Tiền lẻ đã dần vắng bóng tại đền, chùa trong dịp đầu Xuân
2016-02-06 21:06:16
0 Bình luận
Năm nay là năm thứ tư Ngân hàng Nhà nước không đưa tiền mới từ 5.000 đồng trở xuống ra lưu thông, nhờ thế ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm được 1.500 tỷ đồng từ chi phí in ấn, phát hành… Chính vì vậy, đồng tiền đã trở về với vị trí thực của nó chứ không dành để đi lễ tại các đền chùa, miếu mạo. Ở nhiều địa phương, đổi tiền lẻ đi lễ đã vắng bóng hẳn.
Đi lễ, tâm là chính
Những ngày cuối năm Ất Mùi, chúng tôi đến Đền Bà Chúa Kho tại tỉnh Bắc Ninh và ghi nhận được sự thay đổi đáng kể trong thói quen sử dụng tiền lẻ đi lễ của du khách thập phương cũng như công tác quản lý của Ban quản lý Đền.
Cảnh rải tiền lẻ tại các ban, thả tiền vào cung Bà Chúa đã bớt hẳn. Trên các mâm lễ, tiền mặt cũng không được gắn nhiều như trước mà thay vào đó là một, hai tờ tiền có mệnh giá cao.
Ông Nguyễn Thành Lập, Trưởng Ban Quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho chia sẻ: Do tập quán lâu đời của người Việt Nam khi đi lễ dâng một ít tiền lẻ đặt trên đĩa. Chính vì vậy, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở khách khi về lễ tại đây nên thả tiền vào hòm, bất kể tiền to hay tiền nhỏ để đỡ phản cảm, đồng tiền không bị rơi xuống đất.
Theo Ban quản lý di tích, năm nay Đền đã cấm các hộ đổi tiền lẻ ở khu vực khuôn viên. Trong khuôn viên Đền Bà Chúa Kho, biển thông báo nghiêm cấm đổi tiền lẻ được dựng lên khắp nơi, loa tuyên truyền liên tục phát đi nội dung này.
Chị Nguyễn Tú Linh, một phật tử thường xuyên đi lễ tại Đền Bà Chúa Kho cho biết, trước đây chị cũng bằng mọi cách để đổi được tiền lẻ đi lễ chùa nhưng vài năm một phần do tiền lẻ khan hiếm, một phần do nhà chùa thường xuyên nhắc nhở nên chị Linh chỉ đặt tiền vào những ban chính trong chùa, vừa đỡ mất công đổi tiền lại không mất những chi phí không đáng có.
Tương tự, tại danh thắng Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), dù ra Giêng mới khai hội song tới thời điểm này, công tác bảo đảm an ninh, đặc biệt chấn chỉnh nạn đổi tiền lẻ “bắt chẹt” khách đã được thiết lập.
Lãnh đạo Ban quản lý di tích cho biết, đối với dịch vụ đổi tiền lẻ, ngay từ năm 2015 đã cơ bản được dẹp bỏ. Tới nay, nếu còn cũng chỉ rơi rớt một vài địa điểm “đổi kín” chứ không còn công khai như trước.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng cho biết cũng khó có thể loại trừ trường hợp cố tình vi phạm cam kết đối với những trường hợp này, nếu bị phát hiện, Ban quản lý sẽ lập biên bản, niêm phong toàn bộ số tiền lẻ làm dịch vụ, tới khi nào hết mùa hội mới cho lấy về.
Lượng tiền lẻ về ngân hàng đã giảm
Theo bà Đào Thị Phượng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bắc Ninh, cách đây khoảng 5 năm, lượng tiền lẻ tại các khu di tích lịch sử, đền chùa trên địa bàn tỉnh rất lớn. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, hiện tượng này đã giảm hẳn, đặc biệt năm 2015 đã giảm rất nhiều so với các năm trước.
"Qua nắm bắt tại một số ngân hàng làm việc trực tiếp với Ban quản lý di tích thì lượng tiền đó vào khu di tích đã giảm hẳn. Tất nhiên một khi đã là phong tục thói quen thì theo tôi cũng phải có quá trình, đến một thời điểm nào đó mới hết được. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các cấp các ngành để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ hơn và đồng thời hỗ trợ với ngành ngân hàng để thực hiện tốt chủ trương này," bà Phượng cho biết.
Theo ông Trương Anh Dũng, Phó giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Ninh, lượng tiền lẻ thu về nhiều nhất là giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. Thời điểm sau này kinh tế suy thoái, cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước hạn chế tiền lẻ, chúng tôi không phát hành tiền mệnh giá nhỏ nên lượng thu vào cũng ít hơn.
Cũng theo ông Dũng, hiện tại lượng tiền lẻ chưa có nhiều do người đi lễ chưa đông, phải đến đầu Xuân trở ra, khi nhân dân đi lễ nhiều mới có nhiều tiền lẻ được thu về./.
Những ngày cuối năm Ất Mùi, chúng tôi đến Đền Bà Chúa Kho tại tỉnh Bắc Ninh và ghi nhận được sự thay đổi đáng kể trong thói quen sử dụng tiền lẻ đi lễ của du khách thập phương cũng như công tác quản lý của Ban quản lý Đền.
