Tín dụng ngân hàng và bảo hiểm nông nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu

2023-10-25 08:22:05 0 Bình luận
Để triển khai những hợp tác trong Đề án thí điểm xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 - 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Agribank và tỉnh An Giang đã có những bước đi đầu tiên trong việc thí điểm thúc đẩy tín dụng ngân hàng và bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi liên kết trong vùng nguyên liệu lúa gạo và trái cây khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thông tin từ Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, triển khai giai đoạn 1 của Đề án xây dựng 5 vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn giai đoạn 2022 - 2025, các địa phương đã xây dựng được nhiều vùng nguyên liệu lớn ở khắp cả nước với tổng diện tích khoảng 166.800ha, bao gồm: cây ăn quả, cà phê, lúa gạo, gỗ rừng trồng theo chứng chỉ bền vững. Các vùng nguyên liệu này đang thu hút hàng nghìn doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và hàng triệu hộ dân tham gia. Vì thế, nhu cầu vốn đầu tư sẽ rất lớn, cần có sự tiếp sức từ ngân sách Trung ương và địa phương phân bổ cho đề án này theo tính toán khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Hơn 1.400 tỷ đồng còn lại phải nhờ vào vốn đối ứng của doanh nghiệp, HTX khoảng 572,2 tỷ đồng và vốn vay của hệ thống tổ chức tín dụng khoảng 552,3 tỷ đồng. Do vậy, từ nay đến cuối năm, nhu cầu vốn để hoàn thiện các mô hình chuỗi liên kết vùng nguyên liệu ở các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Tây Nguyên sẽ rất cao. “Các doanh nghiệp liên kết sẽ cần hàng trăm tỷ đồng vốn tín dụng để vận hành các chuỗi sản xuất bao tiêu sản phẩm cây ăn trái, lúa gạo, cà phê”, ông Thịnh cho biết.

123 máy nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời tặng các HTX ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Ảnh Trọng Triết

Riêng ngành hàng lúa gạo ở các tỉnh ĐBSCL, Giám đốc vùng An Giang của Công ty Cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời, Võ Văn Vang, hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng cho việc xây dựng các cánh đồng liên kết rất lớn. Đơn cử đối với ngành lúa gạo, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết khoảng 20 - 25 triệu đồng/ha để ứng trước vật tư đầu vào cho nông dân, HTX; và khoảng 15 triệu đồng/ha để thanh toán khi mua lúa hàng hóa. “Nếu tính chung cả khu vực ĐBSCL, mỗi vụ lúa nông dân và các HTX cần vay khoảng 30 - 40 nghìn tỷ đồng, các doanh nghiệp cần khoảng 60 -80 nghìn tỷ để bao vật tư đầu vào và thanh toán khi vào vụ mua lúa”, ông Vang ước tính.

 

Theo Giám đốc Agribank khu vực miền Tây Nam bộ, Bùi Thanh Quang cho biết, từ tháng 5/2023, ngân hàng này đã ký kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đồng hành tài trợ vốn tín dụng đối với những dự án phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025. Mới đây, ngân hàng cũng đã cam kết tăng cường tài trợ vốn cho Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Vì thế, hệ thống các chi nhánh Agribank tại các vựa lúa, vựa trái cây trọng điểm tại các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long… hiện nay đều đầu tư tỷ trọng lớn cho các liên kết vùng nguyên liệu. Tính chung toàn vùng, đến cuối tháng 8 năm 2023, chỉ riêng Agribank đã cho vay khoảng 58.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lúa gạo và khoảng hơn 8.000 tỷ đồng cho lĩnh vực cây ăn trái. Trong số này, chiếm tỷ trọng lớn là các hợp đồng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân có tham gia vào các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu khép kín.

Cơ giới hóa đồng ruộng. Ảnh Trọng Triết

Riêng về lĩnh vực bảo hiểm nông nghiệp, trên cơ sở tài trợ nguồn tín dụng lớn cho các vùng nguyên liệu nông sản, Agribank và Công ty Cổ phần Bảo hiểm Agribank (ABIC) tiếp tục triển khai rộng rãi các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp nhằm bảo vệ tài sản, quyền lợi và giảm thêm rủi ro cho các chuỗi liên kết vùng nguyên liệu. Dữ liệu thống kê của ABIC, đến cuối tháng 6 năm 2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp của đơn vị này đạt 865,7 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng so với mức 355,3 triệu đồng vào cuối quý I/2023.

