Thượng tướng Đinh Đức Thiện và ’con đường tiếp lửa’ cho miền Nam

2023-10-18 08:40:00 0 Bình luận
Khi tôi đến ngôi nhà lưu giữ nhiều kỷ niệm vị tướng thiết kế ra “con đường tiếp lửa”, dường như hơi ấm của người quá cố còn vảng vất đâu đây.

Khi tôi đến ngôi nhà lưu giữ nhiều kỷ niệm vị tướng thiết kế ra “con đường tiếp lửa”, vị tướng ghi nhiều dấu ấn Tổng cục Hậu cần ở phố Trần Phú- Hà Nội, bước vào căn phòng thờ 3 anh em ông là hai Ủy viên Bộ Chính trị, một Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, thì dường như hơi ấm của người quá cố còn vảng vất đâu đây. Tôi cầm lên cuốn Lịch sử Tổng cục Hậu cần, mở một trang có đọan viết: “Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hậu cần cho Quân đội”. 


Từ trái sang: Phó Tư lệnh Trần Văn Trà, đại diện Bộ Chính trị tại Mặt trận Lê Đức Thọ, Tư lệnh Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư lệnh Đinh Đức Thiện trong Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh (Lộc Ninh, tháng 4/1975). Ảnh tư liệu. 

...Từ đó đến nay, trải qua các cuộc chiếntranh vệ quốc của dân tộc, đi cùng với các chiến thắng lẫy lừng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tổng cục Hậu cần đã đóng góp một phần to lớn vào thắng lợi chung của Quân đội. Nhiều cán bộ, chiến sỹ của ngành Hậu cần được tuyên dương công trạng. Trong đó phải kể đến Thượng tướng Đinh Đức Thiện.

Trong kháng chiến chống Pháp với cương vị Cục trưởng Cục Vận tải, ông tham gia các chiến dịch: Biên giới, Hòa Bình, Trung Du, Thượng Lào, Tây Bắc, Đường 18, Hà Nam Ninh và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mỹ với cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, rồi sau đó là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là một trong những cán bộ kiến trúc con đường mang tên Bác- đường mòn Hồ Chí Minh và cũng là kiến trúc sư của tuyến xăng dầu xuyên Việt thời đó.  

Khi đất nước yêu cầu, ông được Đảng và Nhà nước điều động đến các mũi nhọn của nền kinh tế. Xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên ông ra làm Tổng chỉ huy, bạt núi băng rừng để làm ra gang thép. Khi đất nước cần dầu khí ông lại là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho ngành dầu khí Việt Nam.

Mọi người tôn danh ông là một vị Tướng Hậu cần. Cán bộ chiến sỹ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi ông bằng cái tên thân thương trìu mến: Ông Thiện!

Nhớ lại những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cuối năm 1949, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Cục Vận tải để chuẩn bị các chiến dịch lớn. Năm đó ông mới 36 tuổi đang là ủy viên Thường vụ Liên Khu ủy Việt Bắc được Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng cử làm Cục trưởng.Nhận nhiệm vụ chưa được bao lâu, lại là đơn vị đầu tiên mới thành lập trong quân đội thì chiến dịch Biên giới được mở ra, lại là chiến dịch đánh vận động lớn đầu tiên của Quân đội, sử dụng nhiều đơn vị chủ lực. Nhiệm vụ của Cục vận tải phải vận chuyển khối lượng lớn vật chất để bảo đảm cho bộ đội trong chiến dịch đánh thắng.

Kết thúc chiến dịch, ta thu được 60 xe của địch, phần lớn là xe vận tải và còn dùng được. Đinh ĐứcThiện đã tranh thủ thời cơ, xin phép Trần Đăng Ninh- Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp đưa các xe chiến lợi phẩm kết hợp với 10 xe GMC do nước bạn viện trợ, thành lập 2 đại đội xe: C 200 và C 201, trực thuộc Cục Vận tải. Đó là những đơn vị vận tải cơ giới đầu tiên của quân đội và của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

 

Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Tà Thiết-Lộc Ninh, trong đó Trung tướng Lê Đức Anh là Phó Tư lệnh cùng với các đồng chí Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Đinh Đức Thiện và Trung tướng Lê Trọng Tấn (1975). Ảnh tư liệu.