Cảnh rải tiền lẻ tại các ban, thả tiền vào cung Bà Chúa đã bớt hẳn. Trên các mâm lễ, tiền mặt cũng không được gắn nhiều như trước mà thay vào đó là một, hai tờ tiền có mệnh giá cao.
Ông Nguyễn Thành Lập, Trưởng Ban Quản lý di tích Đền Bà Chúa Kho chia sẻ: Do tập quán lâu đời của người Việt Nam khi đi lễ dâng một ít tiền lẻ đặt trên đĩa. Chính vì vậy, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở khách khi về lễ tại đây nên thả tiền vào hòm, bất kể tiền to hay tiền nhỏ để đỡ phản cảm, đồng tiền không bị rơi xuống đất.
Theo Ban quản lý di tích, năm nay Đền đã cấm các hộ đổi tiền lẻ ở khu vực khuôn viên. Trong khuôn viên Đền Bà Chúa Kho, biển thông báo nghiêm cấm đổi tiền lẻ được dựng lên khắp nơi, loa tuyên truyền liên tục phát đi nội dung này.
Chị Nguyễn Tú Linh, một phật tử thường xuyên đi lễ tại Đền Bà Chúa Kho cho biết, trước đây chị cũng bằng mọi cách để đổi được tiền lẻ đi lễ chùa nhưng vài năm một phần do tiền lẻ khan hiếm, một phần do nhà chùa thường xuyên nhắc nhở nên chị Linh chỉ đặt tiền vào những ban chính trong chùa, vừa đỡ mất công đổi tiền lại không mất những chi phí không đáng có.
Tương tự, tại danh thắng Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), dù ra Giêng mới khai hội song tới thời điểm này, công tác bảo đảm an ninh, đặc biệt chấn chỉnh nạn đổi tiền lẻ “bắt chẹt” khách đã được thiết lập.
Lãnh đạo Ban quản lý di tích cho biết, đối với dịch vụ đổi tiền lẻ, ngay từ năm 2015 đã cơ bản được dẹp bỏ. Tới nay, nếu còn cũng chỉ rơi rớt một vài địa điểm “đổi kín” chứ không còn công khai như trước.
Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cũng cho biết cũng khó có thể loại trừ trường hợp cố tình vi phạm cam kết đối với những trường hợp này, nếu bị phát hiện, Ban quản lý sẽ lập biên bản, niêm phong toàn bộ số tiền lẻ làm dịch vụ, tới khi nào hết mùa hội mới cho lấy về.
Lượng tiền lẻ về ngân hàng đã giảm
Theo bà Đào Thị Phượng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bắc Ninh, cách đây khoảng 5 năm, lượng tiền lẻ tại các khu di tích lịch sử, đền chùa trên địa bàn tỉnh rất lớn. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, hiện tượng này đã giảm hẳn, đặc biệt năm 2015 đã giảm rất nhiều so với các năm trước.
"Qua nắm bắt tại một số ngân hàng làm việc trực tiếp với Ban quản lý di tích thì lượng tiền đó vào khu di tích đã giảm hẳn. Tất nhiên một khi đã là phong tục thói quen thì theo tôi cũng phải có quá trình, đến một thời điểm nào đó mới hết được. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các cấp các ngành để tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ hơn và đồng thời hỗ trợ với ngành ngân hàng để thực hiện tốt chủ trương này," bà Phượng cho biết.
Theo ông Trương Anh Dũng, Phó giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Ninh, lượng tiền lẻ thu về nhiều nhất là giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. Thời điểm sau này kinh tế suy thoái, cùng với sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước hạn chế tiền lẻ, chúng tôi không phát hành tiền mệnh giá nhỏ nên lượng thu vào cũng ít hơn.
Cũng theo ông Dũng, hiện tại lượng tiền lẻ chưa có nhiều do người đi lễ chưa đông, phải đến đầu Xuân trở ra, khi nhân dân đi lễ nhiều mới có nhiều tiền lẻ được thu về./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Vietnamplus
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa XIII
Tạp chí điện tử Hòa Nhập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII.
2025-07-19 17:16:27
Mâu thuẫn pháp lý đang cản trở mục tiêu xây dựng xanh tại Việt Nam
Việt Nam đã đưa ra nhiều quy định pháp lý bắt buộc về hiệu quả năng lượng trong hoạt động xây dựng, phù hợp với định hướng phát triển bền vững và cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay đang tồn tại nghịch lý: luật yêu cầu bắt buộc, nhưng lại thiếu cơ chế chi trả cho những yêu cầu đó trong thực tiễn thiết kế và xây dựng. Điều này đang tạo ra khoảng trống lớn trong thực thi, ảnh hưởng tới cả khu vực đầu tư công và tư.
2025-07-18 15:40:22
Đại diện lãnh đạo TP.Hải Phòng thăm, tặng quà người có công tại phường An Hải
Sáng 18/7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hải Phòng Lê Anh Quân đến thăm, tặng quà ông Phạm Thanh Vân, người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày (hiện cư trú tại tổ dân phố Vân Tra, phường An Hải) nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh, liệt sĩ Việt Nam (27/7).
2025-07-18 14:35:17
Tổng Bí thư: Xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới
Tổng Bí thư yêu cầu xác định cho được mục tiêu tổng quát và các đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tới: phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
2025-07-18 13:05:00
Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill
Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08
Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập
80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05