Thương binh Võ Văn Tâm hơn 20 năm bốc thuốc, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

2020-08-30 11:05:00 0 Bình luận

Trở về từ chiến trường Campuchia với một gương mặt lồi lõm sẹo cùng bốn mảnh đạn còn găm lại nơi chân trái, thương binh Võ Văn Tâm, sinh năm 1962, ngụ tại 41/10 ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM vẫn miệt mài dùng những bài thuốc Nam quý báu học được để chữa bệnh cho bà con nghèo.

Tinh thần của người lính cụ Hồ đã thấm vào máu, vào trái tim ông, ước thúc ông làm những việc thiện có ích cho đời, dù gia đình ông cũng chật vật kiếm cơm từng bữa.
Năm 1981, đang trên đường hành quân ở chiến trường biên giới Tây Nam Tổ quốc, đơn vị ông lọt vào bãi mìn của địch. Bị thương nặng, ông được chuyển từ trong rừng ra ngoài bản làng của dân địa phương để điều trị. Gương mặt khôi ngô, đôi chân khỏe mạnh của ông đã không còn nữa.\

Thương binh Võ Văn Tâm, sinh năm 1962, ngụ tại 41/10 ấp Trung Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn - Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Hóc Môn

Ông Võ Văn Tâm bộc bạch: “Lúc đầu buồn dữ lắm, nhưng nhủ lòng dù thế nào thì cũng phải cố gắng trở lại đơn vị chiến đấu. Hồi còn ở trạm xá, cứ chiều chiều, lại xin vô bản để học tiếng địa phương, tối về thì nhờ cán bộ trong trạm chỉ thêm. Riết thành quen nên dần dần có thể nói chuyện với người dân trong bản bằng tiếng của họ. 

Sau thời gian bị thương, 2 năm sau mới chuyển ra dân, tôi có cơ duyên học hỏi được một nhà sư những bài thuốc quý báu bên Campuchia rồi về chữa cho người dân Campuchia và đồng đội. Rồi những bài thuốc đó đem về áp dụng chữa bệnh cho bà con Việt Nam”.

Khi vết thương lành, ông xin trở lại đơn vị. Mỗi lần đồng đội bị thương, ông xung phong vào rừng tìm lá thuốc về đắp cho họ. Cứ thế, những ngày “học lỏm” mấy bài thuốc Nam của vị nhà sư lạ mặt hóa ra lại hữu ích. Về sau, vết thương tái phát nên ông lại được chuyển ra bản. Nghe ở đâu có người bị bệnh, ông lại tìm đến chữa giúp. Ông Võ Văn Tâm chia sẻ: “Sau một thời gian, thấy chữa bệnh có kết quả tốt, người dân thương và tin tưởng lắm”.

Năm 1985, ông phục viên trở về địa phương, tiếp tục nghiệp nông dân thuở trước. Thấy bà con trong ấp có bệnh mà không dám đi khám vì nhà quá nghèo, ông nghĩ thầm: “Chẳng lẽ để những bài học quý mai một dần, mình thử vận dụng chữa bệnh cho bà con xem sao”.

Ông lặn lội lên Tây Ninh, Bình Phước rồi xuống Đồng Nai tìm các loại thảo dược mang về bào chế. Những dụng cụ như bông băng, thuốc sát trùng thì trích tiền thương binh hàng tháng để mua. Dần dần, ngôi nhà nhỏ của ông trở thành nơi lui tới của bệnh nhân nghèo. Họ là những người mang đủ thứ bệnh như trật khớp, bong gân, quai bị, giời leo..., lặn lội từ Bến Tre, Vũng Tàu, Đắc Nông, Lâm Đồng, thậm chí tận Thái Bình tới nhờ ông chữa giúp.

20 năm qua, ông Tâm chữa bệnh hoàn toàn miễn phí cho người dân, mãi đến năm 2004, thấy ông vất vả, cuộc sống cũng chật vật, một số bệnh nhân khá giả sau khi khỏe hẳn cố nài nỉ ân nhân cầm ít tiền công, nhưng ông vẫn kiên quyết từ chối.

Sau cùng, họ đành gởi gắm: “Thôi thì coi như tụi tui góp chút tấm lòng, ông dùng để mua thêm thuốc trị bệnh cho những người khó khăn hơn”. Lúc đó, ông Tâm mới đồng ý. Dù vậy, đối với người bệnh là các em nhỏ bị khuyết tật, mồ côi, người già neo đơn, ông vẫn chữa bệnh miễn phí, thậm chí còn cho thêm ít gạo hay tiền trước khi ra về.

Ông Võ Văn Tâm trải lòng: “20 năm làm từ thiện, hàng ngày tôi vẫn chữa bệnh miễn phí cho người già tàn tật, người già cả neo đơn, diện con mồ côi, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn hầu như ngày nào cũng có. Qua tiếp xúc khám bệnh mình hỏi thăm gia đình, với lại mình thấy vóc dáng con người mình nhận xét chữa miễn phí”.

Mỗi năm, ông chữa bệnh cho hơn 1.000 lượt bệnh nhân trong TPHCM và các tỉnh thành khác đến. Để tiết kiệm chi phí thuốc men, ông trồng nhiều loại thuốc Nam trong vườn nhà. Ngày ngày, ngoài việc chăn nuôi bò, làm ruộng để nuôi các con ăn học, ông dành khoảng 7 - 8 giờ xem bệnh, bốc thuốc cho bà con nghèo. Những hôm trái gió trở trời, vết thương cũ lại hành dữ dội, dù vậy, cứ có người tìm đến nhờ ông xem bệnh là ông lại gượng đau ngồi dậy như một thói quen.

Ông Phạm Đình Kỷ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho biết, ông Võ Văn Tâm là một tấm gương thương binh vượt khó rất đáng trân trọng. Mặc dù kinh tế gia đình không dư dả, nhưng ông chữa bệnh miễn phí cho rất nhiều bà con nghèo: “Đồng chí có tinh thần thầy thuốc, chủ yếu trị bệnh cho anh em, đồng chí đồng đội, đặc biệt là đối với các cụ già neo đơn, các em tàn tật, hầu hết những người này đến đồng chí chữa bệnh, còn cho cơm cho tiền thêm chứ không lấy đồng nào. Đây là điều rất đáng quý”

Làm những việc thiện nguyện, giúp đời, giúp người, như lời ông Võ Văn Tâm luôn tâm niệm mình sống sao cho xứng đáng với người lính cụ Hồđể kết thúc bài viết này: “Noi theo tấm gương của Bác Hồ, đối với tôi là một người thương binh tàn nhưng không phế. Nhưng quãng đời còn lại, tôi mong sao có sức khỏe, trong chiến tranh thì có sự chết chóc, tôi như người chết đi sống lại, nhưng nguyện vọng người lính, định hướng lương tâm của mình là làm sao có sức khỏe để giúp ích phần nào công sức đóng góp cho xã hội”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...