Đầu tháng 4-1951, 2 đại đội này đã có vinh dự được Bác Hồ tới thăm, tại Cây số 8, thị xã Cao Bằng. Tại đây Người đã dặn dò: “Phải yêu xe như con, quý xăng như máu”. Tiếp theo là các Chiến dịch Trung Du, Đường 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ, do quy mô to lớn, nên công tác vận tải ở hậu phương do Tổng cục Cung cấp trực tiếp phụ trách, còn gần như toàn bộ cán bộ chủ chốt của Cục Vận tải được tung ra mặt trận. Đinh Đức Thiện phụ trách công tác vận tải trên một đoạn đường từ Sơn La, qua Tuần Giáo vào các kho mặt trận. 

Đinh Đức Thiện đã góp phần rất quan trọng để giải quyết những khó khăn trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Lúc đó, có một hôm thấy trên biểu đồ, lương thực tụt xuống gần con số không! Trung ương Đảng, cả Bác Hồ, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng rất lo. Nguyễn Chí Thanh phải đi Thanh Hóa để huy động. Đinh Đức Thiện được phân công phụ trách một tuyến vận tải của mặt trận, lo việc chuyển gấp gạo từ các Liên Khu III, IV lên trong những giờ phút khó khăn và khẩn cấp. Và ông đã tổ chức vận tải cả ban ngày, bất chấp máy bay địch bắn phá.

Đinh Đức Thiện đã mạnh dạn phát triển vận tải cơ giới. Từ hai đại đội xe khi kết thúc Chiến dịch Biên giới, chỉ mấy tháng sau, có thêm xe viện trợ, Đinh Đức Thiện đã tổ chứcra Trung đoàn 151 với 6 đại đội xe. Đến chiến dịch Điện Biên Phủ ta có trên 600 xe vận tải. 

Đinh Đức Thiện đã rất quan tâm đến công tác bảo đảm kĩ thuật.Ông chỉ đạo thu thập tất cả những trạm, xưởng sửa chữa, các máy công cụ, máy chuyên dùng, dụng cụ cơ khí… của quân Pháp trong các đồn, bốt, căn cứ bị ta tiêu diệt đem về tổ chức ra hai xưởng sửa chữa xe của Cục Vận tải: xưởng Tiền phong và xưởng Chiến thắng, và một số trạm sửa chữa ở Trung đoàn xe và các đơn vị pháo. 

Ông chăm lo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, không những chỉ về mặt chính trị, tư tưởng mà cả về mặt kĩ thuật, nghiệp vụ, là những nội dung còn rất mới mẻ trong thời kì đó. Đội ngũ cán bộ đông đảo của Cục Vận tải thời kì chống Pháp, đã trở thành cốt cán để xây dựng không những ngành vận tải, mà cả ngành xe máy, ngành xăng dầu, trong thời bình và nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này.

Đinh Đức Thiện, một đảng viên cộng sản kiên cường, đã mưu trí đấu tranh với địch trong nhà tù đế quốc. Hai lần bị địch bắt giam ở nhà tù Nam Định, một lần ở nhà tù Hỏa Lò.Năm 1930 là học sinh đã bị bắt vì hoạt động cộng sản. Vì thiếu chứng cứ, và không chịu thừa nhận tội trạng, nên địch phải thả ông ra. Sau đó, ông bắt liên lạc được với Đảng và tiếp tục hoạt động. Lần này bị bắt, bị tra tấn, ông cương quyết phủ nhận những lời buộc tội của địch. Bọn lính kín đưa ra bằng cớ về một lời khai của một đồng chí đối với ông. Ông yêu cầu được đối chất. Địch buộc phải đưa người này đến gặp. Thì ra đồng chí cùng trong chi bộ. Hai gia đình ở gần nhau. Vừa trông thấy người kia ông nói ngay: “thằng này khai bậy cho tôi là đúng thôi, vợ nó đem đồ dơ xuống giặt giũ ở ao nhà tôi, tôi đã chửi cho một trận, nó căm thù tôi”. Nói xong với bộ mặt hầm hầm, ông xông lại đánh đồng chí kia túi bụi. Ông đóng kịch như thật, bọn lính kín thấy không ổn, nhẩy vào can thiệp và đưa anh kia trở lại xà lim. Ông nói với bọn lính kín: “Tôi thường bệnh và đau tim nặng, biết mình sức khỏe như thế không chịu được gian khổ, đòn tra tấn nên không dám tham gia cách mạng. Khi các ông khám xét nhà tôi thì thuốc tây, thuốc bắc đều ở trong ngăn tủ. Các ông tra khảo chắc tôi phải chết thôi. Tôi đâu có biết gì mà khai”.Không buộc tội được, buộc địch phải thả. 

