Tin tức miền Tây 14/6: Hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 vào ngày 30/10

2023-06-14 17:00:00 0 Bình luận

Dự kiến hợp long nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 vào ngày 30/10

Theo thesaigontimes.vn, Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản thông báo kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm tại buổi kiểm tra cuối tháng 5, tại dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Cầu Mỹ Thuận 2 phía bờ Vĩnh Long đang được thi công. Ảnh: Trung Chánh

Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Duy Lâm nhận định, việc triển khai dự án cầu Mỹ Thuận 2 đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và tiến độ đề ra. Tuy nhiên, việc triển khai thi công phần đường dẫn phía bờ tỉnh Vĩnh Long chưa đạt yêu cầu, các đơn vị chưa tập trung thi công hệ thống an toàn giao thông đối với các đoạn tuyến đã hoàn thành.

Để đảm bảo đưa dự án vào khai thác trước ngày 31/12, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư) chỉ đạo Công ty TNHH Tập đoàn Định An tập trung, thi công dứt điểm, hoàn thiện thảm bê tông nhựa toàn bộ cầu dẫn, đường dẫn trong tháng 6/2023. Việc hợp long nhịp chính dự kiến thực hiện vào ngày 30/10 tới nên thời gian để thi công hoàn chỉnh các hạng mục còn lại là không nhiều.

Ban Quản lý dự án 7 cho biết, hiện nay tiến độ dự án vẫn đáp ứng theo yêu cầu đề ra. Tính đến nay, tổng giá trị xây lắp của dự án là gần 2.641 tỉ đồng đạt 79,2% giá trị hợp đồng. Theo Ban Quản lý dự án 7, dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu được chia thành năm gói thầu xây lắp. Trong đó, các gói thầu XL.01, XL.02, XL.03A đã hoàn thành.

Riêng gói thầu XL.03B là thi công thân trụ (từ trụ T14 đến trụ T17) và kết cấu phần trên nhịp chính dây văng, kè gia cố bờ sông, an toàn giao thông đường bộ, hệ thống điện chiếu sáng đã đạt 50,47% tiến độ. Dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2023.

Gói thầu XL.04 thi công cầu dẫn và đường dẫn phía tỉnh Vĩnh Long đã đạt 98,68% tiến độ, dự kiến hoàn thành vào ngày 30/6.

Bến Tre tổ chức tọa đàm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thông tin từ Tạp chí mặt trận, Tỉnh ủy Bến Tre vừa tổ chức tọa đàm “Mạng xã hội - cơ hội, thách thức trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” nhằm thực hiện hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre chủ trì tọa đàm về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ảnh: Báo Nhân Dân

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá về các giải pháp để nâng cao nhận thức cho công dân khi tham gia mạng xã hội; kiên quyết chống lại các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch; tích cực bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên không gian mạng; làm rõ những thuận lợi cũng như những thách thức của mạng xã hội đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng...

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến cho biết, việc phát triển mạng xã hội cần phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng để thực sự có ích và mang lại hiệu quả tốt nhất. Từ đó, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ, tác động xấu từ mạng xã hội đến an ninh, trật tự.

Trong thời gian tới, từng cấp ủy đảng, mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trước hết cần lưu ý và thực hiện tốt việc nâng cao vai trò, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch.

Dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 được bổ sung hơn 121 tỉ

Báo Pháp luật TP HCM thông tin, Ban QLDA Đường thủy (Bộ GTVT) vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh giá trị dự toán các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư dự án Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2 (gọi tắt là dự án).

Đang thi công dự án nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2. Ảnh: T.M

Theo đó, Ban Quản lý các dự án đường thủy quyết định điều chỉnh khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án từ mức hơn 556 tỉ đồng lên hơn 677 tỉ đồng, tăng hơn 121 tỉ đồng.

Tổng giá trị giữ nguyên theo tổng mức đầu tư của Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định 1782/QĐ-BGTVT ngày 14-9-2020 của Bộ GTVT.

Trước đó, UBND tỉnh Tiền Giang đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Ban Quản lý các dự án đường thủy đề nghị sớm bổ sung vốn cho địa phương để triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Dự án Đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2, sẽ tiến hành nạo vét luồng chạy tàu bờ Nam kênh Chợ Gạo (từ Km12+000 đến Km21+850) với tổng chiều dài 9,85 km. Đồng thời, đầu tư công trình bảo vệ bờ Nam kênh Chợ Gạo.

Giai đoạn 2 của dự án này sẽ xây dựng đường dân sinh đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại B (phía bờ Nam kênh Chợ Gạo), với chiều dài 9,72 km, rộng 5 m…

Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn 2 là hơn 1.335 tỉ đồng, được khởi công vào năm 2021 và dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Theo Ban Quản lý các dự án đường thủy, đến nay, tiến độ dự án đã đạt khoảng 80%.

Long An quy hoạch xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị trong tương lai

Theo mekongasean.vn, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ảnh: mekongasean.vn

Theo Quyết định, phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Long An bao gồm phần lãnh thổ tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,8 km2.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam; cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long; kết nối với TP HCM và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 9%/năm; GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%.

Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2.

Tầm nhìn đến năm 2050, Long An là tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có trình độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ.

Đặc biệt, về hạ tầng đường sắt, tỉnh sẽ xây dựng mới hai tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn - Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới - Cần Đước.

Đồng thời, xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ ra cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP HCM.

Kiên Giang cấp mã số nhận diện cho gần 80% cơ sở nuôi tôm nước lợ

TTXVN cho hay, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh hiện có hơn 42.900 cơ sở nuôi tôm nước lợ, với 3 loại hình chính là nuôi tôm công nghiệp, quảng canh - quảng canh cải tiến và tôm - lúa; trong đó, trên 34.650 cơ sở thuộc diện phải đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ao nuôi tôm nước lợ ở Kiên Giang. Ảnh: TTXVN

Đến cuối tháng 5/2023, hơn 27.560 cơ sở nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã được cấp xác nhận mã số này, đạt 79,5% kế hoạch, tỉnh đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 đạt 100% kế hoạch.

Hiện nay, nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển tại hai vùng sinh thái trọng điểm là vùng Tứ giác Long Xuyên, gồm các huyện Giang Thành, Kiên Lương, Hòn Đất và thành phố Hà Tiên, phần lớn là nuôi tôm công nghiệp, với đối tượng chính là tôm thẻ chân trắng.

Vùng U Minh Thượng, gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng chủ yếu phát triển nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến và tôm - lúa, với hai đối tượng chính là tôm sú, tôm càng xanh. Theo đó, trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của tỉnh, nuôi tôm nước lợ chiếm hơn 47% về diện tích và khoảng 33,5% về sản lượng.

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang, các địa phương đang tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục và hoàn chỉnh hồ sơ cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Đơn vị chức năng phân công cán bộ phụ trách đến các địa phương để hướng dẫn chi tiết thủ tục và giải đáp thắc mắc của người dân trong quá trình thực hiện cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Quảng Trọng Thao cho biết, ngành chức năng phối hợp với các địa phương vùng trọng điểm nuôi tôm tăng cường vận động, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người dân đối với đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.
Việc cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu, tăng giá trị kinh tế ngành hàng tôm, góp phần nâng cao thu nhập cho người nuôi tôm. Qua đó, giúp tỉnh đẩy nhanh số hóa vùng nuôi, nắm thông tin chính xác về diện tích, sản lượng dự kiến hàng năm để có những giải pháp chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phù hợp...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...