Thượng tướng, Viện sỹ Nguyễn Huy Hiệu: Nghệ thuật quân sự Việt Nam là thế trận lòng dân - Việt Nam sẽ chiến thắng mọi kẻ thù

2023-03-21 14:09:06 0 Bình luận
Tướng Hiệu nói: Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.

Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

- Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước?

 

Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.

Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.

Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm. Nên quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo không chỉ là ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà đã trở thành suy nghĩ của từng hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu thu nhập) đã giảm mạnh. Cần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nên ban hành chuẩn nghèo đa chiều xác định theo 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, …. thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Trong giai đoạn tới, để duy trì được các kết quả về giảm nghèo và kiềm chế sự gia tăng của bất bình đẳng, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục củng cố bốn trụ cột chính, gồm: Tạo việc làm có năng suất nhằm tăng thu nhập bền vững cho mọi người lao động; mở rộng diện bao phủ hướng tới phổ cập hóa các dịch vụ xã hội cơ bản; củng cố hệ thống an sinh xã hội cho các nhóm yếu thế để đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau; lấy sự khác biệt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và địa lý giữa các nhóm dân tộc thiểu số làm trọng tâm để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả.

Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Cần công khai, minh bạch các cơ chế chính sách, đẩy mạnh cải cách hành chính; chú trọng kiểm tra, giám sát những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, đồng thời xử lý nghiêm sai phạm. Tôi nghĩ nếu không có biện pháp mạnh mẽ, thì sau dịch covid-19 không chỉ trong năm 2023 mà thậm chí sang những năm tiếp theo nền kinh tế chúng ta vẫn khó khăn.

- Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.

Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?

Đúng vậy, tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…; tháo gỡ những khó khăn, kịp thời hỗ trợ cho ngư dân đảm bảo đời sống, tạo động lực khuyến khích ngư dân an tâm sản xuất, bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hỗ trợ ngư dân sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải

Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn. Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền. Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ. Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.

- “Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ"

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?

Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.

Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác. Tham mưu chính sách hỗ trợ trực tiếp ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá khai thác xa bờ 

Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.

Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.

- Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam? 

Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch.

Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán, ký Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh.

Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.

Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.

Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội - Điện biên phủ trên không”.

Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.

Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới chưa có…

- Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?

Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe.

Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.

Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.

Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư, mua sắm mới kết hợp với nghiên cứu, chế tạo sản xuất trong nước. Việc đối phó với các cuộc chiến tranh hiện đại là sự đấu tranh toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Tiếp tiếp tục nghiên cứu nghệ thuật quân sự Việt Nam, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước và bổ sung, phát triển phù hợp trong tình hình hiện nay. Nghiên cứu, phát triển nghệ thuật tác chiến trong thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân đối với từng lực lượng và phối hợp, hiệp đồng tác chiến các quân, binh chủng, các lực lượng trên cả đất liền, biển, đảo, quyết tâm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14

MIK GROUP khởi công giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City

Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường BĐS nhà ở khu vực phía Tây.
2024-04-23 10:49:47
Đang tải...