy sức sáng tạo của tập thể và từng cán bộ, công chức, kịp thời tham mưu, tư vấn cho Chính phủ trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là về ổn định kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường tài chính, đề xuất kịp thời những đối sách trước những biến động của tình hình quốc tế, trong nước, không để bị động, bất ngờ, nhất là ổn định hệ thống ngân hàng thương mại, chứng khoán, bất động sản hiện nay.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Ủy ban cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm.

Đó là chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng, nhất là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan; thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề lớn, quan trọng của nền kinh tế; trong đó, 2 lĩnh vực chính là kinh tế vĩ mô và giám sát thị trường tài chính.


Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Không để “mất bò mới lo làm chuồng”

Ủy ban phải đặc biệt lưu ý có cách làm mới, hiệu quả hơn, có phương pháp mới để phát huy năng lực của hơn 100 cán bộ, công chức. Phải bảo đảm từng người làm việc hiệu quả, có kế hoạch làm việc, có sản phẩm cụ thể gắn với đánh giá cán bộ. Không để đông mà không có sản phẩm.

Thủ tướng đề nghị Ủy ban tiếp tục rà soát để bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đặc biệt là cơ chế phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ủy ban thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Về việc xây dựng cơ chế điều phối giám sát và giám sát chung thị trường tài chính, mối quan hệ giữa cơ quan giám sát chung và các cơ quan giám sát chuyên ngành, vai trò của từng cơ quan giám sát, Thủ tướng giao Ủy ban chủ động phối hợp với các bộ, ngành chức năng, đặc biệt là các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước để đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban cần tập trung phân tích, đánh giá tình hình, nhất là những rủi ro tiềm ẩn của thị trường tài chính, các hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản; đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp, trong đó gồm cả công cụ xác định rủi ro và các tiêu chí đánh giá an toàn hệ thống tài chính, bảo đảm từng bước theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần chủ động hơn, kịp thời hơn trong tham mưu đề xuất các giải pháp ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; thường xuyên cập nhật, phân tích, báo cáo tình hình tài chính quốc tế, trong nước cả về các thị trường tiền tệ, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và có đề xuất tham mưu kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Trước tình hình thế giới khó lường hiện nay cùng với những bất cập trong nội tại nền kinh tế, không được chủ quan, không để “mất bò mới lo làm chuồng”.

Ủy ban chú trọng nâng cao chất lượng công tác phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu, tổng hợp về điều hành kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

“Tôi có nghe nhiều nước trong khu vực áp dụng các hệ thống cảnh báo sớm rủi ro về vĩ mô và thị trường tài chính một cách khá hiệu quả. Tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu, báo cáo đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nêu rõ.

Ủy ban cần có một số hội nghị, hội thảo chuyên đề, mời các chuyên gia, diễn giả quốc tế, trong nước, tập trung bàn sâu về những vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách của đất nước để kịp thời tham mưu, tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban cần chủ động phối hợp hiệu quả với các bộ, cơ quan giám sát chuyên ngành trong việc rà soát, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các tập đoàn tài chính, ngân hàng và cơ chế giám sát các tập đoàn này. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Ủy ban cần tập trung phối hợp làm tốt, kịp thời báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ.


Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Ủy ban GSTCQG - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Bên cạnh đó, Ủy ban cần quán triệt, triển khai nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII; trong đó tập trung nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, tinh giản biên chế nhưng chất lượng cán bộ phải tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn, có báo cáo chất lượng tốt hơn, kịp thời hơn.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, chất lượng nguồn nhân lực của Ủy ban có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất lượng tham mưu, tư vấn. Không cần quá đông người nhưng phải tinh, phải bảo đảm chất lượng. Lãnh đạo Ủy ban cần có chính sách thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ phù hợp.

Đồng thời, cần làm tốt các mặt công tác Đảng, đoàn thể; quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho anh em, có môi trường tốt nhất cho anh em nghiên cứu, trình bày những quan điểm, phát hiện những vấn đề mới để báo cáo lãnh đạo Ủy ban và Chính phủ, nhất là số anh em trẻ, được đào tạo bài bản.

Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ủy ban trên các mặt công tác. Nhiều khi các bộ, ngành nghe những lời nói trái tai nhưng là những lời báo động, cần lắng nghe từ Ủy ban GSTCQG. Lời nói trung thực thường là tốt, là cần thiết đối với mọi cán bộ, mọi tổ chức chúng ta, Thủ tướng chia sẻ.

Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban GSTCQG cho rằng, việc thực thi chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban trong thời gian qua cũng như trong giai đoạn tới còn rất nhiều khó khăn do địa vị pháp lý chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực tiễn cho thấy, công tác giám sát chung thị trường tài chính, giám sát các tập đoàn tài chính, điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia là những nhiệm vụ mới ở Việt Nam; đòi hỏi cần tiếp cận cơ sở dữ liệu kịp thời, đầy đủ, tiếp cận các đối tượng giám sát trên nhiều phương diện...

Theo ông Trương Văn Phước, một cơ sở pháp lý vững chắc hơn sẽ cung cấp cho Ủy ban điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận hiệu quả các nguồn thông tin này; từ đó tăng hiệu quả và hiệu lực thực thi các chức năng, nhiệm vụ được giao. Ông Trương Văn Phước cho biết, Ủy ban sẽ sớm ứng dụng và công bố thêm các mô hình cảnh báo sớm, các dự báo khoa học và thực tiễn, góp phần duy trì niềm tin của thị trường, nhà đầu tư, người gửi tiền.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Ủy ban và và các danh hiệu khen thưởng cấp Nhà nước cho một số đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức của Ủy ban qua các thời kỳ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

'Một thời Quảng Trị' - Cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc

Đất nước ta đã đi qua gần một nửa thế kỷ không còn tiếng súng chiến tranh, nhưng ký ức bi tráng về những tháng ngày đầy gian khổ vẫn còn in sâu trong tâm trí những con người của thời đạn bom. Đó là từng trận đánh ác liệt, kéo dài; đó là những người đồng đội, đồng chí đã vĩnh viễn hoà mình vào Tổ quốc. Trong không khí chào mừng kỉ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí điện tử Hoà Nhập xin mời quý vị độc giả nhìn lại thời kỳ hào hùng ấy của dân tộc qua những dòng chia sẻ từ Đại tá, nhà văn Nguyễn Tiến Hải về cuốn hồi ức “Một thời Quảng Trị” của Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu.
2024-11-27 16:52:49

Mãi ngời sáng “Trang văn bia” về một tiểu đoàn 3 lần anh hùng

Trong lịch sử dài xa của Việt Nam - Đất nước anh hùng, công cuộc đánh giặc giữ nước và dựng xây đất nước của dân tộc ta đã hóa thành bản “anh hùng ca” vang động, chảy dài, trong niềm kiêu hãnh, tự hào qua rất nhiều thời đại.
2024-11-27 14:43:46

Quảng Ninh: Người khuyết tật được quan tâm xây nhà mới

Vừa qua tại TP Móng Cái, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP Móng Cái và CLB Thiện nguyện Nhân tâm Hạ Long đã tổ chức khánh thành nhà tình thương cho gia đình người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.
2024-11-27 13:58:48

Bắc Kạn: Giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 do không triển khai hoạt động đào tạo

Ngày 18/11/2024, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc giải thể Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp K27 Bắc Kạn.
2024-11-27 11:31:01

Khám phá thiên nhiên và bản sắc văn hoá Làng du lịch Tân Hoá

Minh Hóa (Quảng Bình) là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và cũng là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Ðây là cơ sở quan trọng để địa phương xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.
2024-11-27 07:00:00

Xúc tiến, quảng bá Du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”

Vào 18 giờ ngày 29/11/2024, tại không gian tuyến phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) sẽ khai mạc chương trình quảng bá sản phẩm du lịch "Đêm Hà Nội 2024" với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”; công bố Quyết định công nhận 3 điểm du lịch mới của Thủ đô và khai trương Tuyến tàu điện số 6.
2024-11-26 14:31:36
Đang tải...