Trong công tác ông là người năng động và sáng tạo, có tinh thần cách mạng tiến công. Nhiệm vụ dù khó khăn đến đâu, ông cũng suy nghĩ, tìm mọi biện pháp để khắc phục. Ông là một cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 

 Đinh Đức Thiện là người cương trực, thẳng thắn nói lên những điều suy nghĩ của mình khi thấy là đúng cũng như trong phê bình các sai lầm, khuyết điểm.Ông là người có bản lĩnh, sống giản dị, trong sáng.

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng địnhtrong buổi hội thảo về Đinh Đức Thiện:“Đồng chí Đinh Đức Thiện là tấm gương của một cán bộ trung kiên, vừa có đức vừa có tài, có bản lĩnh, cương trực bảo vệ chân lí, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chung, đoàn kết và yêu thương đồng chí, ăn ở thủy chung”.

Năm 1965, do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đinh Đức Thiện lại được điều động trở lại quân đội, làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, tham gia Quân ủy Trung ương. Trở lại quân đội, trong tình hình mới, ông đã suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ ngành Hậu cần trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vừa để giải phóng miền Nam, vừa để bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tớithống nhất đất nước.

Phân tích tình hình và điều kiện thực tế, ông rút ra những điểm cơ bản của công tác hậu cần trong hai cuộc chiến tranh. Tìm ra điểm giống và khác nhau trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Từ đó đề ra kế hoạch hậu cần đúng đắn và thực hiện thắng lợi. 

Ông trao đổi những nhận định đó với Đảng ủy và thủ trưởng Tổng cục Hậu cần, thống nhất nhận thức về nhiệm vụ hậu cần trong kháng chiến chống Mĩ, những quan điểm và tính chất của công tác hậu cần, những mối quan hệ trong nội bộ ngành Hậu cần, giữa Hậu cần và các ngành trong và ngoài quân đội. Đó là những vấn đề cơ bản về xây dựng và tiến hành công tác hậu cần trong suốt cuộc kháng chiến chống Mĩ. 

Trong khi quan tâm đẩy mạnh xây dựnghậu cần quân đội, ông cũng rất chăm lo chỉ đạo quân đội tham gia xây dựng và củng cố hậu phương đất nước, cùng các địa phương giữ vững giao thông vận tải, bảo đảm cho chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc, cứu trợ nhân dân vùng tuyến lửa miền Trung và vùng mới giải phóng.


Đồng chí Đinh Đức Thiện tên thật là Phan Đình Dinh, sinh năm 1913 tại xã Nam Vân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ( nay là xã Nam Vân, T.P Nam Định). Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, cha mất sớm, mẹ tần tảo nuôi 8 người con, trong hoàn cảnh kinh tế hết sức chật vật.

Tham gia hoạt động từ năm 1930, bị bắt giam ở Nam Định. Năm 1931 ra tù, vào SàiGòn làm công nhân và tiếp tục hoạt động cách mạng.   

Tháng 4 năm 1940, Đinh Đức Thiện bị bắt giam lần thứ hai ở nhà tù Nam Định, sau đưa về nhà lao Hỏa Lò (Hà Nội). Năm 1943, được ra tù.