Hiện nay, ABIC đã cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến gần 3 triệu khách hàng là cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ của Agribank. Trong đó, riêng sản phẩm bảo hiểm lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã có khoảng 52 sản phẩm bảo hiểm được phân phối ở các khu vực nuôi, trồng trọng điểm trên cả nước.

Theo lãnh đạo Agribank cho biết, trong các mô hình bảo hiểm phi nhân thọ thì ABIC hoạt động khá hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, sản phẩm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, góp phần cho ngân hàng giảm rủi ro khi người vay vốn gặp rủi ro. Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào những điều kiện khách quan nên việc có những sản phẩm “bảo an tín dụng” là cần thiết, việc tham gia bảo hiểm này mang lại lợi ích đôi bên ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, cá nhân và tổ chức khi vay vốn ngân hàng nên mua các sản phẩm của ABIC để hạn chế những rủi ro, tổn thất ngoài ý muốn.

Theo Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 57/2018/NĐ-CP (về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn), ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/ha đối với chi phí đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng nguyên liệu nhưng không quá 15 tỷ đồng/dự án.

Ngoài ra, ngân sách Nhà nước cũng hỗ trợ lãi suất vay vốn bằng tiền cho các doanh nghiệp đủ điều kiện với mức hỗ trợ tối đa tương đương 4%/năm lãi suất vay vốn cho các khoản vay đã trả lãi cho ngân hàng thương mại; thời gian hỗ trợ tối đa 5 năm. Mức vốn hỗ trợ cho mỗi dự án tối đa là 25 tỷ đồng và chỉ hỗ trợ đối với các khoản vay không bị quá hạn đối với cả gốc và lãi./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường: Tập đoàn kinh tế đang vươn mình trong kỷ nguyên mới

Đại gia Nguyễn Văn Trường được biết đến với khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, Hồ Núi Cốc, Chùa Tam Chúc… lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng Xuân Trường cũng là nhà thầu có tiếng khi liên tục trúng các dự án lớn.
2025-07-12 16:53:00

Hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ

Vietnam’s Autism Projects (VAPs) là mô hình kinh tế đầu tiên đưa người tự kỷ vào môi trường lao động ổn định, với kỳ vọng người tự kỷ cũng được lao động, cống hiến trong một môi trường làm việc phù hợp. Trong buổi trò chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Đức Trung - người sáng lập và điều hành VAPs đã có nhiều chia sẻ về những kỷ niệm trên hành trình xóa mờ định kiến về người tự kỷ của một dự án tiên phong tại Việt Nam.
2025-07-11 11:30:00

SHB ra mắt máy CRM - “điểm chạm” giao dịch mới cho khách hàng

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
2025-07-11 10:24:38

Phường Định Công ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

Ngày 9/7/2025, phường Định Công đã huy động hơn 70 công an, dân quân tự vệ, an ninh cơ sở, công chức phường cùng các trang, thiết bị ra quân xử lý vi phạm về trật tự xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp, san lấp ao hồ trên địa bàn.
2025-07-11 10:19:10

Hà Nội yêu cầu kiểm tra vi phạm đất đai tại 6 xã, phường theo đề nghị của công an

UBND TP Hà Nội yêu cầu 6 xã, phường gồm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Định Công, Thanh Liệt, Đại Thanh, An Khánh, Kim Anh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý dứt điểm đối với các vi phạm trong công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn sau báo cáo của Công an Hà Nội.
2025-07-11 09:05:00

Thủ tướng yêu cầu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho thân nhân và gia đình liệt sĩ trước ngày 27/7

Trong phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/10, trong đó với thân nhân liệt sĩ và gia đình liệt sĩ phải rà soát xong trước Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.
2025-07-11 08:14:35
Đang tải...