Năm 1944, Đinh Đức Thiện được Xứ ủy điều động lên Vĩnh Yên, tham gia Ban Cán sự Đảng của tỉnh, rồi được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Yên.  

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông đượcđược điều về làm Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cách mạng tỉnh Bắc Giang. Kháng chiến chống Pháp, được cử làm Ủy viên Khu ủy Khu 12, Ủy viên Thường vụ Khu ủy 1, rồi Ủy viên Thường vụ Liên Khu ủy Việt Bắc, phụ trách công tác kinh tế.

Cuối năm 1949, Trung ương Đảng điều vào quân đội và cử làm Cục trưởng, Bí thư Đảng ủy Cục Vận tải.

Kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông được cử làm Phó Chủ nhiệm kiêm Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần.

Tháng 6 năm 1959, được điều ra làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, kiêm Chỉ huy trưởng và Bí thư Đảng ủy Công trường xây dựng Khu gang thép Thái Nguyên và Giámđốc Công ty gang thép Thái Nguyên.
     
Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Đầu năm 1965, Trung ương Đảng lại điều Đinh Đức Thiện trở về quân đội, giữ chức Chủ nhiệm, Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, tham gia Quân ủy Trung ương, và được phân công trực tiếp chỉ đạo công tác chi viện cho các chiến trường miền Nam và hai nước bạn Lào và Campuchia. 

Giữa năm 1969, Bộ Cơ khí - Luyện kim được thành lập, Đinh Đức Thiện được điều động ra làm Bộ trưởng. Nhưng đến cuối năm, do yêu cầu chỉ đạo công tác chi viện chiến trường, và tuyến vận tải chiến lược, ông lại một lần nữa được điều động trở lại quân đội, tiếp tục làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Bộ trưởng Bộ Cơ khí - Luyện kim.

Tháng 4-1974, khi thành lập Tổng cục Kĩ thuật, Đinh Đức Thiện được cử kiêm chức Chủ nhiệm, Bí thư Tổng cục Kĩ thuật… Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ông là thành viên bộ phận đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo Chiến dịch Tây Nguyên, rồi được cử làm Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh.

 Sau khi kết thúc chiến tranh chống Mĩ, ông được Trung ương Đảng điều ra ngoài quân đội, phụ trách kinh tế, và lần lượt giao các nhiệm vụ: Ủy viên Ban Đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ tại miền Nam, Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (1975), Bộ trưởng phụ trách Tổng cục Dầu khí (1976), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (1980). 

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) và lần thứ V (1982), Đinh Đức Thiệnđược bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đến năm 1982, ông lại được điều trở lại Quân đội làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách hậu cần, kĩ thuật và công nghiệp quốc phòng.

Cuốn tộc phả tại nhà từ đường họ Phan ở thôn Địch Lễ, xã Nam Vân, thành phố Nam Định có ghi: Dòng họ Phan trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có 40 con em nhập ngũ, trong đó có 28 người hy sinh được truy tặng liệt sỹ, 6 thương binh, một gia đình có công với nước và 40 gia đình có bằng gia đình vẻ vang. Đến nay sang đời thứ 8 số con cháu càng đông cũng ở phân tán nhiều nơi. Phát huy truyền thống tổ tiên, nhiều người phấn đấu học tập lên trình độ cao cấp, góp phần vào nhiệm vụ xây dựng đất nước.

Đinh Đức Thiện có ba người con (một trai, hai gái). Con trai Phan Đình Đức-  Nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phầnphân đạm và hóa chất dầu khí.

Con gái Phan Thu Lương- Nguyên Phó Tổng giám đốc công ty đèn hình Hanel.  

Con gái thứ ba Phan Thị Hòa-Trưởng ban kiểm soát tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Các con ông đều nối nghiệp cha phấn đấu cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ảnh: Thượng tướng Đinh Đức Thiện (1914 – 1986).

Với 74 tuổi đời, 57 năm hoạt động cách mạng, Thượng tướng Đinh Đức Thiện đã đóng góp nhiều công lao cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Người chiến sỹ cách mạng trung kiên.Một vị tướng hậu cần gắn bó với chiến trường, bình dị, gần gũi với bộ đội. Một tấm gương kiên trung tài đức, bất khuất sáng tạo, dám nghĩ dám làm vì chiến thắng, vì người chiến sỹ.Người lãnh đạo hậu cần xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Người góp phần chỉ đạo làm ra gang thép cho đất nước; một trong những người đặt nền móng cho ngành dầu khí nước ta. 

Ghi nhận cống hiến của ông, Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ Giải phóng, Huân chương Quân kỳ Quyết thắng.

Và trong lòng đồng bào, đồng chí, tại xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh có một đường phố nhỏ mang tên Đinh Đức Thiện.


Ngày 20-1-1997, tưởng nhớ 10 năm ngày mất của Đinh Đức Thiện , các Ban Liên lạc Cựu chiến binh ngành Hậu cần ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm ở hai thành phố. Trong hai buổi sinh hoạt khoa học này, đã có nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân đội, nhiều nhà cách mạng lão thành, nhiều nhà khoa học lịch sử và đông đảo cán bộ đã có thời kì cùng công tác với Đinh Đức Thiện đến tham dự và phát biểu ý kiến.

Sinh thời đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ông: “Anh Đinh Đức Thiện là người trung kiên của Đảng, giác ngộ sớm, hoàn thành mọi nhiệm vụ dù khó khăn gian khổ, khi bị địch bắt cũng như khi hoạt động; một người chiến sĩ cộng sản gương mẫu; một cán bộ có đức có tài”.

Hình ảnh thượng tướng Đinh Đức Thiện xông xáo, táo bạo, gần gũi thân thương. Đối với Đảng hết lòng trung thành, đối với quân đội tận tâm phục vụ, đối với nhân dân thì kính trọng tin dân và lo cho dân.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Người thực hiện xuất sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”

Tạp chí điện tử Hòa Nhập xin giới thiệu bạn đọc công trình nghiên cứu sâu sắc của Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu về tư tưởng “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc thực hiện xuất sắc tư tưởng này. Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết đến quý độc giả.
2024-12-07 23:26:54

CANDVT – K74 Thanh Trì tổ chức Kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (06/12/1974 - 06/12/2024)

Sáng ngày 06/12/2024, tại Hội trường HTX Dịch vụ Nông nghiệp Khuyến Lương, số 24 đường Khuyến Lương, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Hội K74 Thanh Trì (thuộc Lực lượng CANDVT, nay là Bộ đội Biên phòng) đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ (06/12/1974–06/12/2024).
2024-12-07 19:21:21

Những dấu ấn đáng nhớ tại Caravan Group Quản trị và Khởi nghiệp

Chương trình Team building là một trong những hoạt động chính của các lớp CEO SG10 - Group Quản trị và Khởi nghiệp với mục tiêu tăng tính giao lưu kết nối, hiểu nhau hơn, gần nhau hơn giữa các thành viên.
2024-12-07 12:33:25

Đánh thuế bất động sản thứ 2: Liệu có gây “đóng băng” thị trường bất động sản?

Ngày 6/12, liên quan đến việc đánh thuế bất động, Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu giải pháp thu thuế đối với nhà nói chung và thuế đối với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất ra quy định này trong thời điểm hiện tại có thực sự phù hợp, hay có khả năng sẽ dẫn đến việc “đóng băng” thị trường bất động sản.
2024-12-07 07:58:01

Quảng Ninh: Khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024

Tối 6/12, tại Cung Thể thao - Khu Liên hợp thể thao tỉnh (phường Đại Yên, TP Hạ Long), đã long trọng diễn ra lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng năm 2024. Đây cũng là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân Việt Nam bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).
2024-12-07 07:14:55

Biến động nhân sự tại Tập đoàn kinh tế: Vàng Lào Cai

Trong cùng một ngày, Công ty cổ phần Vàng Lào Cai nhận được đơn từ nhiệm của ba lãnh đạo, từ chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị đến giám đốc kiêm người đại diện pháp luật.
2024-12-07 00:03:45
Đang tải...